Một số giải pháp

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội (2) (Trang 57)

4.3.1.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường

Trong cơ chế mở cửa thị trường với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp, công tác nghiên cứu thị trường ngày càng trở nên quan trọng. Việc nghiên cứu thị trường cho phép chúng ta nắm bắt được nhu cầu, giá cả, dung lượng thị trường và những vấn đề môi trường kinh doanh của Công ty, Từ đó có thể đưa ra các chiến lược và phương thức kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Để giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động nghiên cứu thị trường, Công ty cần phải:

- Thực hiện tốt hơn nữa quá trình thu thập thông tin về nhu cầu sản phẩm văn phòng phẩm trên thị trường. Đó là những thông tin mang tính hệ thống được thu thập trực tiếp hay gián tiếp từ tất cả các kênh thông tin (báo chí, phát thanh, truyền hình, các thông tin từ phía Chính phủ).

- Nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động xử lý thông tin: Cần phải đề ra những tiêu chí nghiên cứu nhằm phân loại thông tin và tổng hợp được thông tin một cách chính xác.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường làm tăng khối lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty, tìm kiếm được nhiều khách hàng mới làm tăng thêm lợi nhuận cho Công ty. Nếu làm tốt công tác nghiên cứu thị trường công ty sẽ có những thông tin hết sức hữu ích cho quá trình ra quyết định trong hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu thị trường tốt giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiêu thụ được sản phẩm tránh ứ đọng vốn do hàng tồn kho.

4.3.1.2. Tăng cường quảng cáo

Hiện nay Công ty chưa chú trọng đến công tác quảng cáo sản phẩm. Công ty mới chỉ quảng cáo sản phẩm qua catalog, nếu Công ty sử dụng kết hợp nhiều hình thức quảng cáo sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc đưa hình ảnh sản phẩm của Công ty vào trong tâm trí khách hàng. Nhưng bên cạnh đó Công ty cũng phải xác định kinh phí quảng cáo một cách hợp lý.

Công ty có thể sử dụng những hình thức quảng cáo tốn ít chi phí mà vẫn có hiệu quả tốt như:

- Công ty có thể đăng quảng cáo sản phẩm trên các trang web giải trí, các trang web thông tin có nhiều người truy cập để ngày càng có nhiều người biết đến sản phẩm của Công ty hơn.

- Công ty nên đăng quảng cáo sản phẩm trên các báo như để tiếp cận đối tượng khách hàng là học sinh – sinh viên thì đăng trên báo hoa học trò hay báo sinhviên Việt Nam...vì đây là những tạp chí được nhiều bạn trẻ quan tâm và tìm đọc. Khi những hình ảnh sản phẩm của Công ty được đăng lên sẽ được mọi người xem, từ đó họ sẽ biết đến

sản phẩm của Công ty và có thể nảy sinh nhu cầu về sản phẩm và tìm đến đại chỉ của Công ty.

- Hình thức quảng cáo thông qua thư điện tử cũng được xem là một hình thức quảng cáo hiệu quả, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho Công ty, đặc biệt dễ dàng khi Công ty sử dụng hình thức thiết kế mẫu trên máy vi tính.

Ngoài ra, Công ty phải xây dựng các chính sách xúc tiến bán hàng như khuyến mại, giảm giá, quan hệ công chúng, … nhằm đẩy mạnh bán ra và thu hút thêm khách hàng mới.

4.3.1.3. Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm

Việc nghiên cứu tìm tòi tăng thêm chủng loại sản phẩm nhằm tạo ra sự phù hợp hơn đối với các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty mở rộng đối tượng khách hàng của mình.

Hiện nay sản phẩm của Công ty chủ yếu tập trung vào đối tượng là giới văn phòng vì vậy còn rất nhiều đối tượng khách hàng để Công ty có thể khai thác. Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm là biện pháp không thể thiếu để mở rộng đối tượng khách hàng nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và khai thác tối đa nhu cầu của thị trường.

Để làm được điều này, Công ty cần phải đầu tư kinh phí cho việc quảng bá sản phẩm, đa dạng hóa chủng loại, tiếp cận với các đối tượng khách hàng tiềm năng như học sinh – sinh viên....

4.3.1.4. Giảm giá bán sản phẩm

Giá là một công cụ cạnh tranh sắc bén đối với mọi doanh nghiệp. Giá bán sản phẩm của Công ty hiện nay còn cao so với các đối thủ cạnh tranh vì vậy công ty cần đưa ra các biện pháp nhằm làm giảm giá bán sản phẩm.

Thứ nhất là tìm kiếm nguồn cung ứng trong nước với giá rẻ, gia tăng mối quan hệ với nhà cung cấp chính để có thêm nhiều chiết khấu và ưu đãi về giá. Biện pháp này sẽ giúp cho Công ty làm giảm giá thành sản phẩm dẫn đến giá bán sản phẩm cũng sẽ giảm xuống. Đây là biện pháp lâu dài giúp Công ty nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường mà không làm giảm lợi nhuận của Công ty. Để làm được như vậy Công ty cần:

Thứ hai là Công ty chấp nhận hạ giá bán sản phẩm xuống và giảm lợi nhuận thu được. Đây chỉ là giải pháp mang tính tạm thời để nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, nhưng đây không phải là một biện pháp hữu hiệu giúp Công ty phát triển bền vững và có thể cạnh tranh lâu dài trên thị trường.

4.3.1.5. Nâng cao chất lượng sản phẩm

Chất lượng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu khi người tiêu dùng chọn mua một sản phẩm. Nó quyết định sự tồn tại của sản phẩm cũng như chỗ đứng của Công ty trên thị trường. Chất lượng không chỉ giúp các doanh nghiệp nhận thức rõ hơn sự khắc

nghiệt của cạnh tranh trong cơ chế thị trường mà còn làm thay đổi cách tiếp cận của các nhà quản lý với người lao động, với khách hàng, với nhà cung ứng và các đối tác. Chất lượng tập trung vào việc loại bỏ lãng phí và các lỗi thông qua yêu cầu “làm đúng ngay từ đầu” và loại bỏ những nguyên nhân gốc rễ nhằm tránh việc lặp lại những lỗi không cần thiết.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty phải thực hiện tốt công tác quản trị chất lượng, vì vậy Công ty cần chú ý tới những vấn đề sau:

- Quản trị chất lượng trong khâu cung ứng: Kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm đã nhận từ phía nhà cung cấp, bảo quản tốt hàng hóa, sản phẩm đã nhận tránh hư hỏng, xuống cấp.

- Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu đặt hàng của khách hàng về chủng loại và chất lượng sản phẩm, quy cách kỹ thuật, nhãn mác, bao bì đóng gói.

Việc nâng cao chất lượng sản phẩm giúp Công ty tạo dựng được uy tín với khách hàng từ đó tạo khả năng thiết lập quan hệ ổn định lâu dài với khách hàng. Việc xây dựng và áp dụng tốt các hệ thống quản trị chất lượng sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thông qua các tác động cụ thể như tạo được lòng tin và sự trung thành của khách hàng, tiếp cận những khách hàng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm.

4.3.1.6. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Nâng cao trình độ quản lý cho các cán bộ quản trị các cấp: Đây là đội ngũ chủ chốt trong Công ty, thực hiện các chức năng quản lý các hoạt động của Công ty vì vậy để Công ty hoạt động tốt thì cần phải có một đội ngũ lãnh đạo giỏi và giầu kinh nghiệm.

Nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên bán hàng: Đây là đội ngũ trực tiếp quan hệ với khách hàng và có ảnh hưởng lớn đến các quyết định mua của khách hàng. Thực chất mọi hoạt động thành công của lực lượng bán hàng bắt đầu từ việc tuyển chọn và duy trì đội ngũ nhân viên bán hàng giỏi. Mức độ kết quả công việc của nhân viên bán hàng giỏi khác xa kết quả công việc của nhân viên bán hàng trung bình. Nếu trình độ đội ngũ bán hàng của Công ty cao sẽ giúp cho việc thuyết phục khách hàng mua sản phẩm một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn và sẽ tạo lập được mối quan hệ tốt giữa khách hàng với Công ty, tạo dựng uy tín cho Công ty trên thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để nâng cao được trình độ nguồn nhân lực, Công ty cần phải:

- Có chiến lược đào tạo cán bộ quản lý một cách hệ. Tổ chức đào tạo thường xuyên cho nhân viên bán hàng theo các chương trình ngắn hạn.

- Lựa chọn được người quản lý bộ phận bán hàng chuyên nghiệp, có kinh nghiệm không nên đưa nhân viên bán hàng giỏi nhất của mình lên làm người quản lý bán hàng vì như vậy, Công ty có thể có một người quản lý tồi, trong khi lại mất đi một nhân viên bán hàng giỏi.

- Từng bước chuẩn hoá chức năng, yêu cầu về trình độ chuyên môn của từng vị trí trong công ty từ đó có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại.

- Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng. Khi tuyển dụng cán bộ quản trị cấp cao phải đề ra những tiêu chuẩn như: trình độ đại học, tư cách đạo đức, trình độ ngoại ngữ, sự hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của Công ty và kinh nghiệm thực tế đối với vị trí cần tuyển.

4.3.1.7. Tăng cường mối quan hệ với các cửa hàng và đại lý bán lẻ

Công ty nên đưa ra các chính sách ưu đãi trong bán hàng cho các đại lý nhằm kích thích họ mua nhiều hàng của Công ty hơn như: Giảm giá khi khách hàng mua với số lượng lớn hay chiết khấu khi khách hàng thanh toán sớm. Ngoài ra Công ty nên có các hoạt động hỗ trợ bán hàng cho các cửa hàng bán lẻ như cử nhân viên bán hàng của Công ty xuống các cửa hàng để giới thiệu sản phẩm cho khách, cung cấp các bản mẫu sản phẩm văn phòng phẩm của Công ty cho các cửa hàng nhằm giúp cho khách hàng dễ dàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp.

4.3.1.8. Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty

Biện pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường là Công ty phải thực hiện tốt các dịch vụ sau bán.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc thực hiện tốt các dịch vụ sau bán có ý nghĩa hết sức quan trọng, làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Ta thấy rằng: “Không có khách hàng thì không có kinh doanh”, bản thân công việc kinh doanh phụ thuộc vào sự thành công của nỗ lực bán hàng. Song, nỗ lực bán hàng không đơn giản chỉ nhằm bán được hàng lần đầu, mà còn nhằm bán được hàng nhiều lần và làm hài lòng khách hàng để nâng cao uy tín của Công ty và của sản phẩm trên thị trường. Việc này đòi hỏi phải có một chương trình dịch vụ sản phẩm để thể hiện thái độ ân cần của Công ty trong việc đáp ứng những nhu cầu của khách hàng. Thực tế cho thấy trong thời gian qua Công ty chưa thực hiện tốt các dịch vụ sau bán vì đội ngũ nhân viên bán hàng còn thiếu kinh nghiệm và Công ty chưa đủ kinh phí để đảm bảo thực hiện tốt các dịch vụ sau bán vì vậy làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường và làm giảm sản lượng tiêu thụ hàng hóa.

Thực hiện tốt các dịch vụ bán hàng sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy an tâm, hài lòng và tin tưởng vào Công ty, giúp cho Công ty tạo dựng được uy tín và thương hiệu trên thị trường.

Để thực hiện tốt các dịch vụ bán hàng, Công ty cần phải:

Bổ sung thêm kinh phí cho việc thực hiện các dịch vụ bán hàng trong đó có ưu tiên cho các dịch vụ sau bán.

Tạo lập được một hệ thống thông tin phản hồi ý kiến đánh giá của khách hàng về việc thực hiện các dịch vụ sau bán của Công ty để từ đó thấy được những điểm yếu để khắc phục và hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội (2) (Trang 57)