Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lễ hội ở tỉnh Hà Nam hiện nay (Trang 65 - 78)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HểA LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH HÀ NAM HIỆN NAY

2.1 Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam hiện nay

2.1 Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam hiện nay.

Lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam có từ lâu đời, nó gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp mà đặc trưng là nghề trồng lúa nước. Đồng thời nó in đậm dấu tích của quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc.

Nước ta đã trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, ý thức độc lập dân tộc luôn luôn trong tiềm thức của nhân dân ta. Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa dành độc lập tự do như: Nhà Tiền - Lý có cuộc khởi nghĩa của Bố Cái đại vương Phùng Hưng năm 791. Cuộc khởi nghĩa của Ngô Quyền năm 938...

Trong đó lễ hội chính là sự tồn tại của hàng loạt các vị anh hùng cứu quốc.

Những thập kỷ trước đây lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam phần nhiều bị mai một vì không có cơ sở và điều kiện thực hiện. Ngày nay do nhu cầu tâm linh văn hoá của người dân ngày càng cao, cho nên nhiều lễ hội đã được phục hồi bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của nó.

Những năm đầu thập kỷ 80 ở nước ta nói chung và tỉnh Hà Nam nói riêng lễ hội truyền thống được phục hồi và phát triển nhanh chóng. Coi đây là sự "bùng nổ" về lễ hội. Vấn đề này có nguyên nhân sâu xa của nó. Trước hêt là nguyên nhân khách quan, đó là sau nhiều năm chiến tranh, đất nước được hưởng nền độc lập tự do, nhân dân phấn khởi và tin tưiởng vào tương lai cuộc sống. Mặt khác nền kinh tế đất nước có những thay đổi căn bản và phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao và cải thiện không ngừng. Đối với tỉnh Hà Nam sau 13 năm được tái thành lập nền kinh tế tăng trưởng và phát triển với tốc độ cao Tổng sản lượng lương thực của tỉnh năm 2009 đạt 448 ngàn tấn (năm 2000 là 359,1 ngàn tấn). Thu nhập bình quân đầu

người của tỉnh năm 2009 đạt 13,5 triệu đồng (năm 2000 là 3,37 triệu đồng).

Giá trị xuất khẩu năm 2009 của tỉnh đạt 131,5 triệu USD (năm 2000 là 21,6 triệu USD). Năm 1997, cơ cấu nông - lâm - thuỷ sản trong GDP của tỉnh chiếm 48,29% (năm 2009 là 23,89 %). Số doanh nghiệp có trên địa bàn trước năm 2000 là 61, số doanh nghiệp có trên địa bàn đến tháng 6 năm 2010 là 2079. Nguyên nhân chủ quan là mọi người ngày càng nhận thức được rằng tín ngưỡng và lễ hội suy cho cùng là nhu cầu chính đáng, xuất phát từ nhu cầu tâm linh của nhân dân. Bởi lẽ thông qua các sinh hoạt văn hoá đó, con người được cộng cảm trong các hoạt động văn hoá dân gian của cộng đồng làng xã hoặc cùng miền. Lễ hội truyền thống như chiếc cầu nối giữa đời thường (trần tục) với thế giới thiêng liêng cao cả, để được giãi bày tâm tư tình cảm. Đó chính là sự đồng cam cộng khổ, chia sẻ nỗi niềm. Từ đó ý thức cội nguồn được khơi dậy và trở thành phong trào tự giác rộng khắp trong nhân dân. Mặt khác, trong xã hội đang phát triển như ngày nay thì việc nghỉ ngơi, giải trí, du lịch hành hương hay đi lễ hội đã trở thành nhu cầu bức thiết của mỗi người dân. Thông qua việc đi lễ hội con người được giải toả tâm lý, bởi trong tiềm thức của mỗi người đi lễ để cầu tài, cầu lộc, cầu bình an...

Trong những năm gần đây, lễ hội truyền thống ở Hà Nam đã được nhân dân địa phương và các cơ quan quản lý của Nhà nước các cấp, các ngành quan tâm hơn. Người dân Hà Nam đã ý thức được rằng trong sự nghiệp chấn hưng nền văn hoá dân tộc thì lễ hội truyền thống đóng một vai trò hết sức quan trọng nhằm giáo dục truyền thống lịch sử văn hoá dân tộc cho mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao niềm tự hào tự tôn dân tộc và hướng về cội nguồn đối với thế hệ trẻ, để họ kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông.

Nhiều lễ hội được tổ chức trang trọng theo đúng phong cách truyền thống, xong vẫn phù hợp với đời sống văn hoá của xã hội hiện nay thu hút đông đảo du khách ở các nơi, như lễ hội tịch Điền (Duy Tiên), Năm2010 thu hút hàng

vạn người tham dự. Chỉ riêng buổi tối lễ cầu an hôm mùng 6 Tết đã có khoảng 10 vạn người.

Đây cũng là năm đầu tiên lễ Tịch điền được tổ chức chính thức. Năm 2009, lễ hội Tịch điền được phục dựng nhưng chỉ mang tính thử nghiệm.

Theo ông Trần Xuân Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, việc tổ chức lễ hội Tịch điền Đọi Sơn rất phù hợp với nghị quyết của Trung Ương về tam nông.

“Đọi Sơn cũng là xã được Trung Ương chọn thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới. Lễ hội này sẽ được nâng tầm cao hơn”.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định, ngày xưa nông nghiệp đã quan trọng, ngày nay nông nghiệp càng quan trọng hơn. Cho dù hiện nay chúng ta đang đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhưng nông nghiệp mãi mãi vẫn chiếm vị trí quan trọng.

Hiện nay, lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam đang được phục hồi tương đối toàn diện và rộng khắp. Toàn tỉnh hiện nay có tới hơn 100 lễ hội , các lễ hội đều dần đã lấy được dáng vẻ cổ truyền như xưa với các loại hình chính như: lễ hội đình, lễ hội chùa, lễ hội đền. Việc phục hồi các nghi thức, nghi lễ và phong tục tuyền thống đã đạt được những kết quả nhất định.

Trong suốt thời gian dài của lịch sử, lễ hội truyền thống của tỉnh Hà Nam vẫn được duy trì một cách bền bỉ, là một hình thức văn hóa độc đáo, có sức hấp dẫn lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân trong và ngoài tỉnh. Sở dĩ nó có sức hấp dẫn và sống mãi với người dân ở mọi lứa tuổi, mọi thời gian vì trong lễ hội ấy nó chứa đựng các giá trị đạo đức, văn hóa tâm linh, văn hóa thẩm mĩ. Nó làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân Hà Nam.

Vì vậy, cần đánh giá đúng mức, xác định trung thực những giá trị đích thực của lễ hội truyền thống để người dân xây dựng tốt đời sống tinh thần, góp phần vào thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Hà Nam là một tỉnh mới được tái lập lại (tách từ tỉnh Nam Hà) và vì thế

địa lý cũng như những tiềm năng, thế mạnh về kinh tế, du lịch… của tỉnh.

Mong muốn xây dựng một biểu tượng văn hóa để quảng bá hình ảnh tiềm năng kinh tế, du lịch của tỉnh là một nhu cầu thiết thực không chỉ của lãnh đạo mà còn của nhân dân toàn tỉnh.

* Những thành tựu của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam hiện nay.

Trong những năm qua công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam đã đạt được những thành tựu to lớn góp phần quan trọng vào xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đầm đà bản sắc dân tộc điều này được thể hiện cụ thể ở các mặt sau:

Thứ nhất: Lễ hội truyền thống ở Hà Nam đã được phục hồi nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh cho toàn xã hội. Lễ hội đền Lảnh Gianh (xã Mộc Nam – Duy Tiên – Hà Nam) thờ ba vị tướng đời Hùng Duệ Vương (vua Hùng thứ XVIII), lại phối thờ Tiên Dung công chúa, con vua. Hội được tổ hức vào tháng 6 và tháng 8(âm lịch) hàng năm thu hút hàng vạn lượt du khách hành hương và lễ đền.

Lễ hội còn là thời điểm cố kết sức mạnh cộng đồng, là thời điểm con người ôn lại truyền thống lịch sử của đất nước, góp phần quan trọng vào việc giáo dục truyền thống dân tộc “uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa” với những người có công với đất nước, với quê hương làng xã, cùng nhau thực hiện tốt những giá trị văn hoá tốt đẹp được truyền từ thế hệ trước, là môi trường lành mạnh để các thế hệ gặp gỡ. Đó chính là hình thức sinh hoạt mang tính vẹn toàn về văn hoá tâm linh, giúp con người hoà nhập với cộng đồng và không dứt đoạn với quá khứ lịch sử.

Trong sự nghiệp đổi mới, lễ hội truyền thống được phục hồi càng có thêm điều kiện để Hà Nam phục hồi tôn tạo, sửa chữa những công tình di tích, danh lam thắng cảnh được xây dựng ... Làm cho sinh hoạt văn hóa tinh thần

tốt đẹp của ông cha, của các dân tộc, tôn giáo được tìm và giữ lại. Trong lễ hội tịch Điền có biểu diễn múa trống, múa tứ linh...; lễ hội đền trần có lễ dâng hương, lễ rước nước; lễ hội đền lảnh Giang có tổ chức chồng kiệu, kéo cờ than. Ngoài các nghi lễ như tế lễ, rước thánh còn có phần hội hết sức phong phỳ như mỳa rồng, mỳa lõn, chiếu chốo sõn đền, hỏt chầu văn, vừ vật, đấu cờ người, tổ tôm điếm, múa sư tử, thổi cơm trên quang gánh, chọi gà, đuổi vị dưới nước, đi cầu khỉ…Ở những lễ hội đình miếu có nghệ thuật hát chiếu chèo, hát dậm. Đây chính là những nghệ thuật văn hóa đặc sắc cần được giữ gìn và phát huy hiện nay ở Hà Nam.

Thứ hai: Bảo tồn và phát huy lễ hội còn là môi trường giúp cho cộng đồng bảo tồn và phát huy tuyền thống tốt đẹp của làng xã mình một cách tốt nhất.

Ở Hà Nam lễ hội truyền thống gắn với những giá trị của những di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh. Thực tế cho thấy đây là sự ràng buộc giữa con người với quê hương làng xã. Không gian và kiến trúc của những công trình văn hóa cần được bảo tồn và phát huy. Với những loại hình di tích văn hóa đa dạng: di tích lịch sử, di tích cách mạng, di tích kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh. Phần nhiều các di tích văn hóa này liên quan đến việc thờ cúng lễ hội truyền thống. Những việc thờ cúng lễ hội ở các đình, đền ở Hà Nam có ý nghĩa lành mạnh về văn hóa tinh thần mang tính chất "tâm linh" dân dã, vượt ra ngoài sự ràng buộc của tư duy tôn giáo.

Ngoài ra, lễ hội truyền thống ở Hà Nam chính là ngày hội của nhân dân hội tụ các hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc của nhân dân, một sinh hoạt cộng đồng có khả năng đáp ứng được nhiều mặt của nhu cầu văn hóa. Lễ hội truyền thống Hà Nam ngày nay trở thành nhu cầu mà nội dung của nó phản ánh nguyện vọng của cộng đồng người, mơ ước cuộc sông tốt lành cho tương lai. Nhân dân Hà Nam luôn ý thức sâu sắc khôi phục nét đẹp của quá khứ xa

thập phương đến tham quan chiêm ngưỡng nhằm giới thiệu những nét đẹp về văn hóa quê hương mình. Đó cũng là dịp để dân làng tỏ lòng biết ơn thành kính và biết ơn các vị thần linh đã dày công dựng làng mở ấp cho con cháu có được ngày hôm nay.

Người dân ở nơi đây đến với lễ hội không chỉ nhằm mục đích ngưỡng vọng đấng thiêng liêng mà còn để trở về với thiên nhiên, chiêm ngưỡng cái đẹp trong những công trình kiến trúc di tích, tìm hiểu ý nghĩa lịch sử và những huyền thoại của lễ hội. Lễ hội là nơi rất thiêng liêng nhưng cũng là nơi rất thực, rất đời. Đến với lễ hội con người như được tắm mình với thiên nhiên mĩ lệ của đất nước, được thưởng thức những công trình văn hóa sáng tạo của nghệ nhân, được hòa hợp cộng đồng họ càng tăng thêm tình yêu quê hương dất nước và con người.

Lễ hội truyền thống ở Hà Nam đã hình thành tình cảm cộng đồng, khơi dậy tinh thần tập thể làng xã, một nét đẹp dân chủ ấm áp tình người, tình yêu quê hương muôn thuở. Nhớ về cội nguồn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống. Chính những giá trị nói trên đã góp phần giáo dục tư tưởng tình cảm yêu quê hương đất nước, tinh thần cộng đồng, trong việc giáo dục thẩm mĩ, bảo tồn nuôi dưỡng các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật của dân tộc.

Như vậy lễ hội không chỉ là tấm gương phản chiếu nền văn hoá dân tộc mà còn là môi trường để bảo tồn phát huy và làm giàu nền văn hoá dân tộc ấy….Điều này càng trở nên quan trọng trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và toàn cầu hoá hiện nay khi mà công cuộc bảo tồn và phát huy và làm giàu văn hoá truyền thống của dân tộc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, thì làng xã Việt Nam lại gánh một phần trách nhiệm là nơi bảo tồn làm giàu và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

*Những hạn chế của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lễ hội

Bên cạnh những thành tựu trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam thì còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định

Hiện nay việc khôi phục lễ hội còn diễn ra một cách tràn lan, thận chí kịch bản hoá một cách hiện đại, bắt chước theo kiểu rập khuôn máy móc,...

Nhiều địa phương cố gắng để được công nhận là di tích lịch sử, xếp hạng di tích, để được tổ chức lễ hội, kể cả những nơi chưa có cội nguồn lịch sử cần thiết để làm nên nghi lễ và hội hè, khiến lễ hội trở nên nghèo nàn và đơn điệu.

GS Ngô Đức Thịnh nhận xét: “Trong việc phục hồi và phát huy lễ hội truyền thống hiện nay, dưới danh nghĩa là đổi mới lễ hội, gắn lễ hội với giáo dục truyền thống, gắn lễ hội với giáo dục...đây đó và ở nhiều mức độ khác nhau, đang diễn ra xu hướng áp dụng một số mô hình đinh sẵn, làm cho tính chủ động và sáng tạo của người dân bị suy giảm, thậm chí họ còn bị gạt ra ngoài khỏi sinh hoạt văn hoá, mà vốn xưa là của họ, do họ và vì họ. Chính xu hướng này khiến cho lễ hội mang nặng tính hình thức, phô trương, giả tạo, mà hệ quả là vừa tác động tiêu cực tới chủ thể văn hoá, vừa hiến cho du khách hiểu sai lệch về văn hoá dan tộc”

Mặt khác việc tu bổ di tích được thực hiện một cách sơ sài làm biến dạng đi di tích, cảnh quan nơi di tích bị xâm hại đáng kể. Sau một thời gian dài không được quan tâm tu bổ, bị sử dụng sai mục đích, nhiều di tích nơi diễn ra lễ hội bị xuống cấp một cách trầm trọng, thậm chí còn bị phá huỷ.

Công cuộc khôi phục di tích lại không có sự nhận thức đúng đắn, dẫn đến làm phá vỡ cảnh quan nơi di tích, thậm chí làm biến dạng kiến trúc di tích gốc.

Hiện tượng thương mại hoỏ lễ hội đang bộc lộ rừ nột khụng chỉ trong cung cách biểu hiện lễ hội mà còn cả trong nghi lễ, lễ tiết của lễ hội như: việc khoán lễ hội, khấn thuê, lạy thuê, cầu xin thuê...Nhiều người lợi dụng việc tổ chức lễ hội để kiếm lời bằng các loại hình dịch vụ như ăn, nghỉ, bán hàng với

Thực trạng này đang diễn ra ngày càng nhiều không chỉ ở những lễ hội lớn mà dần len lỏi vào những lễ hội nhỏ.

Mê tín dị đoan và đốt vàng mã tràn lan đang có cơ hội phát triển: Lên đồng, bói toán, xóc thẻ, xin số....đang diễn ra ngày càng nhiều, tác động đến ý thức, tinh thần của người dân, thậm chí khiến nhiều người dân hoang mang lo sợ. Đây là những hoạt động của của những kẻ làm ăn bất chính lợi dụng nơi tôn kính trang nghiêm, biến những thần thánh có công có đức trong lịch sử thành đối tượng cho hoạt động phản văn hoá, lợi dụng lòng tin của mọi người để thu lợi bất chấp mọi thủ đoạn.

Một số hủ tục và tệ nạn xã hội còn hoành hành như cờ bạc, hút sách, chè chén có dịp được phung phí. Trong không khí cởi mở của lễ hội dễ có tâm lý đồng hoá, nhìn tất cả mọi việc bằng con mắt ưu ái, coi như không có hại, nhưng nó làm vẩn đục đi bầu không khí trong lành của lễ hội. Ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống của người dân Hà Nam nói chung

Trên đây là những hạn chế tiêu biểu trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam. Cần các ngành các cấp, cơ quan quản lý nhà nước, nhân dân địa phương nhận thức và khắc phục kịp thời.

2.2 Dự báo xu thế tiến triển của lễ hội truyền thống Hà Nam trong thời gian tới nhƣ sau:

Trong kỷ nguyên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa, xã hội phát triển toàn diện cuộc sống của nhân dân không ngừng tăng lên về mọi mặt. Do vậy nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần sẽ cao hơn nhiều so với hiện nay. Khi ấy nhu cầu về tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân lao động trở thành nhu cầu bức thiết không thể thiếu, để cân bằng về mặt tâm lý và tình cảm của con người, sự cộng cảm và cộng mệnh của các cộng đồng người trong đời sống xó hội hiện đại càng được thể hiện rừ thụng qua cỏc mối quan hệ và giao lưu văn hóa, với lòng nhân ái, bao dung và vị tha sâu sắc. Khi ấy lễ

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lễ hội ở tỉnh Hà Nam hiện nay (Trang 65 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)