5. Kết cấu khóa luận
2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu theo một quy trình cụ thể, các bước tiến hành như sau:
Bước 2: Xác định phương pháp nghiên cứu. Bước 3: Xây dựng kế hoạch nghiên cứu.
Bước 4: Xác định loại dữ liệu cần thu thập (dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ
cấp).
Bước 5: Tiến hành thu thập dữ liệu.
- Với dữ liệu sơ cấp đề tài đã sử dụng các phương pháp:
+ Điều tra trắc nghiệm: xây dựng phiếu điều tra, lập, phát, thu phiếu điều tra, sau đó tổng hợp dữ liệu.
+ Phỏng vấn chuyên gia: xác định câu hỏi phỏng vấn, thực hiện phỏng vấn, rồi tiến hành tổng hợp dữ liệu.
+ Quan sát thực tế: xác định vấn đề cần quan tâm, tiến hành quan sát, sau đó tổng hợp lại những gì quan sát được.
Tổng hợp được bộ số liệu sơ cấp.
- Với dữ liệu thứ cấp thực hiện thu thập theo các bước:
+ Tiến hành xác định loại thông tin thứ cấp cần thu thập. + Khai thác nguồn cung cấp thông tin.
+ Tổng hợp dữ liệu thứ cấp.
Từ các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp ta thu được bộ số liệu.
Với các bước tiến hành thu thập dữ liệu như trên,cho dù mức đóng góp của các bước là khác nhau nhưng ta không thể phủ nhận vai trò của từng bước đều rất quan trọng.
- Bước xác định vấn đề nghiên cứu là rất quan trọng, giúp ta không đi sai hướng, đi đúng trọng tâm của vấn đề nghiên cứu.
- Xác định phương pháp nghiên cứu: đối với mỗi phương pháp sẽ có loại số liệu tương ứng.
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu: phân bổ thời gian hợp lý, tránh lãng phí cả về thời gian và tiền bạc.
- Xác định loại dữ liệu cần thu thập: cần xác định rõ loại dữ liệu cần thu thập, để hiệu quả thu thập đạt được cao nhất.
- Bước tiến hành thu thâp: thực hiện nghiêm túc, gắn với các mục tiêu đã xác định trước, để đạt được mục đích nghiên cứu.