5. Kết cấu khóa luận
3.1.2. Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác huy động vốn TGTK thì chi nhánh VPBank Vĩnh Phúc còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục để nâng cao hiệu quả huy động TGTK trong thời gian tới.
Thứ nhất, Mặc dù nguồn vốn TGTK tăng trưởng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng không đồng đều. Ở năm 2011 tăng trưởng 54.06% so với năm
2010, nhưng năm 2012 mức tăng trưởng chỉ 9.43% so với năm 2011, không đạt được mục tiêu tăng trưởng ổn định của chi nhánh VPBank Vĩnh Phúc, dẫn tới tình trạng ngân hàng không chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình.
Thứ hai, Xét về số tương đối thì TGTK chiếm tới 65% tổng nguồn vốn huy động, nhưng về số tuyệt đối thì con số này rất nhỏ so với tổng nguồn vốn sử dụng của ngân hàng và phần trăm đáp ứng vốn cho vay có xu hướng giảm xuống qua các năm, nếu năm 2010 nguồn vốn huy động đáp ứng được 35% tổng dư nợ cho vay của chi nhánh VPBank Vĩnh Phúc, thì năm 2012 chỉ đáp ứng được 25% dư nợ cho vay.
Thứ ba, Thiết lập mối quan hệ với khách hàng, chưa có sự chủ động giao dịch giữa NH với công chúng, NH thiếu một lực lượng chuyên đảm nhiệm công việc tư vấn truyền thông về NH đến với công chúng, vì thế mà NH vẫn chưa khai thác một cách triệt để nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư.
Thứ tư, TGTK bằng ngoại tệ của chi nhánh VPBank Vĩnh Phúc phát triển rất chậm và tỷ trọng quá nhỏ, ngân hàng chưa đa dạng loại ngoại tệ, chỉ huy động ngoại tệ USD. Điều này làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Thứ năm, Trình độ, năng lực của đa số cán bộ nhân viên trong ngân hàng tuy đã được nâng lên song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Số cán bộ có trình độ ngoại ngữ, giỏi vi tính còn ít, do đó khả năng tiếp cận khai thác chương trình công nghệ mới phục vụ khách hàng bị hạn chế. Công tác tiếp thị chưa có hiệu quả cao.