CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở HÀ NAM
1.2 Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam
1.2.2 Một số nguyên tắc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam cần phải thực hiện theo các nguyên tắc chung sau:
- Giữ vững nguyên tắc của Đảng, Nhà nước về bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Công cuộc đổi mới là một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Những thay đổi quan trọng nhất bắt nguồn từ lĩnh vực kinh tế, ở đó, thay vì nền kinh tế quan liêu bao cấp, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Một nề kinh tế có nhiều thành phần tham gia. Để có những thay đổi mang tính chất cách mạng trong đời sống chính trị - kinh tế - xã hội, văn hoá, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các chủ trương, chính sách, luật, nghị định có ảnh hưởng to lớn đến việc phát triển lễ hội.
Văn bản quan trọng nhất của Đảng Công sản Việt Nam có ảnh hưởng to lớn đến văn hoá nói chung và lễ hội nói riêng là Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm của Ban chấp hành Trung Ương Đảng (khoá VIII). Đây là nghị quyết được coi là chiến lược văn hoá của Đảng ta thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trên tinh thần Nghị quyết Hội nghị 5, hàng loạt các giải pháp xây dựng và phát triển văn hoá, nâng cao tinh thần đời sống cho người dân ra đời. Chỉ thị số 27 – CT/TW ngày 12 – 1 – 1998 của Ban chấp hành Trung Ương Đảng về Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang lễ, lễ hội; Chỉ thị số 14/1998/CT – TTg ngày 28 – 3 – 1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang lễ, lễ hội đã dẫn đến việc ra đời thông tư số 04/1998 – TTg của BVHTT – ngày 11 – 7 – 1998 của Bộ văn hoá Thông tin Hướng dẫn thực hiện nếp sống văn monh trong việc cưới, tang lễ, lễ hội; Hàng loạt hệ thống luật pháp có liên quan đến lễ hội cũng đang trên đà hàn thành, trong đó có những văn bản liên quan đến lễ hội truyền thống như Luật Di sản văn hoá, Quy chế tổ chức lễ hội…
Để bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống trong thời gian tới Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến các vấn đề sau:
Một là: Tiếp tục hoàn thiện và phổ biến hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di tích và lễ hội, cụ thể hoá và phổ biến các văn bản pháp quy về
di tích và lễ hội. Các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý ở địa phương có nhiệm vụ thường xuyên tuyên truyền các tầng lớp nhân dân bảo vệ các di tích lịch sử - văn hoá, tăng cường thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc sách báo. Để giúp cho nhân dân và du khách thập phương hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng, giá trị văn hoá – lịch sử. Từ đó tạo cho họ tinh thần đồng cảm gắn bó, ý thức giũ gìn di tích. Đặc biệt là Ngành Văn hoá – Du lịch – Thể thao phải có trách nhiệm trong bảo vệ và giữ gìn di tích của lễ hội truyền thống.
Hai là: Quản lý, tổ chức, khai thác lễ hội, phát triển du lịch lễ hội, có chính sách đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học về lễ hội. Việc định hướng các hoạt động về lễ hội phải được dựa trên những nghiên cứu hoa học cụ thể về từng lễ hội truyền thống, để phát hiện ra các giá trị đích thực về từng lễ hội cụ thể. Khi nghiên cứu về lễ hội cần có sự nhìn nhận đánh giá một cách khách quan đâu là những giá trị tích cực cần phát huy đâu là những giá trị tiêu cực cần phải loại bỏ. Cụ thể hơn, là phải nhận diện được đâu là tín ngưỡng dân gian, đâu là mê tín dị đoan; đâu là những yếu tố vốn có đâu là những yếu tố lai tạo, chắp vá, vay mượn. Phải đặt lễ hội truyền thống trong điều kiện hiện nay tức là chúng ta phải đánh giá nghiên cứu xem lễ hội truyền thống đem lại những gì cho xã hội đương đại và xã hội tương lai; sức hấp dẫn của lễ hội truyền thống nằm trong yếu tố và hoạt động nào. Từ đó mới có chính sách quản lý và khai thác lễ hội một cách tốt nhất. Trong công tác nghiên cứu khoa học về lễ hội cần có biện pháp cụ thể để phục hồi và quản lý khoa học để không làm mất đi bản sắc riêng của lễ hội truyền thống.
Nhận thức đúng đắn về xây dựng mô hình lễ hội, không nên áp đặt một mô hình hoạt động cụ thể cho từng lễ hội, cũng không nên áp đặt những cái biến cho lễ hội truyền thống. Mô hình lễ hội phải là mô hình gợi mở cho những sáng tạo cá thể. Những sáng tạo cá thể ấy neus đáp ứng được yêu cầu thể hiện bản sắc văn hoá cộng đồng, được cộng đồng chấp nhận, và tự nó sẽ
ra nhập và trở thành yếu tố bền vững của mô hình trong lễ hội truyền thống.
Mọi sự can thiệp thô bạo và áp đặt đều làm mất đi bản sắc riêng trong hoạt động của mỗi lễ hội truyền thống.
Các cơ quan quản lý ở địa phương phải chịu trách nhiệm về lựa chọn người đứng ra tổ chức lễ hội. Cho nên cần phải đề ra những tiêu chuẩn cơ bản về việc lựa chon người như là: người có đạo đức, có uy tín với nhân dân, có năng lực về việc tổ chức lễ hội, đặc biệt còn phải là người am hiểu sâu sắc, cặn kẽ, về lịch sử, nguồn gốc hình thành, nội dung và nghi thức của lễ hội truyền thống ở địa phương, để tránh tình trạng vay mượn lễ thức một cách tuỳ tiện, làm suy giảm lòng tin của nười dân trong lễ hội truyền thống.
Chú trọng chính sách đảy mạnh xã hội hoá các hoạt động bảo tồn và khai thác lễ hội, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá, và tổ chức các hoạt động lễ hội truyền thống, chỉ đạo quản lý tổ chức lễ hội.
Trong lễ hội truyền thống cần phải nâng cao chất lượng phần lễ và phần hội, tránh sao chép các mô hình không phù hợp, tránh đơn điệu, nhàm chán, tránh phát sinh các hiện tượng tiêu cực như cờ bạc, mê tín dị đoan, và các hiện tượng phi pháp khác. Ngoài ra cần quan tâm đến công tác giữ gìn vệ sinh môi trường trong lễ hội truyền thống.
Ba là: Về chính sách đầu tư tài chính
Trong ngành Văn hoá – Thể thao – Du lịch khi tổ chức lễ hội thường xuyên gặp phải tình trạng khó khăn về tài chính. Trước đây việc tổ chức lễ hội từ nguồn đóng góp vật chất của các tầng lớp nhân dân địa phương nơi mở ra lễ hội. Tuy nhiên việc đóng góp của người dân thường không đều đặn, phụ thuộc vào tính chất của mùa màng được hay mất. Muốn tổ chức lễ hội một cách thường xuyên và đều đặn cần phải có nguồn kinh phí cố định trong ngân sách của nhà nước. Việc sử dụng và khai thác nguồn thu từ tổ chức lễ hội và di tích phải có định hướng cụ thể. Cần được sử dụng để tôn tạo các di tích lịch
sử và tái sử dụng để tổ chức lễ hội. Nhiều trường hợp còn sử dụng cho những mục đích không thoả đáng. Chính vì vậy cần phải ban hành thông tư liên bộ giữa Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch và Bộ tài chính về việc sử dụng nguồn kinh phí do tổ chức lễ hội mang lại, điều hoà ngân sách tài chính thu được cho việc tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử và tái tổ chức lễ hội.
- Quán triệt thực hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy lễ hội ở tỉnh Hà Nam.
Tỉnh Hà Nam luôn quán triệt thực hiện quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống. Cụ thể như sau:
Đối với quản lý, tổ chức lễ hội truyền thống: Thực hiện kết luận số 51 - KL/TW ngày 22 tháng 7 năm 2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Công điện số 162/CĐ- TTg ngày 09 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý lễ hội. UBND tỉnh đã ban hành quyết định thực hiện nếp sống văn minh trong những dịp cưới xin, tang lễ, mừng thọ nhất là trong các lễ hội truyền thống. Ngoài ra nội dung quy định trong tổ chức lễ hội phải được thực hiện đúng theo Luật Di sản văn hoá. Không được diễn ra các tình trạng như: đấu thầu lễ hội, thu lệ phí trái quy định; các nguồn thu từ công đức, từ thiện, tài trợ và các nguồn thu khác thu được từ tổ chức lễ hội phải được quản lý và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật; chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức phải có biệ pháp quản lý chặt chẽ, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm di tích, danh lam thắng cảnh, môi trường.
Việc thực hiện các quy định về tổ chức, quản lý lễ hội đã tạo ra sự thay đổi trong nhận thức của chính quyền và nhân dân địa phương đối với lễ hội truyền thống. Chính điều này làm cho lễ hội phải thay đổi và điều chỉnh nội dung tổ chức các nghi trình, nghi lễ. Với cách nhìn nhận mới, nên việc quan tâm đầu tư nhằm khôi phục lễ hội được sự đồng thuận của Đảng, Nhà nước,
các cấp chính quyền và được lòng dân. Lễ hội truyền thống ở Hà Nam được nhìn nhận là di sản văn hoá của địa phương, nên việc tổ chức lễ hội luôn được nhân dân địa phương tuyên truyền quảng bá. Di tích luôn được đầu tư tu bổ làm cơ sở để tổ chức lễ hội.
Việc chỉ đạo, tổ chức của chính quyền các cấp ở Hà Nam đã tác động tới sự thay đổi lễ hội cộng đồng làng xã. Quan niệm của các nhà quản lý luôn luôn quán triệt quan điểm tổ chức lễ hội gồm hai phần: phần lễ và phần hội.
Tuy nhiên phần nghi lễ có nghi lễ truyền thống và nghi lễ mới, nghi lễ cổ truyền do dân làng tổ chức như lễ mục dục, lễ gia quan, lễ rước tế, hầu như được giữ nguyên, ít có sự can thiệp. Còn nghi lễ mới được bổ sung vào lễ hội như là buổi khai mạc, với sự có mặt của các vị khách mời, các vị lãnh đạo của chính quyền địa phương, đại diện cho các ban ngành đoàn thể và nhân dân địa phương tổ chức dâng hương (có tuyên bố lý do, giới thiệu khách mời, đọc tiểu sử lễ hội, đại biểu và nhân dân dâng hương). Phần hội bao gồm các hoạt động văn nghệ thể thao và các trò chới mới.
Tiểu kết chương 1
Tóm lại: Tỉnh Hà Nam là một tỉnh có nhiều lễ hội truyền thống gồm đủ các loại hình như: lễ hội đền, đình, chùa, miếu , mạo... được tổ chức quy mô theo đúng quy trình và các nghi thức của lễ hội truyền thống, các nghi thức tế lễ, rước, trò chơi dân gian, sinh hoạt nghệ thuật dân gian.
Lễ hội truyền thống là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần bao gồm những giá trị văn hóa tích cực. Tuy nhiên hiện nay một số lễ hội có xu hướng bị mai một hoặc biến dạng vì vậy vấn đề bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống của tỉnh là việc làm cần thiết để góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.