CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở HÀ NAM
1.2 Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam
1.2.1 Quan điểm về bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam
Quan điểm về bảo tồn: Bảo tồn nghĩa là giữ lại, không bị mất đi, không bị thay thế và không bị biến dạng. Tuy nhiên ở đây chúng ta cần phải bảo tồn lễ hội tuyền thống trên cơ sở kế thừa. Bởi vì lễ hội là một hiện tượng văn hoá
định. Sự phát triển của lễ hội cũng là một quá trình lịch sử, trong đó nó tích hợp những yếu tố của mỗi giai đoạn lịch sử. Người ta thường nói đến những lớp văn hoá tồn tại trong mỗi lễ hội truyền thống. Chính vì lẽ đó người ta rất khó phân biệt đâu là yếu tố nguyên gốc đâu là yếu tố phái sinh trong quá trình phát triển của lễ hội, và như vậy, việc bảo tồn nguyên vẹn cũng không thể xác định được. Cho nên việc bảo tồn lễ hội truyền thống trên cơ sở kế thừa rất hợp lý để phát huy. Tuy nhiên vấn đề đáng nói ở đây là yếu tố nào được lựa chọn và yếu tố nào không được lựa chọn để phát huy. Trên cơ sở của sự hiểu biết như vậy, chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm Đời sống mới, đã nêu những quan điểm rừ ràng về sự kế thừa, cỏi gỡ cũ mà xấu thỡ phải bỏ, cỏi gỡ cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý, cái gì cũ mà tốt thì phát triển thêm. Quan điểm này của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa.
Quan điểm về phát huy: Việc phát huy di sản văn hoá phi vật thể nói chung và văn hoá lễ hội truyền thống nói riêng là làm sao khơi dậy và lan tỏa được ý thức của cộng đồng, niềm tự hào của cộng đồng về di sản văn hoá phi vật thể. Trong việc phát huy lễ hội truyền thống vấn đề đặt ra là phải tuyên truyền giáo dục cộng đồng nhất là thế hệ trẻ.
Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam là một hoạt động đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta có thể thấy giá trị văn hoá của lễ hội truyền thống ở Hà Nam biểu hiện cụ thể như sau:
+ Giá trị kinh tế: Lễ hội truyền thống tạo nên môi trường du lịch văn hoá tâm linh hấp dẫn. Nó là nhân tố tạo nên sự thư giãn tinh thần, là sự biểu hiện cách ứng xử văn hoá với thiên nhiên, với thần thánh, với cộng đồng xã hội. Nhờ có không khí linh thiêng, vui tươicủa những ngày lễ hội mà mỗi người chút bỏ dược những lo âu phiền muộn của cuộc sống đời thường mà thúc đảy quá trình lao động sáng tạo để làm ra nhiều của cải vật chất cho xã hội.
Mặt khác lễ hội truyền thống là một bảo tàng văn hoá, nơi lưu giữ những tín ngưỡng tôn giáo, những hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc của cộng đồng làng, xã nơi phản ánh tâm thức của con người trung thực nhất. Với ngành du lịch lễ hội truyên thống ở Hà Nam là một sản phẩm đặc biệt, giới thiệu vùng đất, con người ở Hà Nam. Tuyên truyền văn hoá đặc sắc ở quê hương cho du khách trong và ngoài nước. Do đó lễ hội truyền thống ở Hà Nam tự mang trong mình một giá trị kinh tế tương đối lớn.
+ Giá trị lịch sử: Giá trị về đại đoàn kết dân tộc; giá trị hướng về cội nguồn dân tộc.
Mỗi cộng đồng hình thành và tồn tại trên cơ sở của những nền tảng gắn kết do cùng cư trú trên một lãnh thổ, gắn kết về sở hữu tài nguyên và lợi ích kinh tế, gắn kết bởi số mệnh chịu sự chi phối của một lực lượng siêu nhiên nào đó, gắn kết bởi nhu cầu đồng cảm trong các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hoá... Mà lễ hội chính là môi trường góp phần quan trọng tạo nên niềm cộng sinh, cộng cảm, đoàn kết trong cộng đồng.
Ngày nay, trong điều kiện xã hội hiện đại, con người nói chung và người Hà Nam nói riêng ngày càng khẳng định cái "cá nhân", cái "cá tính"
của mình nhưng không vì thế cái cộng đồng bị phá vỡ, mà nó chỉ biến đổi hình thái và phạm vi, con người vẫn phải nương tựa vào nhau, nhu cầu cầc phải kết hợp với nhau. Trong điều kiện như vậy, lễ hội truyền thống ở Hà Nam vẫn giữ nguyên giá trị biểu tượng cho tinh thần đoàn kết , sự cố kết cộng đồng.
Tất cả các lễ hội đều hướng về cội nguồn. Đó là cội nguồn tự nhiên mà con người vốn từ đó sinh ra và nay vẫn là bộ phận hữu cơ, nguồn cội cộng đồng như: dân tộc, đất nước, xóm làng, tổ tiên, nguồn cội văn hoá.... Hơn thế nữa hướng về cội nguồn đã trở thành tâm thức của người Việt Nam, Tuyền thống "Uống nước nhớ nguồn" "ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Vì vậy mà lễ hội thường gắn với hành hương du lịch.
Lễ hội đồng thời tái hiện lại cuộc sống của quá khứ và hiện tại bằng hình thức lễ tế và trò diễn. Đó là cuộc sống lao động và chống lại thiên tai, địch hoạ, được thể hiện dưới hoạt động văn hoá tinh thần vô cùng sinh động.
Qua đó cac kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm sống của ông cha ta được tái hiện để con cháu các thế hệ học tập và noi theo.
Ngày nay, trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ toàn cầu hoá hiện đại hoá truyền thống văn hoá của đân tộc nói chung của tỉnh Hà Nam nói riêng đang có nguy cơ bị mai một. Hơn bao giờ hết con người càng có nhu cầu tìm về cội nguồn tự nhiên của mình, hoà mình vào môi trường thiên nhiên, tìm lại cội nguồn gốc. Cho nên lễ hội truyền thống là một trong những phương thức quan trọng để con người thực hiện được những nhu cầu đó.
+ Giá trị văn hoá: Giá trị văn hoá tâm linh; giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hoá tinh thần; giá trị bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Bên cạnh đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tư tưởng còn hiện hữu đời sống tâm linh. Đó là đời sống của con người hướng về cái cao cả thiêng liêng chân, thiện, mỹ mà con người ngưỡng mộ, ước vọng tôn thờ, trong đó có niềm tin tôn giáo tín ngưỡng. Tôn giáo, tín ngưỡng thuộc về đời sống tâm linh, tuy nhiên không phải tất cả đời sống tâm linh lại thuộc về tín ngưỡng tôn giáo. Chính tôn giáo, tín ngưỡng, các nghi lễ, lễ hội làm thoả mãn về nhu cầu đời sống tâm linh của con người, đó là sự thăng hoa từ đời sống hiện hữu.
Trong quá trình lao động sáng tạo, để đáp ứng nhu cầu cục sống của mình, cộng đồng làng không chỉ biến đổi cái tự nhiên để tạo ra sản phẩm văn hoá, mà còn hoà mình vào với thế giới hữu hình và vô hình trong tự nhiên. Và không ít trường hợp con người bất lực trước tự nhiên, họ phải nhờ tới sự che chở của tổ tiên, dòng họ, thành hoàng, và các vị thần linh khác trong cuộc sống, trong lao động sảm xuất.... Họ cầu mong thần linh phù hộ cho cuộc sống bình an, mùa màng bội thu, thành đạt trong nghề nghiệp. Chỉ có lễ hội,
các cộng đồng dân cư mới có dịp thoả mãn đời sống tâm linh, được thăng hoa từ đời sống hiện thực và hưởng thụ các giá trị đời sống tâm linh.
Lễ hội với những hình thức cúng tế, dâng lễ vật, cầu nguyện thần linh...
đã làm cho nó ẩn chứa trong mình đời sống tâm linh.
Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hoá tinh thần của lễ hội truyền thống Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng văn hoá cộng đồng của nhân dân ở làng quê, cũng như thành thị. Trong các lễ hội nhân dân đứng ra tổ chức, sáng tạo và tái hiện các sinh hoạt văn hoá cộng đồng và hưởng thụ các giá trị văn hoá và tâm linh. Trong những thời điểm mạnh của lễ hội, khi tất cả mọi người hoà vào không khí thiêng liêng, hứng khởi thì khoảng cách xã hội giữa các cá nhân đời thường dường như không còn danh giới, mọi người cùng nhau sáng tạo, hưởng thụ văn hoá của mình.
Mỗi người chúng ta đều có đức tin về sự hiện hữu và chứng giám của thế giới tâm linh, thế giới siêu nhiên về những hành vi, thái độ thành kính của mình. Muốn vậy con người phải chứng tỏ vẻ đẹp chân thiện mỹ của bản thân.
Người ta cùng nhau hành hương, cùng nhau tưởng tượng, cùng nhau chiêm bái về cái thiêng và như vậy lễ hội lại nảy sinh ra những giá trị văn hoá mới mang tính lịch sử thời đại.
Với những giá trị to lớn như trên việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội truyền thống ở tỉnh Hà Nam nói riêng và trong cả nước nói chung là việc làm hết sức cần thiết.
1.2.2 Một số nguyên tắc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lễ hội