Về chủ thể chịu trách nhiệm trong cách mạng khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Tự do và trách nhiệm trong cách mạng khoa học - công nghệ (Trang 57)

hiện đại.

2.2. Sự thể hiện của phạm trù trách nhiệm trong cách mạng khoa học - công nghệ công nghệ

2.2.1. Về chủ thể chịu trách nhiệm trong cách mạng khoa học - công nghệ công nghệ

Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã và đang diễn ra, chúng ta không thể phủ nhận được những lợi ích to lớn của khoa học và công nghệ, của những phát minh khoa học cũng như những ứng dụng của nó đối với sự phát triển của con người và xã hội loài người, những thành tựu gây nên cuộc cách mạng trong đời sống nhân loại, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Thực tế ngày càng chứng tỏ khoa học đang ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, góp phần thay đổi hoàn toàn bộ mặt của thế giới và nâng cao rõ rệt chất lượng cuộc sống của con người. Tuy nhiên, cùng với sự bùng nổ của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại thì rất nhiều những nghiên cứu và các hệ quả ứng dụng chúng lại gây ra nhiều tranh cãi liên quan đến việc giải quyết những hậu quả của cuộc cách mạng này gây ra. Ai là người phải giải quyết những hậu quả đó? Hay như cách đặt vấn đề của phạm trù trách nhiệm trong đạo đức học, chủ thể chịu trách nhiệm là ai?

Với câu hỏi này, câu trả lời hiển nhiên là những tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động khoa học và công nghệ, tạo nên cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Cụ thể, đó là những tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và những tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động ứng dụng những nghiên cứu đó vào trong thực tiễn cuộc sống, mà gây nên những hậu quả tiêu cực đối với xã hội. Có nghĩa là ở đây chủ yếu tập

trung vào các hệ quả đạo đức của các nghiên cứu khoa học. Nó liên quan tới các cơ sở, chuẩn mực đạo đức của các nghiên cứu khoa học cũng như việc ứng dụng các thành tựu của sự nghiên cứu ấy. Nó liên quan tới cả các cơ sở, chuẩn mực đạo đức trong nội bộ từng ngành khoa học lẫn tác động về mặt xã hội của các quá trình, các kết quả nghiên cứu khoa học.

Đối với trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân những nhà khoa học tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học, cần phải trả lời câu hỏi: Trong chừng mực nào thì nhà khoa học phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng và truyền bá các kết quả nghiên cứu của mình? Khi đặt ra câu hỏi như vậy thì chắc hẳn sẽ có nhiều người phủ nhận trách nhiệm của các nhà khoa học (như nhà vật lý học, thiên văn học, hóa học, sinh học, địa lý học…) khi các kết quả nghiên cứu của họ được ứng dụng vào trong thực tiễn. Chẳng hạn, trong lĩnh vực vật lý học, sự quan tâm của nhà vật lý học tập trung vào những hiện tượng tự nhiên là nơi không có chỗ cho đạo đức. Tất cả mọi thứ trong thế giới vật lý đều diễn ra như chúng đang diễn ra, ở đây không có mục đích và hành vi. Còn đối với hành vi và mục đích của các nhà vật lý học, thì không gì khác lại là những hiện tượng vật lý. Các nhà vật lý học làm một cái gì đó không phải vì những giá trị, mà là nhận thức các quy luật tự nhiên. Như vậy, cho tới khi nhà vật lý học tự giới hạn mình ở trong lĩnh vực khoa học vật lý, thì ông ta bị loại ra khỏi lĩnh vực đạo đức học. Về mặt lý thuyết là như vậy, nhưng trên thực tế, bất kể một nhà khoa học nào cũng không thể sống mà chỉ nghiên cứu, không hòa nhập vào mối quan hệ rộng rãi giữa người với người. Vậy nên, đã có hiện tượng là các nhà vật lý học nguyên tử người Đức phản ứng đối với việc thả bom nguyên tử xuống Hirosima và Nagasaki. Trong lúc bị những suy nghĩ dày vò, họ cố gắng xác định mức độ trách nhiệm của mình về những thứ đã xảy ra. Rõ ràng, bom nguyên tử không phải do các nhà vật lý học chế tạo, mà do các nhà kỹ thuật chế tạo, quyết định thả bom nguyên tử không phải do họ

mà do các chính khách đưa ra. Mặc dù vậy, các nhà vật lý học vẫn có căn cứ để lương tâm của họ bị cắn dứt. Họ đã sáng tạo ra cơ sở khoa học cần thiết để chế tạo ra bom nguyên tử.

Antoine Danchin, nhà khoa học người pháp, ưu thích câu nói: “Khoa học không cho phép ta quyết định chút nào về các lập trường đạo đức của ta. Nó chỉ có thể giúp ta làm sáng tỏ các ý tưởng chứ không thể định đoạt các giá trị của ta”[Trích theo: 65, tr.164]. Chỉ riêng ý thức tuân thủ luật pháp cũng không đủ, đạo đức của người nghiên cứu mới đóng vai trò hàng đầu. Ngay cả khi mỗi người có thể nghĩ rằng mình có thứ “đạo lý riêng” của bản thân, thì đạo lý ấy cũng phải tương hợp với đạo đức trong xã hội mà mình sống .

Tóm lại, khi đặt ra vấn đề trách nhiệm của các nhà khoa học tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học thì nó thường hoặc là bị phủ định một cách thẳng thừng, hoặc là được khẳng định một cách nhất quyết. Theo chúng tôi, xét về phương diện hướng nội, các nhà khoa học trên không phải chịu trách nhiệm về hành vi nghiên cứu của mình. Xét về phương diện hướng ngoại, bản thân các nghiên cứu của họ khi đưa ra chúng có đạo đức dưới dạng tiềm năng. Những tiềm năng ấy được sử dụng ở bên ngoài bản thân các khoa học này. Vì vậy, người nào cho rằng nhà khoa học chỉ hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học không cần quan tâm đến mặt đạo đức trên mọi phương diện, thì người đó đã sai lầm.

Trong thời gian gần đây, người ta bắt đầu nghĩ tới việc xây dựng “Lời thề” kiểu như “Lời thề Hippôcrát” trong y học. Theo đó, tất cả các nhà khoa học cần phải có “Lời thề” về nghĩa vụ đạo đức của mình. Ý tưởng này được UNESCO cổ vũ mạnh mẽ và nó cũng được các nhà khoa học đầu ngành thuộc các Viện nghiên cứu khác nhau, các Liên hiệp khoa học và các Ủy ban đạo đức hưởng ứng. Một nhà khoa học nổi tiếng trong số đó là Jseph Rotblat – người đoạt giải Nôben hòa bình năm 1995 vì những cống hiến của ông về đạo

đức khoa học và cho hòa bình. Trong buổi lễ nhận giải Nôben, ông phát biểu rằng, đã đến lúc phải trình bày rõ ràng những tiêu chí ứng xử đạo đức cho các nhà khoa học và “có lẽ là dưới hình thức một Lời thề Hipôcrát”.

Và thực ra, một dạng tương tự như Lời thề chung đã xuất hiện tại Mỹ khi khoảng 5000 nhà khoa học đã cùng tuyên thệ vào năm 1995: “Trong toàn bộ sự nghiệp của mình, tôi sẽ chú ý tới các hệ quả đạo đức của công tác nghiên cứu của mình trước khi bắt tay vào nghiên cứu”. Trước đó rất lâu, trong Các bài giảng về sứ mạng của khoa học (1794), Fichte cũng đã kêu gọi: “Bổn phận của mỗi nhà khoa học là luôn phải đặt ra những mục tiêu đạo đức liên quan tới con người, xã hội và phải thường xuyên theo đuổi nó trong mọi công tác nghiên cứu khoa học”[37, tr.333].

Tuy nhiên, chắc là còn lâu chúng ta mới có thể tạo ra được một Lời thề chung như vậy, bởi vì thực tế cho thấy: trong khi một nhà khoa học đề cao lĩnh vực nghiên cứu này thì một số khác lại xem đó là “hiểm họa”. Nhưng xét đến cùng, điều quan trọng trong Lời thề ấy là việc chịu trách nhiệm hoặc dừng nghiên cứu nếu kết quả của nó gây tổn hại đến lợi ích chung của toàn nhân loại.

Nhóm chủ thể thứ hai phải chịu trách nhiệm trước những hậu quả tiêu cực của Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đó là những cá nhân, tổ chức tham gia vào việc ứng dụng và cho phép ứng dụng khoa học – công nghệ. Đây là nhóm chủ thể trực tiếp nhất gây nên những hậu quả tiêu cực cho xã hội trong cuộc cách mạng này. Trách nhiệm của nhà nước, của những tổ chức, cá nhân cho phép ứng dụng khoa học và công nghệ là phải đề ra được những chính sách, những bộ luật đúng đắn, mang tính chất nhân văn để kiểm soát một cách tối ưu nhất những hậu quả do những ứng dụng đó gây ra. Trên thực tế, mỗi quốc gia trên thế giới đều đề ra Luật khoa học và công nghệ của riêng quốc gia mình. Ở Việt Nam, có Luật khoa học và công nghệ

(số 21/2000/QH10 ngày 09/6/2000), trong Luật này có ghi rõ trong khoản 4, Điều 5. Nguyên tắc hoạt động khoa học và công nghệ: “Trung thực, khách quan, đề cao đạo đức nghề nghiệp, tự do sáng tạo, dân chủ, tự chủ, tự chịu trách nhiệm” [49, tr.11]. Trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân đối với hoạt động khoa học và công nghệ cũng được quy định rõ trong Điều 7 và Điều 8 của Luật.

Một phần của tài liệu Tự do và trách nhiệm trong cách mạng khoa học - công nghệ (Trang 57)