Nhân vật thần linh

Một phần của tài liệu Vấn đề thể hiện nhân vật trong sử thi Ê Đê qua tác phẩm Mdrong Dăm (Trang 55)

Aê Du, Aê Diê là hai vị thần tối cao của người Ê Đê. Aê Du, Aê Diê là thần sáng tạo và cai quản muôn loài. Aê Du, Aê Diê luôn chế ngự cái ác, đem lại may mắn và hạnh phúc cho mọi người. Khi cầu khấn, người Ê Đê thường có câu: “Aê Du, Aê Diê ban cho .... (và nói đến điều mong ước)”.

Trong sử thi Ê Đê, thần linh xuất hiện không đậm nét, Aê Du chỉ bảng lảng đâu đó, nhưng lại toàn can thiệp, quyết định những vấn đề quan trọng của con người. Aê Du, Aê Diê luôn chế ngự cái ác, đem lại may mắn và hạnh phúc cho mọi người. Nhân vật thần linh là Aê Du, Aê Diê đã trực tiếp hoặc gián tiếp điều hành diễn biến truyện kể.

Ông Du và ông Diê không được miêu tả cụ thể về hình dáng. Khi Aê Du, Aê Diê xuất hiện thì bao giờ Aê Du cũng “cầm gậy bằng cây mây”, Aê Diê “cầm gậy bằng cây song”. Họ sống trên trời, trong một ngôi nhà. Như vậy, cuộc sống của họ cũng không khác con người là bao. Tuy nhiên, họ có khả năng đặc biệt. Họ biết hết mọi việc trong cuộc đời, họ là lời giải đáp cho mọi vấn đề khúc mắc, mọi lời cầu khẩn của con người.

Khi Dăm Bhu muốn gặp Hbia Knhí, chàng đã cầu khấn các thần linh để được gặp nàng và được đáp ứng: “Ơi ông Du cai quản , ơ Aê Diê trông nom con người dưới trần gian này! Ơi thần cây đa cổ thụ trời dựng, hỡi thần cây sung trời đã tạo nên. Tôi gọi hồn người Bih, hồn người Mơ Nông, thần đã nuôi nấng tôi từ xưa, tôi gọi thần mẹ đẻ, cha cõng. Các yang hãy làm cho Hbia Knhí, ngồi trên chòi nóng ran như lủa hun, ở trong nhà ngứa ngáy như bị con sâu ngứa chạm, làm cho toàn thân nàng bị ngứa đứng ngồi không yên! Tắm nước trong nồi kbung cũng không yên, tắm nước chứa trong nồi

bảy cũng không mát, để Hbia Knhí phải xuống tắm ở bến nước này.” [28, tr

606] Ngay sau lời khấn của Dăm Bhu, nàng Hbia Knhí “đứng ngồi không yên, dù nàng ở trên chòi, ở trong nhà đều bị nóng từ trong thịt đến ngoài da,

nóng như bị lửa hun, vừa nóng vừa ngứa, nàng gãi làm cho da nàng mịn

màng trở thành như vẩy của vỏ quả cây đùng đình, trắng mốc và xù xì” [28,

tr 606].

Khi Hbia Knhí sinh con, đứa trẻ sẽ dừng khóc chỉ khi được ông Du, ông Diê đặt tên. Kdăm Jhong cũng được ông Du, ông Diê đặt tên mới thôi khóc. Mdrong Dăm thực ra cũng chính là con cháu của ông Du, ông Diê nên sau này được dự đoán sẽ trở thành một người hùng mạnh. Ông Du chỉ cho Mdrong Dăm chỗ tìm được con quay tốt được ông bà để lại từ xưa. Đây cũng là người ban váy áo đẹp cho nàng Hbia Sun.

Khi Mdrong Dăm đi cứu vợ bị Mtao Msei bắt, vì quá bực tức nên chàng đã vô cớ chém chết nhiều người của buôn làng Mtao Msei. Hành động này đã dẫn đến cái chết của người anh hùng. Theo lời Aê Du, Mdrong Dăm chết vì đã hung bạo giết người hiền lành một cách vô cớ. Sau đó, vị thần này đã bày cho Kdăm Jhong cách giết chết Mtao Msei, cứu được bác gái Hbia Sun, Aê Du cũng đã cho Kdăm Jhong cục thuốc để nối xương Mdrong Dăm, giúp cho người anh hùng phạm “quy chế của thần linh”, đã qua trừng phạt, được sống lại.

Ngoài các nhân vật đã nói ở trên gây ấn tượng mạnh mẽ và tác động thẩm mỹ khá phong phú tới người nghe, chúng ta còn có thể kể tới các nhân vật tài giỏi trong ăn nói và ứng xử như Y Suh Sah, Mprong Mưng Hdăng. Sự có mặt của các nhân vật này đã giúp mở ra nhiều diễn biến tiếp theo của câu chuyện, đồng thời còn tạo hứng thú cho người nghe.

Y Suh Sah và Prong Mưng Hdăng thường đi cặp đôi với nhau: Y Suh

Sah “như ngọn lửa thắp sáng lòng người giàu”, Prong Mưng Hdăng “có tài

đoán ý kẻ sang”. Còn bà Sun thì “tóc bà trắng như hoa cỏ tranh ,cầm bà

nhọn,má bà tóp...”. Đây là các nhân vật phụ nhưng đều là nhân vật có khả

Một phần của tài liệu Vấn đề thể hiện nhân vật trong sử thi Ê Đê qua tác phẩm Mdrong Dăm (Trang 55)