6. Đóng góp của đề tài
2.3.5 Tăng cường công tác đào tạo cán bộ quản lý văn hoá các cấp
nhất là cấp cơ sở.
Cán bộ văn hoá các cấp nhất là cấp cơ sở có vai trò trong việc quản lý chỉ đạo lễ hội. Đội ngũ cán bộ này lại có quan hệ trực tiếp gắn bó với người dân nên họ chính là người kịp thời nhất trong việc phát hiện, uốn nắn những
lệch lạc trong lễ hội. Tuy nhiên thực tế cho thấy số lượng cán bộ được đào tạo có am hiểu về lĩnh vực này là không nhiều. Đội ngũ cán bộ văn hoá ở cơ sở lại không ổn định, thường xuyên có sự thay đổi qua các kỳ bầu cử Hội đồng nhân dân. Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý văn hoá ở cấp cơ sở chưa được tốt. Vì vậy cần phải thường xuyên mở các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về quản lý văn hóa do ngành Văn hóa - du lịch của tỉnh tổ chức.
Trong quy định về quản lý lễ hội hiện nay, khi tổ chức lễ hội luôn phải có văn bản báo cáo trước và sau khi tổ chức xong lễ hội. Chính vì khâu chỉ đạo, giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý các cấp sẽ góp phần khai thác tốt nhát các giá trị văn hóa của lễ hội. Nhưng mặt trái của nó nếu như cán bộ quản lý không am hiểu các nghi trình , không cẩn trọng trong việc tổ chức sinh hoạt lễ hội sẽ làm cho lễ hội rơi vào tình trạng khiên cưỡng hoặc phản cảm, dẫn đến không xử lý dứt điểm được những sai phạm trong tổ chức và quản lý lễ hội.
Để khắc phục được tình trạng trên Ngành Văn hóa du lịch phải thường xuyên mở các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ về quản lý văn hóa ở cấp cơ sở trong đó có nội dung quản lý lễ hội truyền thống. Nội dung đào tạo trong lớp học quản lý và tổ chức lễ hội cần trang bị những kiến thức về đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, những quy chế, văn bản pháp quy của ngành đối với lễ hội truyền thống, cũng nên nhấn mạnh việc đến tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống như một hiện tượng văn hóa có nhiều mục đích để huy động mọi nguồn lực trong dân vì mục tiêu chung là phát triển kinh tế văn hóa xã hội trong tỉnh.
Tiểu kết chƣơng 2
Tóm lại: Lễ hội truyền thống của tỉnh Hà Nam đang trên đà phục hồi và phát triển toàn diện, đã góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của các tầng lớp nhân dân. Việc tổ chức các lễ hội góp phần tăng cường tình đoàn kết cộng đồng, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở các địa phương tổ chức lễ hội... Tuy nhiên lễ hội cũng đang đặt ra nhiều vấn đề trong việc tổ chức và quản lý lễ hội như: bắt chước nhau, thiếu bản sắc riêng của lễ hội, tình trạng mê tín dị đoan, cờ bạc, mất vệ sinh môi trường.
Sự phục hồi và biến đổi của lễ hội do nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân của sự biến đổi đời sống kinh tế xã hội, của chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phong trào tôn tạo, tu bổ di tích....
Chúng ta cần phải khẳng định rằng sự tồn tại của lễ hội như một chức năng cần thiết cho xã hội hiện tại với tư cách là một di sản văn hóa phi vật thể do ông cha ta để lại cho thế hệ sau. Do vậy lễ hội được tổ chức hiện nay đang nằm trong bối cảnh biến đổi vừa để chọn lọc các giá trị cũ, vừa nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội của Hà Nam nói riêng và cả nước nói chung.
KẾT LUẬN
Xuất phát từ các nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về vai trò và ý nghĩa của việc bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống trong đó lễ hội là một bộ phận, luận văn nghiên cứu về văn hoá lễ hội truyền thống của tỉnh Hà Nam nhằm góp phần tiếng nói vào giải quyết những bức xúc trong đời sống tinh thần của tỉnh Hà Nam và góp phần thiết thực thực hiện nghị quyết Trung ương 5 Khoá VIII.
Về Văn hoá lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam luận văn không chỉ trình bày mô tả, thuật lại hệ thống lễ hội mà bằng quan điểm lịch sử cụ thể để chỉ ra quá trình hình thành lễ hội gắn liền với điều kiện thiên nhiên, con người ở đây. Đặc biệt xem xét giá trị lễ hội dưới góc độ triết học - văn hoá. Lễ hội truyền thống tỉnh Hà Nam vừa phản ánh những nét giống với lễ hội dân tộc nhưng đồng thời do xu hướng bắt chước đã làm xuất hiện những tín ngưỡng mới mà lễ hội truyền thống có phần biến dạng.
Lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam đã biểu lộ đầy đủ tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tôn giáo, tục thờ cúng tổ tiên...Thể hiện sâu sắc giá trị văn hoá dân tộc.
Lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam là một hình thức tổng hòa tín ngưỡng tôn giáo văn hoá nghệ thuật chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống tích cực . Đó là sự biểu dương những giá trị văn hoá và sức mạnh cộng đồng với những chức năng giáo dục, thẩm mỹ, liên kết cộng đồng, tinh thần đoàn kết, tinh thần yêu nước.
Hiện nay do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan lễ hội truyền thống ở Hà Nam gần đây không thể tránh khỏi những hạn chế, tồn tại nhất là trong việc quản lý và tổ chức lễ hội. Điều đó đòi hỏi sự quan tâm, chỉ đạo tích cực hơn nữa của các cấp các nghành trong tỉnh. Luận văn này bước đầu đề xuất một số phương hướng và những giải pháp chủ yếu trên lĩnh vực quản lý
và tổ chức lễ hội, nhằm phát huy mặt tích cực, loại bỏ đi những mặt tiêu cực bảo tồn và phát huy được những giá trị tốt đẹp của lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam. Hi vọng rằng luận văn này sẽ góp phần làm cơ sở cho việc nghiên cứu lễ hội truyền thống ở Hà nam, gợi ra một số vấn đề trong việc tổ chức và quản lý lễ hội, góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến đầm đà bản sắc dân tộc ở địa phương Hà Nam. Tuy nhiên tính phức tạp và những khó khăn về nghiên cứu lễ hội truyền thống chắc chắn luận văn không thể khỏi hạn chế khuyết điểm mong được sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Toan Ánh (1993), Hội hè đình đám Việt Nam, Nxb Văn học
2. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp 3. Võ Kim Duyên (1998), Tôn giáo và đời sống hiện đại - Viện thông tin khoa học
4. Vũ Ngọc Khánh (1993), Lễ hội cổ truyền trong quá trình thích nghi với đời sống hiện tại và tương lai, NXB Chính trị Quốc gia
5. Phạm Quang Nghị (2005), Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt nam, Viện văn hoá- Thông tin, Hà Nội.
6. Lê Hồng Lý (1992) - Lễ hội đồng bằng Bắc Bộ về những nhân vật lịch sử, NXB Khoa học xã hội Hà Nội
7. Nguyễn Quốc Phẩm (4/1996), Lễ hội truyền thống với bản sắc văn hoá dân tộc trong điều kiện hiện nay. Trong cuốn " Phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá " - Nxb Văn hoá Thông tin 8. Nguyễn Quốc Phẩm (1998), Góp phân bàn về tín ngưỡng dân gian và mê tín dị đoan - Tạp chí văn học Nghệ thuật Hà Nội, số 11.
9. Bùi Thiết (1993), Từ điển Lễ hội Việt nam, Nxb Văn học.
10. Trương Thìn, Kho tàng lễ hội Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc và tạp chí văn hóa nghệ thuật, Hà Nội
11. Ngô Đức Thịnh chủ biên (2010), Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
12. Ngô Đức Thịnh chủ biên (2010), Những giá trị văn hóa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Ngô Đức Thịnh (2001), Những giá trị của lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội hiện nay, Tạp chí văn hóa nghệ thuật Tr 7,8.
14. Ngô Đức Thịnh (2007), Tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền, Viện văn hóa nghệ thuật Hà Nội
15. Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb giáo dục
16. Hà Hùng Tiến (1997), Lễ hội và danh nhân lịch sử Việt Nam - Nxb Văn hoá thông tin
17. Đặng Nghiêm Vạn (1994), Lễ hội - Thái độ ứng xử xưa và nay, trong sách lễ hội truyền thống trong xã hội hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
18. Trần Đức Vượng (1997), Cơ sở Văn hoá Việt nam, Nxb Giáo dục
19. Nhiều tác giả (1996), Giữ gìn và bảo vệ bản sắc dân tộc, Nxb Văn hoá dân tộc.
20. UNESCO (2004), Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể , Thông Báo Viện khoa học Văn hóa - Thông tin, Tr 144
21. Văn kiện Hội nghị ban chấp hành lần thứ năm Trung Ương Khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 1998.
22. Viện văn hóa dân gian (1992), Lễ hội cổ truyền, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội
PHỤ LỤC
Lễ hội Chùa Long Đọi Sơn