Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân hiểu rõ

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lễ hội ở tỉnh Hà Nam hiện nay (Trang 78)

6. Đóng góp của đề tài

2.3.1 Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân hiểu rõ

tầm quan trọng của văn hoá lễ hội truyền thống.

Chú trọng công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ những giá trị văn hoá, lịch sử của lễ hội, trân trọng và tích cực chủ động phát huy các giá trị đó trong đời sống cộng đồng hiện nay. Chính quyền địa phương và các ban quản lý di tích nên sưu tầm biên soạn các tư liệu giới thiệu về các vị thần thánh được thờ nơi đó, giảng giải cho người dân trong cộng đồng cũng như khách tới dự lễ hội về nguồn gốc của lễ hội và các nghi thức thờ cúng nhất thiết phải được tuân thủ. Bên cạnh đó là việc khôi phục lại các trò chơi trò diễn có nhiều

nào là thuần phong mỹ tục, hiểu được ý nghĩa của truyền thống thì người dân mới có ý thức giữ gìn bảo tồn và phát huy những tinh hoa văn hoá đó. Tránh hiện tượng do thiếu hiểu biết mà làm mất đi, hoặc biến dạng những di tích và tập tục cổ truyền tốt đẹp và quý giá.

Song song với hoạt động trên chúng ta phải thường xuyên tuyên truyền giáo dục, động viên, nâng cao nhận thức cho người dân về những hoạt động mê tín dị đoan, và các tệ nạn xã hội khác đang hoành hành trong những lễ hội để người dân biết phòng ngừa và tránh xa. Nếu nhân dân biết, có ý thức trong việc đốt vàng mã, tránh xa bói toán coi đó là những việc làm nhảm nhí, bất chính thì việc ngăn cấm những việc này sẽ không còn gặp khó khăn nữa. Cần thường xuyên nêu gương các tấm gương người tốt, việc tốt trong công tác tổ chức và quản lý lễ hội, thường xuyên đăng tải trên những phương tiện thông tin đại chúng, trên cơ sở đó góp phần làm cho người dân ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân trong việc tham gia lễ hội.

Công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng những giá trị văn hoá, lịch sử của lễ hội truyền thống được xem là biện pháp quan trọng nhất trong công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá lễ hội trong đời sống hôm nay.

Trong những năm qua, công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; tuy nhiên, ở một số lễ hội vẫn còn để xảy ra sai phạm, do công tác quản lý lễ hội ở nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là ý thức thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng của một bộ phận du khách tham gia lễ hội còn chưa tốt.

Để chấn chỉnh những tồn tại trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện tốt một số nội dung cụ thể sau:

1. Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân và khách tham quan các quy định về thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội; các văn bản quy định về hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa. Tuyên truyền, vận động nhân dân không sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt thả đèn trời và các loại pháo nổ.

2. Tăng cường công tác tuyên truyền về ý nghĩa của lễ hội, về giá trị lịch sử của di tích. Hướng dẫn cụ thể đối với việc đặt hòm công đức, tránh tình trạng đặt tiền lễ, tiền công đức, tiền “giọt dầu” không đúng nơi quy định như: giắt tiền vào tay tượng, nải quả, hay ném tiền xuống giếng hoặc đặt tiền ở các nơi khác trong không gian lễ hội...gây phản cảm, thiếu mỹ quan, làm ảnh hướng đến di tích.

3. Ban quản lý, Ban khánh tiết di tích khi tổ chức lễ hội phải ký cam kết với chính quyền địa phương về trách nhiệm trong công tác tổ chức lễ hội trên địa bàn. Có phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ. chịu trách nhiệm về các vấn đề xảy ra trên địa bàn.

Có trách nhiệm hướng dẫn cho nhân dân đặt tiền lễ đúng nơi quy định; bố trí lực lượng thu gom kịp thời các loại tiền lễ của nhân dân đặt vào nơi quy định để quản lý.

4. Không đốt đồ mã trong khu vực lễ hội, nghiêm cấm lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan; nghiêm cấm lưu hành văn hóa phẩm không rõ nguồn gốc. Đối với các hàng quán bày bán trong khu vực lễ hội phải sắp xếp hợp lý, văn minh, giữ gìn vệ sinh môi trường.

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lễ hội ở tỉnh Hà Nam hiện nay (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)