Lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lễ hội ở tỉnh Hà Nam hiện nay (Trang 20 - 53)

CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở HÀ NAM

1.1 Lễ hội truyền thống và lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam

1.1.2 Lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam

* Đặc điểm Hà Nam

Về quá trình thành lập:

Từ thời các vua Hùng, đất Hà Nam ngày nay nằm trong quận Vũ Bình thuộc bộ Giao Chỉ; đến thời nhà Trần đổi là châu Lỵ Nhân, thuộc lộ Đông Đô.

Dưới thời Lê vào khoảng năm 1624, Thượng thư Nguyễn Khải đã cho chuyển thủ phủ trấn Sơn Nam từ thôn Tường Lân huyện Duy Tiên phủ Lỵ Nhân đến đóng ở thôn Châu Cầu thuộc tổng Phù Đạm, huyện Kim Bảng, phủ Lỵ Nhân, trấn Sơn Nam Thượng. Đến năm 1832 nhà Nguyễn, vua Minh Mạng quyết định bỏ đơn vị trấn thành lập đơn vị hành chính tỉnh, phủ Lỵ Nhân được đổi là phủ Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nội.

Đến tháng 10 năm 1890 (đời vua Thành Thái năm thứ 2) tỉnh Hà Nam được thành lập từ các huyện của Hà Nội và Nam Định. Tên tỉnh Hà Nam ra đời từ chữ Hà của Hà Nội và chữ Nam của Nam Định ghép lại và Phủ Lý trở thành tỉnh lỵ của tỉnh. Ngày 20/10/1908, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đem toàn bộ phủ Liêm Bình và 17 xã của huyện Vụ Bản và Thượng Nguyên (phần nam Mỹ Lộc) của tỉnh Nam Định, cùng với 2 tổng Mộc Hoàn, Chuyên Nghiệp của huyện Phú Xuyên (Hà Nội), nhập vào huyện Duy Tiên lập thành tỉnh Hà Nam. Tháng 4 năm 1965, Hà Nam được sáp nhập với tỉnh Nam Định thành tỉnh Nam Hà. Tháng 12 năm 1975, Nam Hà sáp nhập với Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh, năm 1992 tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình lại chia tách như cũ. Tháng 11 năm 1996, tỉnh Hà Nam được tái lập thành một tỉnh riêng biệt (Nguồn địa chính - Hà Nam).

Về đặc điểm tự nhiên:

Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Phía bắc tiếp giáp với Hà Nội, phía đông giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phía nam giáp tỉnh Ninh Bình, đông nam giáp tỉnh Nam Định và phía tây giáp tỉnh Hòa Bình. Diện tích tự nhiên của tỉnh Hà Nam là 8.522km², dân số là 786.300 người (năm 2010)

Hà Nam là một vùng đất được bồi đắp bởi phù sa của sông Hồng, sông Đáy và thu nhận đất đai bị bào mòn từ vùng núi cao trôi xuống. Ngoài những ngọn núi, Hà Nam còn được bao bọc bởi những con sông. Đó là sông Hồng ở phía đông, sông Đáy ở phía tây, sông Nhuệ ở phía bắc, sông Ninh ở phía nam và nhiều con sông khác chảy trong tỉnh. Chính những điều kiện tự nhiên đã tạo cho vùng đất này các đặc trưng về văn hóa lịch sử của một khu vực giao thoa hay vùng đệm kết nối văn hóa từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam và chính những đặc điểm này đã hình thành nên tính cách của người Hà Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Hà Nam là một tỉnh đồng bằng giáp núi nên địa hình có sự tương phản giữa địa hình đồng bằng và địa hình đồi núi. Mật độ và độ sâu chia cắt địa hình so với các vùng núi khác trong cả nước hầu như không đáng kể. Hướng địa hình đơn giản, duy nhất chỉ có hướng Tây Bắc - Đông Nam, phù hợp với hướng phổ biến nhất của núi, sông Việt Nam. Hướng dốc của địa hình cũng là hướng Tây Bắc - Đông Nam theo thung lũng lũng sông Hồng, sông Đáy và dãy núi đá vôi Hòa Bình - Ninh Bình, phản ánh tính chất đơn giản của cấu trúc địa chất.

Về điều kiện kinh tế - xã hội

Hà Nam có 5 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: Duy Tiên, Thanh Liêm, Lý Nhân, Kim Bảng, Bình Lục, 1 thành phố là Phủ Lý.

Theo thống kê mới nhất, tổng số hộ dân cư của tỉnh Hà Nam tính đến hết quý I năm 2013 là 243.787 hộ, trong đó số hộ gia đình là 243.051. Tổng số nhân khẩu thường trú tính đến cuối quý I là 846.653 người.

Trình độ kinh tế, dân trí và trình độ văn hóa xã hội của dân cư phát triển khá cao, thu nhập và đời sống của đa số dân cư đã được cải thiện và nâng cao đáng kể. Đặc điểm nổi trội của cư dân và nguồn lực con người Hà Nam là truyền thống lao động cần cù, vượt lên mọi khó khăn để phát triển sản xuất, là truyền thống hiếu học, ham hiểu biết và giàu sức sáng tạo trong phát triển

kinh tế, mở mang văn hóa xã hội. Đây là một nguồn lực đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Hà Nam có trên 40 làng nghề. Có những làng nghề truyền thống lâu đời như dệt lụa Nha Xá, trống Đọi Tam, mây giang đan Ngọc Động (Duy Tiên), sừng mỹ nghệ (Bình Lục), gốm Quyết Thành, nghề mộc (Kim Bảng), thêu ren xã Thanh Hà (Thanh Liêm), ... Có làng đã đạt từ 40–50 tỷ đồng giá trị sản xuất, tạo việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, mây giang đan: 5,5 triệu sản phẩm; lụa tơ tằm: 0,695 triệu m; hàng thêu ren: 2,83 triệu sản phẩm, ...

Về công nghiệp:

Ngành công nghiệp Hà Nam trong những năm gần đây có những bước chuyển mạnh mẽ. Hàng loạt các khu công nghiệp được xây dựng với quy mô lớn. Hiện nay có 9 khu công nghiệp lớn thu hút sự đầu tư của nước ngoài.

Điều này tạo việc làm cho nhiều nhân lực. Phát triển công nghiệp dồn dập cũng đã ít nhiều mang lại các hậu quả về môi trường, xong tỉnh cũng đã từng bước thanh kiểm tra các khu công nghiệp và dần tốt đẹp hơn. Nhiều khu công nghiệp đã có hệ thống xử lý rác thải hoạt động hiệu quả và kinh tế.

Nông nghiệp: 28,4%

Cơ cấu nông nghiệp trong GDP giảm dần từ 39,3% năm 2000 còn 28,4% năm 2005. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 4,1% (2001-2005). Trong đó: trồng trọt tăng 1,7%, chăn nuôi tăng 6,7%, dịch vụ 31%, sản lượng lương thực đạt 420 tấn/năm, sản lượng thuỷ sản năm 2005 đạt 11.500 tấn, giá trị sản xuất trên 1 ha đạt 38,5 triệu đồng. Hình thành vùng cây lương thực chuyên canh, thâm canh có năng suất cao ở ba huyện Duy Tiên, Lý Nhân, Bình Lục. Tại đây đầu tư vùng lúa đặc sản xuất khẩu có năng xuất cao. Chuyển diện tích trũng ở vùng độc canh, hoang hoá sang sản xuất đa canh để nuôi trồng thủy sản là 5.188 ha

Du lịch, dịch vụ:

- Về du lịch sinh thái: Hà Nam có nhiều điểm du lịch sinh thái khá hấp dẫn như: Khu du lịch đền Trúc thờ vị anh hùng Lý Thường Kiệt và Ngũ Động Thi Sơn là quả núi năm hang nối liền nhau cách thành phố Phủ Lý 7 km. Đã quy hoạch Khu du lịch Tam Chúc thuộc huyện Kim Bảng với quy mô gần 2000 ha với 9 khu chức năng. Diện tích mặt nước hồ khoảng 600 ha, diện tích phụ cận và khu du lịch sinh thái là 600 ha. Xây dựng các nhà nghỉ, khách sạn, sân gôn, quần vợt, công viên nước, nhà thuỷ tạ. Nơi đây cách chùa Hương 7 km, cách Hà Nội 60 km, Nam Định 40 km, Ninh Bình 45 km, Hưng Yên 40 km là điểm dừng chân cho khách du lịch nhiều tỉnh, nơi nghỉ dưỡng và giải trí vào các ngày nghỉ cuối tuần của khách thập phương, đang thu hút đầu tư. Chùa Long Đọi Sơn ở xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Di tích Long Đọi Sơn được xếp hạng từ năm 1992. Hàng năm có trùng tu, tôn tạo để gìn giữ cho muôn đời sau. - Khu trung tâm du lịch thành phố Phủ Lý: Được xây dựng 2 bên dòng sông Đáy, giáp cửa sông Châu; có khách sạn 3 sao, 11 tầng, có khu du lịch bến thuỷ phục vụ du khách đi chùa Hương, Ngũ Động Sơn, chùa Bà Đanh, Hang Luồn. Nơi đây còn là địa điểm bơi thuyền dọc sông Châu, sông Đáy vãng cảnh nước non Phủ Lý. Đền Trần Thương, ở huyện Lý Nhân, thờ quốc công tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Đền được xây dựng năm 1783; với diện tích 1,4 ha...

- Về truyền thống văn hoá, lịch sử

Hà Nam là mảnh đất sớm được khai phá. Trải qua chiều dài lịch sử, tiền nhân đã để lại cho nhiều di sản văn hoá phi vật thể và vật thể vô cùng quý giá như: Trống đồng Ngọc Lũ - dấu ấn thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nền văn hoá Đông Sơn - thuở các Vua Hùng dựng nước và giữ nước, cuốn sách đồng Bắc Lý - một trong bốn cuốn sách còn nguyên vẹn nhất, nội dung phong phú nhất của cả nước, tấm bia " Sùng Thiện Diên Linh" - một trong những

tấm bia quý còn lại của triều đình nhà Lý, có giá trị lịch sử của đất nước, bia có kích thước khá lớn, tấm bia "Đại Trị" - thời Trần duy nhất ở Hà Nam.

Trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm nhiều người con quê hương Hà Nam đã phát huy truyền thống dân tộc và trở thành các anh hùng dân tộc được lưu danh sử sách: Thiện Công, Vực Công thời Hùng Vương, nữ tướng Cao Thị Liên, Quỳnh Chân, Nga Nương, Hồng Nương, Học Công, Nguyệt Nga (thời Hai Bà Trưng), Đinh Lôi (thời Lý Nam Đế), Nguyễn ninh, Nguyễn Tĩnh, Phạm Hán, Phạm Phổ (Thời Đinh), thập đại tướng quân Lê Hoàn (vua Lê Đại Hành), tướng Trần Bình Trọng thời Trần, Đinh Công Tráng, Đinh Công Lý (tức Đề Yêm)....

Lịch sử quê hương và con người Hà Nam luôn gắn bó hòa quyện trong lịch sử đất nước. Người Hà Nam có truyền thống yêu nước, có phẩm chất cần cù, siêng năng, chăm chỉ trong lao động sản xuất, có kinh nghiệm trong nghề trồng lúa, nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt vải, chế biến nông sản thể hiện bàn tay tài hoa, sáng tạo khéo léo trong nghề mộc, nghề đan nát, thủ công mỹ nghệ.

Những phẩm chất tốt đẹp đó của người Hà Nam đã tô thắm làm phong phú thêm những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam.

Mảnh đất Hà Nam đã sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước. Kể từ khoa thi đầu tiên (1075) đến khoa thi cuối cùng (1919) tỉnh Hà Nam có tới 53 người đỗ đạt ở 36 khoa thi. Mở đầu cho truyền thống khoa cử ở Hà Nam là Lý Công Bình ở Đồn Xá - Bình Lục đỗ Thái học sinh thời Lý. Người đỗ cao nhất là Nguyễn Quốc Hiệu (Phú Thứ - Duy Tiên đạt học vị Thám Hoa).

Người đỗ khoa bảng cao nhất là Phan Tế (Duy Tiên) đỗ học vị Tiến sỹ khi mới 19 tuổi. Người đỗ khoa bảng ở tuổi cao nhất là Trương Minh Lượng (Ngô Xá - Duy Tiên) đỗ Tiến Sỹ ở tuổi 65. Người đỗ đầu 3 kỳ thi là Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến (Bình Lục)... Hà Nam cũng có nhiều dòng học khoa bảng như: dòng học Bùi, dòng họ Vũ ở Lạc Tràng - Phủ Lý, dòng

họ Nguyễn ở Bình Lục,.... Nhiều nhà khoa bảng của Hà Nam đã có những đóng góp lớn cho sự nghiệp xây dựng đất nước như: Lý Trần Thản (Duy Tiên) làm trấn thủ Hưng hóa đời vua Lê Hiển Tông; Trương công Giai (Thanh Liêm) làm vinh bộ thượng thư đời Lê Duy Tông. Có nhiều người trở thành học giả, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như: Dương Bang Bảng (Thanh Liêm) được vua ban quốc tính, đổi là Lê Tung là nhà sử học tiêu biểu vào thế ký XV, Nguyễn Khuyến nhà thơ cổ điển nổi tiếng. Thời kỳ Cách mạng có nhiều văn sỹ nổi tiếng như nhà văn, liệt sỹ Nam Cao, nhạc sỹ Phong Nhã, Huy Thục....

Hà Nam là một tỉnh có nhiều di tích lịch sử Văn hóa, hiện nay có tới hơn 1000 di tích, danh lam thắng cảnh, cổ tự và nhiều nghi lễ đặc sắc mang bản sắc riêng của vùng. Có hơn 74 di tích được xếp hạng quốc gia. Nhiều di tích có kiến trúc quy mô, nghệ thuật trạm khắc độc đáo: Chùa Long Đọi Sơn - nơi phát tích vua Lê Đại Hành cày tịch Điền, đền Trần Thương - dấu tích một kho lươngthời Trần, đình Văn Xá, đình An Hòa, đình Chảy, đình Ngò...

Bên cạnh những giá trị văn hóa vật thể, Hà Nam còn là quê hương của những làng nghề thủ công truyền thống, hiện có hơn 30 làng nghề đang tồn tại và phát triển mạnh như: nghề dệt, nghề thêu, trồng dâu nuôi tằm, nghề làm trống, nghề thủ công mỹ nghệ, nghề chế biến nông sản, thực phẩm, nghề nuôi cá giống, nghề mộc cổ truyền...Trong đó có nhiều làng nghề nổi tiếng như:

Lụa Nha Xá, Mây giang đan -Ngọc Động, sừng Mỹ nghệ Đô Hai, thêu ren An Hòa, Hòa Ngãi, giũa cưa Đại Phu - An Đổ, mộc Cao Đà, gốm Đanh Xá, trống Đọi Tam...

Đặc biệt Hà Nam là quê hương của nhiều lễ hội truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc, toàn tỉnh có hơn 100 lễ hội, trong đó có 5 lễ hội vùng được tổ chức quy mô theo đúng quy trình và nghi thức của lễ hội truyền thống, các nghi thức tế lễ, rước, trò chơi dân gian, sinh hoạt nghệ thuật dân gianđược tổ

chức long trọng, sinh động tăng cường tính cộng đồng, cộng cảm của làng xã như: Lễ hội đền Trần Thương - Lý Nhân, lễ hội chùa Đọi, lễ hội đền Lảnh Giang ở Duy Tiờn, lễ hội đền Trỳc - Ngũ Động Sơn ở Kim Bảng, lễ hội vật vừ Liễu Đôi, lễ hội đình Vũ Cố ở Thanh Liêm, lễ hội đình công Đồng ở Bình Lục, lễ hội làng Dâu ở Lý Nhân....

Hà Nam cũng là cái nôi của nền nghệ thuật truyền thống đang được kế thừa và phát huy như các chiếu chèo sân đình tiêu biểu: Chiếu chèo làng Ngò, chiếu chèo làng Thọ Chương, chiếu chèo Xuân Khê Lý Nhân, chiếu chèo Đồng Hóa Kim Bảng, chiếu chèo Châu Giang Duy Tiên, hát tuồng Bạch Thượng Duy Tiên. Bên cạnh đó còn có vốn dân ca mang đậm đà bản sắc riêng như: Hát dậm Quyển Sơn - Kim Bảng.

* Lễ hội truyền thống ở Hà Nam Các loại hình lễ hội truyền thống + Lễ hội Đền

Lễ hội Đền là loại hình lễ hội được tổ chức tại đền và ngôi đền trở thành không gian lý tưởng là trung tâm và diễn trường của lễ hội như lễ hội đền Lảnh Giang (huyện Duy Tiên) được tổ chức từ tháng 6 đến tháng 8 âm lịch hàng năm, lễ hội đền Trần Thương (Lý Nhân) được tổ chức từ ngày 18 đến 20/8 (âm lịch) hàng năm...

Tên lễ hội ở đây được gọi theo loại hình di tích (đền là địa điểm) cộng với tên làng, xã hoặc thờ vị thần thánh được tôn thờ nơi đó.

+ Lễ hội Đình

Là loại hình lễ hội truyền thống được tổ chức tại Đình, vì vậy đình trở thành không gian tâm linh lý tưởng, là trung tâm và diễn trường của lễ hội.

Đây là loại hình lễ hội chiếm số lượng lớn nhất so với các loại hình lễ hội trong địa bàn tỉnh. Tiêu biểu nhất là lễ hội thả diều

+ Lễ hội Chùa

Là loại hình lễ hội truyền thống được tổ chức tại chùa, vì vậy ngôi chùa trở thành không gian tâm linh lý tưởng, là trung tâm và diễn trường của lễ hội.

Loại hình này chiếm số lượng khá nhỏ so với các loại hình lễ hội khác như: lễ hội chùa Long Đọi Sơn (Đọi Sơn – Duy Tiên) được tổ chức từ ngày 18 đến 21 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, lễ hội chùa Bà Đanh…Tên của lễ hội được gọi theo tên của ngôi chùa cộng địa danh làng, xã

Trên đây là 3 loại hình lễ hội chính trong hệ thống lễ hội truyền thống của tỉnh Hà Nam. Sở dĩ cần phân loại như vậy để mọi người dễ hiểu và mang tinh chính xác, khoa học. Qua cách phân chia lễ hội truyền thống theo loại hình di tích

- Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của tỉnh Hà Nam + Lễ hội Tịch Điền

Lễ hội tịch Điền được tiến hành đầu tiên dưới thời vua Lê Đại Hành.

Theo "Đại Việt sử ký toàn thư" vào năm 987, khi Lê Đại Hành đích thân xuống ruộng cày ở núi Đọi (Duy Tiên, Hà Nam) đã đào được một hũ vàng.

Sau đó, lại cày ở núi Bàn Hải (có lẽ là núi Điệp gần đó) lại được một hũ bạc, vì vậy hai thửa ruộng trên được đặt tên là "Kim ngân điền". Sau đó đến thời Lý - Trần, các lễ này được tổ chức long trọng hơn và là một trong những ngày hội chính của đất nước vào mùa xuân. Vào thời Lý, Vua Lý Thái Tông là người rất chăm lo cho nông nghiệp nước nhà. Ông đã nhiều lần tự mình xuống cày. Sử cũ cú ghi rừ, ngày 14 thỏng 10 năm 1030 (Canh Ngọ), vua đớch thân ra ruộng ở Điều Lộ xem gặt; ngày 1 tháng 4 năm 1032 (Nhâm Thân) vua đi cày tịch Điền ở Đỗ Động Giang, hôm ấy, có nhà nông dâng Vua một cây lúa 9 bông; tháng 3 năm 1042(Nhâm Ngọ), vua đi cày ruộng tịch điền ở Khả Lâm... Tuy vậy, một số quan lại không ưa gì việc vua đi làm ruộng. Sách đại việt sử kí toàn thư còn ghi lại một điển tích như thế này: Mùa xuân tháng 2 năm Mậu Dần 1038, Vua ngự ra Bố Hải cày ruông tịch điền. Vua sai Hữu

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lễ hội ở tỉnh Hà Nam hiện nay (Trang 20 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)