Sử thi Mơ Nông - ot ndrong là món ăn tinh thần không thể thiếu được của người Mơ Nông. Đồng bào nghe ot ndrong càng nghe càng thích, nghe từ sáng đến tối không chán, có khi mải nghe quên cả ăn, nghe từ chập tối đến lúc gà gáy sáng cũng không buồn ngủ. Đồng bào cho rằng khi nghe ot ndrong
không những giúp người nghe hiểu biết về các chặng đường đầu tiên của sự phát triển tộc người, mà còn giúp họ làm việc bền bỉ hăng say hơn.
Lịch sử sang trang, hình thái xã hội đầu tiên của chế độ thị tộc được đề cập đến trong sử thi Mơ Nông. Trong sử thi “Lêng giành lại cây nêu ở bon
Ting, Yong con Gâr” thì trước khi nói đến Lêng phải nói đến nhân vật Tiăng.
Đây là người phát kiến và hành động thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình: tổ chức và quản lí xã hội thị tộc. Nhân vật Tiăng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của người Mơ Nông. Trong cuộc sống, những người Mơ Nông có uy tín vẫn luôn luôn mơ ước được nhiều người kính phục như Tiăng.
Tiăng là người có nguồn gốc khác thường, có nhiều lần hóa kiếp:
“Tiăng đây từ ngày xưa sinh ra từ trứng Ba Byôn, Byăn ấp trứng đại bang
Bà Ốt Ang ấp quả trứng con sâu
Buối sang trứng nở ra chim, buổi chiều nở ra Tiăng Trời gần sang nở ra con sâu to
Ta thấy tên không thích hợp với ta Rồi ta bỏ nhà đi khắp rừng núi”
[30, tr 706] Tiăng đầu thai vào rất nhiều nơi, nhiều chỗ.
“Ba lần đầu vào bụng mẹ Suh Bảy lần ra vào bụng mẹ Blang”
[30, tr 707] Có thể thấy, với tư duy nguyên thủy của mình, người Mơ Nông cho rằng con người có nhiều kiếp, và có thể nhớ hết mỗi kiếp đó. Như vậy, Tiăng là người sống lâu nhất, biết nhiều việc nhất trên cõi đời. nếu muốn tìm một hình tượng trong văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam phản ánh được nhiều chặng đường lịch sử đầu tiên của xã hội loài người, thì có lẽ đó là nhân vật Tiăng.
Tiăng được miêu tả ngoại hình thật đơn giản:
“Tiăng lâu đời người đen thui
Người đen thui như con cá suối Glung”
[30, tr 643] Tiăng có tài thổi kèn:
“Tiăng thổi kèn mbuat để nghe Tiăng thổi kèn mbuat bằng đồng Tiăng thổi từ cổ lấy giọng
Tiăng tiếng thổi kèn mbuat Djan, Dje ngủ Tiăng thổi mbuat lỗ ba,tay bịt lỗ sáu”
[30. tr 663] Là người được đầu thai nhiều kiếp, Tiăng biết rõ mọi việc nên còn có thể kể chuyện. Những câu chuyện Tiăng kể khiến mọi người say mê lắng nghe. Đó là những câu chuyện cuộc đời, là chuyện gia phả…
“Tiăng kể chuyện hay như lăn Tiăng kể chuyện biết phần đúng sai Tiăng kể chuyện biết cách dạy bảo Tiăng kể hay như lá đâm đọt Tiăng kể hay như ngọn bí mới ra Tiăng kể dễ như dọn rẫy
Tiăng kể hết khu rừng từng sống”
[30. tr 655] Chính từ những câu chuyện mà Tiăng kể đã khiến người nghe hiểu hơn về bon làng mình, về cuộc đời Tiăng và đó cũng là nguyên nhân gây ra những sự việc Lêng đi giành lại cây nêu của Tiăng. Khi biết Lêng có ý định đi đòi lại cây nêu, Tiăng khuyên can mọi lẽ, tỏ ra biết mình, biết người khi hiểu được rằng bon làng kia có nhiều người tài hơn:
“Bêh bon họ là người bằng lửa đốt bàn chân Bôp bon họ là người bằng lửa đốt bàn chân Bàn chân họ có móc bằng lửa em ạ!
Ndu con Kjeng quăng lửa bằng chân Bon của họ nhiều người tài giỏi Bon của họ tài giỏi như sét Bon của họ khỏe như trâu rừng Bon của họ tài giỏi ăn nói Bon của họ của cải đầy nhà
Mình không thẳng nổi ăn nói với họ Họ có người giỏi mình không với nổi Con dao họ to cao hơn cây đa
Cán chà gạc họ bằng hai người khiêng Cán lao họ bằng hai người giữ
Ná bắn chim họ to hai người nhắm”
[30, tr 709] Nhân vật Tiăng vừa biểu hiện sự tiến hóa của con người để kết thúc bản thân về mặt sinh học, vừa biểu hiện sự khám phá, thâm nhập vào thiên nhiên nhằm mang lại lợi ích cho con người, đồng thời, nhân vật này còn là người xây dựng, người tổ chức và điều hành hình thái xã hội đầu tiên của lịch sử loài người, hình thái công xã thị tộc.
Sử thi Mơ Nông tập trung ca ngợi các anh hùng trong chiến trận như Lêng, Mbong, Kră, Năng, Lông, Doi, v.v... Các nhân vật anh hùng chiến trận là những người khỏe mạnh, tài giỏi và dũng cảm một cách phi thường. Trong cộng đồng, họ hơn mọi đồng tộc, bản thân họ rất tự tin về sức mạnh của mình. Về người anh hùng chiến trận, nổi bật lên hình ảnh Lêng. Chàng là biểu tượng về sức mạnh và khát vọng của người Mơ Nông. Trong tiếng Mơ Nông,
Lêng có nghĩa là “nước tràn”. Tên gọi đó thật phù hợp với nhân vật này từ tính cách đến sức mạnh, tài năng. Người dũng sĩ trong sử thi Mơ Nông hiện lên với vẻ đẹp rắn rỏi, mạnh mẽ:
“Lêng bước lên trên lương mẹ ngọn lửa Lêng bước lên trên lưng mẹ ngọn lửa trời Lêng bước ngay trên lưng mẹ ngọn lửa Lêng bước ngay trên lưng mẹ ngọn lửa trời Bị lửa thui đầu cháy tóc, cũng không”
[30, tr 837] Còn trang phục của Lêng được chăm chút khá cầu kỳ. Nó phù hợp với vẻ đẹp, sang trọng, rất "ra vẻ anh hùng" của nhân vật:
"Lêng búi tóc cắm lá đuôi công Lông đuôi công nở to bằng nia Lêng cột tóc bằng chiếc khăn đỏ
Lêng mặc vào chiếc áo màu xanh Lêng đeo cổ ba chục xâu cườm ...Đeo xâu cườm cùng màu vòng cổ Đeo bông ngà phù hợp với gò má..."
[30, tr 701] Bên cạnh dáng vóc đẹp đẽ khác thường, nhân vật anh hùng còn có những khả năng vượt trội khác hẳn với những người xung quanh.
“Lêng đi tới chân Ndu chân Yang con Un Lêng đi tới chân Ting, Yông con Gar Lêng nắm vào chân, chân rời ra Lêng cầm vào tay, tay rời ra”
[30, tr 872] Chàng có thể hóa thân thành nhiều con vật. Khi là cá:
“Lêng uốn người thành hai ba vòng Lêng uốn người thành hai ba khúc Lêng thu ngắn ngón chân ngón tay Lêng thả người vào nước song Lêng hóa thành con cá đỏ Thân thành cá đuôi màu đỏ
Lêng bơi ngược theo dòng sông chảy
Lêng bơi ngược theo đường nước phía trên”
[30, tr 885] Lúc là chim:
“Lêng mặc áo vỏ cây thành cánh Kong mặc áo long gà thành chim Họ cùng mặc áo long gà thành chim Vải quấn đầu biến thành chim cu
Chim cu đậu vào gốc cây mục”
[30, tr 793] Khi lại thành ong:
“Lêng bay lượn thành một con ong Con ong lượn một vòng xung quanh”
[30, tr 920] Sức mạnh của Lêng và những người khác khiến cho:
“Trời đang mưa họ bay thành nắng Trời đang tối họ bay thành sáng Trời nắng vừa họ bay thành nắng gắt
[30, tr 920] Mặc dù chưa chú trọng đến việc khắc họa nhân vật (điều này ta có thể thấy ở việc miêu tả ngoại hình khá đơn giản) nhưng trong một chừng mực nào đó, sử thi Mơ Nông cũng có khắc họa tâm lí, cảm xúc nhân vật – dù chỉ là thoáng qua. Đó là cảm xúc:
“Lêng thấy trong người rất mạnh mẽ Lêng thấy trong người khí đầy mình Lêng thấy người hăng hái tự nhiên Lêng hăng hái như nước thác chảy”
[30, tr 826] Đó là nỗi sợ hãi:
“Con sâu há miệng to để cắn Lêng Lêng sợ run cơn lạnh bằng quả bắp Lêng sợ run cơn lạnh bằng quả lục lạc”
[30. tr 828]
“Lêng run tim lạnh hết cả người Lêng run gan lạnh hết cả người”
[30, tr 871] Hình ảnh chàng dũng sĩ Lêng được xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm. Đặc biệt có những tác phẩm vai trò của người dũng sĩ này được xây dựng một cách nổi bật. Dù vậy, bên cạnh Lêng, còn có rất nhiều những nhân vật tài giỏi, hùng mạnh khác. Đó là một nhóm người, được gọi chung bằng đại từ "họ". Họ hợp thành sức mạnh chung của cả cộng đồng và điều đó mới quyết định phần thắng trong những cuộc giao tranh.
Trong những cuộc chiến thì đó là sự gắn kết của một tập thể gồm nhiều cá nhân xuất sắc, mỗi người mỗi tài năng, thế mạnh:
"Họ tập trung toàn người anh hùng Họ tập trung toàn người can đảm Họ tập trung toàn người gan dạ Người tay giỏi bắt con cào cao Người tay giỏi phóng lao đâm hổ Người tay giỏi cầm gươm chém người Gồm những người nhanh như con trăn Gồm những người hung như thần Sét
Gồm những người khỏe như con trâu rừng."
[29, tr 862] Trong sử thi Mơ Nông, người đọc khó có thể nhận ra được sự khác biệt giữa các nhân vật ở hai phe. Ấn tượng giữa thiện và ác, chính nghĩa và gian tà không rõ rệt. Cách miêu tả nhân vật trong sử thi Tây Nguyên dù còn nhiều ước lệ, tượng trưng và dập khuôn công thức nhưng đã phần nào làm hiện rõ được chân dung của những người anh hùng thật đẹp, oai hùng khác thường. Đặc biệt trong các cuộc giao tranh, hình ảnh người anh hùng đẹp hơn bao giờ hết. Ở đó sức mạnh, ý chí và lòng dũng cảm là những phẩm chất luôn
được con người đề cao, tình thần thượng võ là khát vọng mà cộng đồng người Tây Nguyên gửi trọn vẹn vào những nhân vật oai hùng của mình.
Ngoài người anh hùng, sử thi Mơ Nông cũng khắc họa về người phụ nữ. Đó là nàng Bing, vợ của Yang. Nàng mang vẻ đẹp ngoại hình với những trang phục đặc biệt
“Chân Bing bước vòng chân reo vang Vòng chân vang đụng nhau với đá Đôi bông tai đụng nhau reo vang Hoa jang đụng reo trên đầu Tây bên phải đeo vòng rla
Lưng Bing choàng bằng tấm vải đen Đùi Bing choàng yên thiir cầm rnô Chân cổ tay đeo vòng rnal
Trong người Bing khoác áo lông bằng briăng Nhìn đầu tóc như họ cắt sẵn
Tóc cắt úp như búp chuối nở Cổ đeo vòng bằng ống lyan
Người đứng thẳng như bụi tre đầu nguồn”
[30, tr 649] Đó là nàng Djan, vợ của Tiăng:
“Chân bước đi vòng chân reo vang Vòng vèo vang đụng nhau với đá Đôi bông tai đụng nhau reo vang Tay bên phải đeo vòng rla uốn sẵn”
[30, tr 668] Mẹ của Nar con Jray cũng được miêu tả tương tự:
Bà đang trà vòng bằng buh rmuăn Bà đạp đất đi khắp núi rừng
Bà đưa tay lấy chiếc gùi nhỏ Bà bước đi xung quanh sân nhà Vòng đeo chân đụng nhau reo vang Hoa jang đụng reo vang trên đầu Tay đeo vòng tự cuốn bằng tre”
[30, tr 723] Từ ba người phụ nữ trên ta có thể thấy cách miêu tả về nhân vật phụ nữ của người Mơ Nông rất đơn giản, tập trung chủ yếu ở trang phục. Mà trang phục thì cũng chủ yếu ở vòng đeo tay, đeo chân, ở hoa tai...
Người phụ nữ Mơ Nông còn là người biết nghe lời chồng, khi Yang muốn sang nhà Tiang chơi, Bing sẵn sàn làm theo:
“Bing trả lời: vâng thưa anh em nghe Bing làm theo lời anh Yang
Bing không cãi lời chồng của mình”
[30, tr 648] Cách cư xử của nàng Djăn với Tiăng cũng vậy:
“Djăn ưng thuận nhận lời Tiăng Djăn không dám cãi lời chồng mình”
[30, tr 668] Nhưng đôi khi các nàng cũng khá cá tính. Bing, Jong dám mắng cả chồng là Yong, Yang khi họ được nhờ uống rượu đỡ chồng
“Yơng chồng ơi sao anh tệ thế Yang chồng ơi sao anh tệ thế
Chúng tôi chỉ biết thắt yên ngày trăm lần Anh Yang ơi! Anh mới uống một ngo đã say
Anh Yang ơi! Anh mới uống một sừng đã say Hai anh uống mới một rbâng đã ngã gục Mới uống hết một ché ốt đã lăn ngã vào buồng Yơng, Yang chồng ơi, hai anh tệ thế”
[30, tr 691] Đôi khi, những người phụ nữ cũng mãnh mẽ, chủ động. Họ tự bảo vệ mình khi chồng đi vằng:
“Anh Yang ơi! Con trai còn thua em nữa Tự em biết phải suy nghĩ rồi
Anh tự giữ bản thân của anh Anh đề phòng khi anh đi đường”
[30, tr 742] Dù không được nói nhiều, những nhân vật phụ nữ Mơ Nông cũng để lại ấn tượng trong lòng người nghe. Họ chưa được miêu tả rõ nét là xinh đẹp hay diễn biến tâm lý ra sao nhưng cách họ được thể hiện trong tác phẩm sử thi cũng cho ta hiểu một chút về vẻ ngoài, tính cách linh hoạt của họ.
Trong ot ndrong, xác định nhân vật là thần linh, bán thần, con người là một việc làm không dễ. Các vị thần trong sử thi Mơ Nông chiếm vị trí khá đông đảo: Ting, Mbong con Jri (thần cây đa), hai nữ thần Deh, Dai là em của thần Ting, Mbong; thần Krong, Dong là các thần âm thanh chiêng, đồng la, thần Vah, Vănh là các nữ thần ngải... Mỗi thần lại có những chức năng riêng của mình: thần thì trông giữ chân trời (Deh, Dai), thần trông giữ bầu trời (Bing, Jông con Lêt), thần Kêng, Kăng con Unh lại làm nhiệm vụ coi giữ lửa...
Điều đặc biệt thú vị của sử thi Mơ Nông đó là sự đa dạng về đặc điểm tính cách của thế giới thần linh. Cũng như con người, thần linh của sử thi Mơ Nông cũng có những cá tính nhất định. Người trần có tính xấu nào, thần linh
cũng có như vậy. Trong đó, nổi trội nhất hơn cả phải kể đến Lêt, Mai. Hành động của hai thần này thường là nguyên nhân gây hiềm khích cho con người và các thần linh khác. Nhiều khi họ chính là nguyên nhân của những cuộc giao tranh rất ác liệt đã được sử thi mô tả. Hay như hai nữ thần Deh, Dai mặc dù được thần Ting giao cho theo dõi hành vi của Lêt, Mai nhưng vì bản tính cả tin mà họ thường không làm tròn bổn phận của mình. Thế giới thần linh trong sử thi Mơ Nông hết sức sống động, đan cài với thế giới con người làm nên bức tranh của sử thi Mnông trở nên náo nhiệt, sinh động. Họ cũng có những tính xấu, đôi khi tham lợi thậm chí còn gây hại cho chính người mà mình phải che chở. Cãi nhau không phân thắng bại, các vị thần cũng dùng vũ lực như người trần. Thần linh cũng có những suy nghĩ, những đắn đo tính toán thiệt hơn hệt như con người. Cái tâm lí "ăn cây nào rào cây đấy" cũng là một tâm lí rất "người" mà các thần linh trong sử thi Mơ Nông thường có.
Sử thi Mơ Nông rõ ràng có xu hướng đời sống hóa các nhân vật thần linh. Ranh giới giữa thần linh và con người gần như bị làm mờ đi. Các nhân vật thần linh có mặt trong mọi biến cố của con người. Đồng thời rất gần gũi và có những suy nghĩ cũng "thường tình" như con người.
Lêt, Mai là hai nhân vật thần linh xuất hiện nhiều nhất là trong sử thi Mơ Nông nói chung và “Lêng giành lại cây nêu ở bon Ting, Yông con Gâr”
nói riêng. Hai vị thần này tham gia vào mọi sự việc trong đời sống hằng ngày của con người. Họ được miêu tả về ngoại hình như thế này:
“Lêt choàng vải đỏ một sải Mai choàng vải xám một sải Lêt đeo túi đỏ mới làm
Mai đeo túi màu xám mới thêu”
[30, tr 682]
Vòng đụng đá reo vàng bên chân Đôi bông tai reo vang trên cổ Cài hoa jang trên đầu reo vang Vòng lồ ô reo vang tray tay”
[30, tr 765] Như vậy về diện mạo hai vị thần này khá giống con người. Họ còn có đời sống không khác người thường là mấy. Hãy xem ngôi nhà và cuộc sống của họ:
“Họ cùng về trong buồng của mình Họ về ngủ trong buồng của mình Họ kể chuyện nhỏ to trong buồng Chiếu trải bảy lớp băng da
Trên đầu giường trang trí hoa jang Chăn sut chiếu sang khắp buồng Trên đầu giường trang trí hoa jang Chăn sut mới chiếu sang khắp buồng Lêt, mai ngủ đắp bằng chăn dài đuôi Họ ngủ ngáy khò khè trong buồng”
[30, tr 701] Hai vị thần Deh, Dai còn có khả năng:
“Deh, Dai ngồi dệt vải trước của nhà Họ ngồi thêu hoa trước cửa nhà Họ dệt hình con người trăm đầu”
[30, tr 765] Cả bốn vị thần đều có những tâm tư, hành động như con người. Khi