Ngôn ngữ trần thuật

Một phần của tài liệu Vấn đề thể hiện nhân vật trong sử thi Ê Đê qua tác phẩm Mdrong Dăm (Trang 61)

Ngôn ngữ trần thuật trong khan sử thi Ê Đê có thể chia làm hai loại: ngôn ngữ trần thuật khách quan và ngôn ngữ trần thuật cường điệu. Ngôn ngữ trần thuật khách quan thường được dùng để nói về phong tục tập quán và một số mặt của cuộc sống. Còn ngôn ngữ trần thuật cường điệu được sử dụng rộng rãi hơn. Đó là việc tường thuật những trận đánh, không khí “ăn năm uống tháng”, hành động của nhân vật… Trong phạm vi mà đề tài nghiên cứu thì đó là hành động, tâm lý của nhân vật.

Các tác giả dân gian đã rất tinh tế khi kể về những suy nghĩ, lo sợ của nàng Hbia Sun khi cứ hết lần này đến lần khác Mdrong Dăm đi vào rừng để lại nàng một mình ở nhà. Rõ ràng, sử thi chưa hề có ý thức chú trọng đến miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật nhưng bằng cách kể của mình, hình ảnh nàng Hbia Sun hiện khá cụ thể với những tâm tư, tình cảm riêng. Lần đầu, nàng đã không muốn Mdrong Dăm đi nhưng vẫn để chàng vào rừng. Lần sau, khi khuyên can Mdrong Dăm không được thì nàng đã xin được đi cùng “nếu

vậy anh để em ngoài bìa rừng, để em ở chỗ rừng trống, nơi có nhiều kiến, mối. Từ nay kiến bâu, mối bám, ma quỷ ám hại, em cũng không sợ, em chỉ sợ thành kẻ nô lệ gùi nước cho người ta. Anh hãy thương em, anh thương em như anh thương ống tên, thương cái ná. Sống, em không trách con gái, nếu có chết em cũng không trách con trai. Hai chúng ta cùng chết, cha mẹ em làm

chung nhà mồ, chung một gơng kut, gơng klao, ta nằm chung một hòm” [28,

tr 845]. Nàng còn giận dỗi “Anh Mdrong Dăm ơi, trước khi lên đường đi săn bắn, anh đưa cái mác lên lưng, con dao đặt trên đầu em, anh giết em trước đi, anh chém bỏ em đi, giết giữa đường cái, sống sâu. Anh làm cho em một nhà

mồ đẹp, có trâu bò thui cho em mang theo” [28, tr 902]. Lần sau, khi Mdrong

Dăm vẫn cứ tiếp tục đi thì nàng đã thể hiện rõ nỗi lo sợ của mình “nàng buồn bã, ăn không muốn ăn, uống cũng không muốn uống. Hbia Sun lo sợ những người đã khuất núi ghen ghét, thần linh ám, sợ kẻ giàu mạnh đến nhà lôi từ

trên hiên” [28, tr 1053].

Bị bắt, nhưng nàng Hbia Sun vẫn ở trong nói vọng ra khi nghe những lời xuyên tạc, nói sai về mình. Đôi khi, nàng còn chính là người yêu cầu Mdrong Dăm phải đánh chứ không cần nói nhiều lời. Nàng còn mỉa mai, khiêu khích để Mdrong Dăm hành động “Anh Mdrong Dăm ơi! Em là gái, nếu em là trai như anh, em sẽ nhau lên cầu thang, nhảu vào nhà Mtao Kuăt, cầm đao lia giữa nhà, em sẽ chém chết Mtao Kuăt. Còn anh cứ lừng khừng.

Ôi chao Mdrong Dăm tốt bụng quá!” [28, tr 904]. Nghe lời nói Hbia Sun

chúng ta cứ ngỡ là lời nói của một dũng sĩ nào đó chứ không phải của một cô gái dịu dàng và xinh đẹp.

Trong một số hành động lao động, sử thi Ê Đê nghiêng về việc kể không khí náo nhiệt, số lượng người và vật tham gia đông đúc, hăm hở… hơn là miêu tả chi tiết các phương tiện, cách thức, thao tác tiến hành công việc. Kể việc canh chòi, giữ rẫy, làm quay, săn voi, bắt thú rừng… của Mdrong

Dăm không rõ phương cách, tiến trình cụ thể của sự việc. Kể lại một hành động đi săn bắn, đi buôn bán... cũng chỉ nói số lượng tham gia “Hỡi chim chích một ngàn, chim cu một trăm, bao nô lệ đó đây ơi! Chúng ta đi nườm

nượp như đàn hươu, chàng trai càm ná, cô gái xếp nồi cơm” [28, tr 780]

Thời gian đi thường ước lệ: “Mdrong Dăm và những người đi săn bắn đã qua nhiều ngày, nhiều tháng, ở nhà Hbia Sun trông mong, chờ đợi ngày

chồng trở về. Hbia Sun đợi chờ không thể đếm ngày đêm” [28, tr 905]. Rồi

bỗng “Mdrong Dăm bắt đầu đi săn bắn. Chàng đi từ sáng đến tối mới về lán. Bắn con bò rừng chết nằm la liệt ở ba đồi tranh, băn scon nai chết nhiều vô

kể, bắn bò rừng, con min chết khắp núi đá” [28, tr 792]. Rõ ràng là trong các

hành động, lời kể chú trọng đến quá trình chuẩn bị và kết quả công việc hơn là đi sâu vào diễn biến chi tiết, các thao tác tiến hành, phương thức thực hiện hành động…. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình trên nhưng trong đó có lẽ có nguyên nhân thuộc về phương thức sản xuất xa xưa và có nguyên nhân thuộc về đặc trưng của một thể loại văn học truyền miệng đặc thù của các dân tộc ít người Tây Nguyên

Thời kì sử thi Tây Nguyên phản ánh chủ yếu là thời kì của bao chiến công anh hùng. Cho nên âm hưởng của nó không phải là giọng điệu trữ tình hay tiếng khóc não nùng của những số phận bi kịch. Càng không thể là phức điệu của lời ca hạnh phúc hay đau khổ của thế giới nội tâm phong phú và phức tạp mà chính là ngợi ca đầy hào khí và vang vọng. Để xứng đáng với tầm vóc lịch sử và trong một niềm tự hào cao độ về thời đại anh hùng, tác giả sử thi không thể kể về con người và sự viêc thời đại của mình lại cũng bình thường như cuộc sống đời thường. Nhân vật mà họ yêu mến với nam giới, phải là những anh hùng có sức mạnh tiềm tàng và chiến công vang dội; với nữ giới phải là những phụ nữ tài giỏi, đảm đang, nhan sắc vang xa khắp buôn

làng. Từ việc nhỏ đến việc lớn, từ trận chiến tới lao động, từ hội hè đến săn bắn… tất cả đều là công việc lớn lao, quan trọng.

Trong rất nhiều trường hợp ngôn ngữ trần thuật biểu hiện sự phóng đại, có nhiều phóng đại phi lý (tất nhiên là qua cái nhìn của người hiện đại). Chính sự phóng đại phi lý khác thường ấy đã tạo nên âm hưởng và không khí bừng bừng của sử thi, tạo nên nét khác thường của nhân vật. Chúng tôi sẽ bàn về việc phòng đại trong sử thi ở phần sau.

Trong các tác phẩm tự sự, vai trò của người kể chuyện khá quan trọng dẫn dắt mạch phát triển của câu chuyện. Ngôn ngữ người kể chuyện có khi ẩn giấu cái tôi chủ quan để dẫn dắt mạch truyện phát triển một cách tự nhiên khách quan. Nhiều khi, người kể chuyện có thể đưa ra những nhận xét, những bình luận về sự kiện, nhân vật xuất hiện trong tác phẩm để định hướng cho người đọc, người nghe đi theo một quan điểm nào đó. Thậm chí, trong nhiều trường hợp người kể chuyện đóng vai trò là một nhân vật của tác phẩm (trường hợp này không có trong sử thi)

Trong sử thi Tây Nguyên ngôn ngữ của người kể chuyện có khi đơn giản, khách quan cũng có khi kèm theo những sắc thái biểu cảm nhất định. Đó có khi niềm tự hào trước sự giàu mạnh của buôn làng. Cũng có khi là sự xót thương trước hi sinh của người anh hùng mà họ hằng yêu mến. Nhiều khi lại là tiếng cười, mỉa mai trước sự thất bại của kẻ thù…. Rất nhiều sắc thái biểu cảm được thể hiện qua ngôn ngữ của người kể chuyện càng làm cho các pho sử thi thêm sống động và gần gũi, dễ đi vào lòng người nghe.

Riêng với sử thi “Mdrong Dăm”, có sự xuất hiện với tần số khá lớn của các lời bình luận, cảm thán của người kể chuyện. Qua những đoạn miêu tả, người dẫn chuyện không chỉ làm nhiệm vụ giới thiệu nhân vật mà còn góp phần nói rõ đặc điểm, phẩm chất, tính hiện tượng, thể hiện quan điểm thẩm mỹ của người kể. Tả về nhan sắc của Hbia Sun như sau “Hbia Sun bỏ váy áo

cũ, thay váy mới, tháo hoa tai bằng gỗ, lấy hoa tai bằng ngà voi đeo vào. Trên đường xuống bến nước, nàng bước uyển chuyển, chân phải bước trước, chân trái bước theo sao. Vừa đi nàng vừa uốn người như cá trê bơi dưới nước, mặt mày sáng như ngôi sao chiều hôm. Hbia Sun xinh đẹp là do mẹ nàng đúc trong khuôn, tắm bằng nước vàng, thoa người bằng nước bạc. Môi nàng mỏng như lá lúa, ngon tay thon thả, nhọn như lông nhím, mềm mại như

là hành. Hbia Sun thật là xinh đẹp!” [28, tr 752]. Khi nói về sự giàu sang,

hùng mạnh của người tù trưởng hay lúc miêu tả hình ảnh nhân vật trên chiến trận. Những lời bình luận, cảm thán thể hiện tâm lý ngợi ca, ngưỡng mộ của người kể đối với các nhân vật mà mình yêu quý.

Qua giọng kể của nghệ nhân pôkhan, lời của người kể chuyện vừa đóng vai trò dẫn dắt, lôi cuốn người đọc theo dõi từng chặng phát triển của câu chuyện, hứng thú với những cuộc giao tranh quyết liệt của người anh hùng. Đồng thời, nghe trong đó, ta cảm nhận được sự ngưỡng mộ, yêu mến và tự hào đối với nhân vật của cả một cộng đồng thông qua âm hưởng ngợi ca trong từng lời cảm thán của người kể.

Một phần của tài liệu Vấn đề thể hiện nhân vật trong sử thi Ê Đê qua tác phẩm Mdrong Dăm (Trang 61)