Nhân vật phụ nữ (nhân vật người đẹp)

Một phần của tài liệu Vấn đề thể hiện nhân vật trong sử thi Ê Đê qua tác phẩm Mdrong Dăm (Trang 37)

Cho đến nay, đời sống xã hội trong các buôn làng Ê Đê cơ bản vẫn theo chế độ mẫu hệ, trong đó người phụ nữ đóng vai trò chủ chốt. Biểu hiện trong gia đình là người phụ nữ làm chủ gia sản, con cái sinh ra theo dòng họ mẹ, chồng ở nhà vợ, phục dịch cho nhà vợ trong lao động, giao dịch và quản lý tài sản. Bên cạnh đó, sự phân công lao động tương đối bình đẳng trong đời sống cùng với năng lực tạo ra và quản lý tài sản đã góp phần khẳng định vị trí, ý nghĩa của người phụ nữ. Tất cả những điều đó chi phối hình ảnh người đẹp sử thi Ê Đê nói chung cũng như người đẹp - nhân vật phụ nữ - trong sử thi “Mdrong Dăm” nói riêng.

Trong các sử thi Ê Đê, nhân vật người phụ nữ chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng số các nhân vật. Họ là mục tiêu hàng đầu của các cuộc chiến tranh và cũng là biểu tượng của hòa bình, hạnh phúc. Họ là biểu tượng của vẻ đẹp con người và buôn làng Ê Đê. Ở họ còn toát lên tình cảm nhân ái bao dung, tinh thần bền bỉ nhẫn nại luôn hướng tới khát vọng tình yêu, hạnh phúc. Trong tác phẩm “Mdrong Dăm” người đọc có thể kể tên những người phụ nữ Ê Đê như thế. Trước hết là nàng Hbia Knhí, Hbia Sun. Sau là hai chị em

nàng Hbia Gong Guê, nàng môi đỏ, các cháu của bà Duon Sun (Hbia HLui, Hbia Ling Kpang, Hbia Ring Djâo, Hbia Ring Djăn, Hbia Mnga Êyan, Hbia HLur), em gái Mdrong Dăm – mẹ của Kdăm Jhong (nàng Hbia Băng Êra)

Có lẽ vào giai đoạn sử thi Tây Nguyên ra đời, tác giả chưa có ý niệm thật cụ thể về sự tương quan “trai tài gái sắc”. Nhưng đã là một phụ nữ có quan hệ mật thiết với nhân vật anh hùng hoặc có vai trò đặc biệt nào đó trong cộng đồng thì người phụ nữ đó phải đẹp. Nói như trong nghệ nhân Ê Đê khi viết về cuộc hôn nhân giữa Mdrong Dăm và Hbia Sun thì là “Chồng bằng mặt, vợ bằng trán. Bởi vậy, người trong buôn làng, con cháu trai gái của họ đều trầm trồ: người Yuan từ phía mặt trời mọc, khách một trăm, người một

ngàn đều cho là Hbia Sun và Mdrong Dăm đẹp đôi phải lứa” [28, tr 770].

Xem xét sử thi Ê Đê nói chung cũng như “Mdrong Dăm” nói riêng, chúng tôi nhận thấy rất ít phụ nữ xấu xí. Họ phần lớn là những cô gái trẻ đẹp, tốt bụng. Họ luôn xuất hiện với một vẻ đẹp hình thể trọn vẹn.

Đúng như quan niệm vẻ đẹp bên ngoài là hiện thân của cái đẹp bên trong, vẻ đẹp ngoại hình của cô gái Ê Đê trong sử thi thường hiện lên một cách khá rõ nét, tỉ mỉ và đầy gợi cảm. Phải chăng đây là cách xã hội Ê Đê thể hiện niềm ưu ái đối với người phụ nữ?

Nếu người đẹp trong sử thi Ấn Độ kiêu sa lộng lẫy với những trang sức sặc sỡ và trang điểm cầu kì, thì vẻ đẹp nữ nhân vật sử thi Ê Đê thường gắn với núi rừng, buôn làng hoang sơ mà hùng vĩ. Đọc “Mdrong Dăm”, chúng ta không thể không trầm trồ trước vẻ đẹp của nàng Hbia Knhí - mẹ của Mdrong Dăm. Chính vẻ đẹp của nàng đã khiến chàng Dăm Bhu ngơ ngẩn, nàng “đẹp rực rỡ như chim băng êyuôr trên núi” [28, tr 603]. Nàng

“xinh đẹp không ai sánh bằng, da nàng ửng như nghệ pha tro, như màu quả cà chin, mặtt mũi như quả trứng gà vừa lọt ổ. Thân thể nàng như nặn mà nên, ngón tay thon như lông chim, chân bước, tay đưa nhịp, uốn mình như

con cá trê lượn dưới nước, nàng uốn người đung đưa như diều mừng gặp gió lên [28, tr 604]. Hbia Knhí đẹp đến nỗi con suối nơi nàng tắm rửa cũng mang vẻ đẹp của nàng: “Nước suối chảy ra rả, nước trong veo, nước chảy qua máng mát rượi, có mùi hương hoa, mùi củ nghệ… Dăm Bhu bước xuống nước, mùi thơm của hoa lá, mùi thơm của củ nghệ lan tỏa, chàng đoán đây

là nơi Hbia Knhí thường đến tắm rửa, gội đầu” [28, tr 605]. Vẻ đẹp khi nàng

Hbia Knhí khi tắm khiến người đọc có nhiều hình dung “thân nàng vừa vặn, cao không cao, lùn không lùn, thân nàng thon thon, không mập cũng không gầy. Da nàng Hbia Knhí như quả cà trắng, mặt hồng hào, da mỏng dính như

quả trứng gà vừa lọt ổ. Bắp chân tròn, bắp đùi trắng, ngực nở nang” [28, tr

608]. Sắc đẹp của nàng đã được công nhận “HBia Knhí thật là xinh đẹp, các chàng trai buôn phía đông, làng phía tây, thấy nàng ai ai cũng ưng lòng vừa ý. [28, 604].

Mặc dù chỉ là một nhân vật phụ, chỉ xuất hiện trong tác phẩm một lần nhưng nàng môi đỏ cũng được miêu tả thật ấn tượng “Nàng hiện ra như một cô gái mới lớn, bước đi thật uyển chuyển, thân thể áng như lá xoài, mặt như

quả me rừng chín hồng, ngón tay thon như lông nhím” [28, tr 696]. Hai chị

em nàng Gông Guê và nàng môi đỏ có “mặt tròn sáng như sao hôm… thân như cây mây, chân tay tròn lẳn như cây mía đỏ, tiếng nói cười như đàn chuột con kêu trong ổ dưới hang, đôi vú non tơ trên bộ ngực đẹp, bắp vế nõn nà như cây măng non, nhìn từ xa các nàng đẹp như con heo chưa thiến, nhìn gần như con heo đẻ, nhìn phía trước như heo non, nhìn sau lưng như heo nái, bắp

đùi, bắp vế như bẹ cây môn” [28, tr 696]. Hay như nàng Hbia Hlui – một

trong số những người cháu của bà Duôn Sun – cũng khiến Mdrong phải thốt lên vì vẻ ngoài của nàng“Anh sờ bắp chân em trơn và mềm như bẹ cây môn, bắp đùi như thân cây chuối, da em hồng như nghệ nhuộm tro, như lông chim

trĩ, búi tóc của em thon thả, ngón tay em như lông nhím, mặt mày em như

ngồi sao hôm” [28, tr 815]

Nhưng ấn tượng hơn cả là phải nói đến vẻ đẹp của nàng Hbia Sun.

“Vẻ đẹp của nàng ánh ra loang loáng cả xà ngang, xà dọc”[28, tr 690] đó đã

khiến Mdrong Dăm về nằm tương tư suốt mấy ngày và sau đó đã nằng nặc đòi mẹ cho mình được cưới nàng. Các nghệ nhân Ê Đê đã khắc họa nên một nàng

“Hbia Sun xinh đẹp là do mẹ nàng đúc trong khuôn, tắm bằng nước vàng, thoa người bằng nước bạc. Môi nàng mỏng như lá lúa, ngon tay thon thả,

nhọn như lông nhím, mềm mại như là hành” [28, tr 752]. Nàng có “thân thể

nàng trẻ trung, ngực nở nang. Nàng lại mặc váy jih thêu hoa cây knăm, mặc váy thêu hoa me rừng, áo váy ông Du cho, ông Diê phú từ trước. Nàng Sun đẹp quá!... thân thể nàng như có anh hồng, như được trời cho nước tắm… Bắp chân, bắp đùi nõn nà, làm mắt người ta nhìn mãi không thấy chán. Cái

tai óng ả ngà voi, cổ mềm mại chuỗi cườm dài” [28, tr 770]. Chính Mdrong

Dăm đã tự nói về vẻ đẹp của Hbia Sun trước kẻ thù: “thân thể nàng trắng, mặt mũi như hạt lúa mới sẫm hạt, miệng nàng đỏ như quả mỏ con vẹt xanh,

đôi môi đỏ như hoa djăm djă” [28, tr 984]. Không chỉ có hình dáng mà “Hbia

Sun còn nói cười như tiếng sao diều” [28, tr 771]. Không dành nhiều lời để

miêu tả cụ thể về vẻ đẹp của Hbia Sun như Hbia Knhí hay như hai nàng Gông Guê nhưng nghệ nhân Ê Đê lại khiến người nghe biết được nàng rất đẹp. Vẻ đẹp đó khiến dân làng Mtao Kong cũng phải công nhận “Hbia Sun là xinh

đẹp nhất, nàng xinh đẹp hơn hẳn mọi cô gái xinh đẹp khác” [28, tr 959].

Không xinh đẹp thì có lẽ nàng đã không được Mdrong Dăm để ý, không xinh đẹp thì có lẽ nàng cũng không là nguyên nhân của biết bao nhiêu cuộc chiến tranh giành lại vợ giữa các tù trưởng và không xinh đẹp thì làm sao nàng có thể khiến “con mắt người Ê Đê thích nhìn” [28, tr 771].

Đó là vẻ đẹp hình thể tuyệt vời của một thiếu nữ miền sơn cước, được nghệ nhân dân gian nhấn mạnh ở những đường nét tưởng như rất bình thường. Họ cũng tỏa sáng nhưng ở giữa núi rừng và mang tất cả vẻ đẹp non cao, sông suối, cây cỏ, hoa trái, muông thú của núi rừng nhiệt đới tràn đầy sức sống và tình yêu. Điều dễ nhận thấy khi mô tả sắc đẹp của các thiếu nữ, người nghệ nhân sử thi thường nhấn mạnh ở dáng đi và đôi chân. Dù các thiếu nữ có khoác trên mình trang phục lộng lẫy thì ấn tượng đó vẫn hiện lên. Đây là vẻ đẹp của Hbia Knhí “chân bước, tay đưa nhịp, uốn mình như con cá trê lượn dưới nước, nàng uốn người đung đưa như diều mừng gặp gió lên” [28, tr 604]. Còn Hbia Sun thì “Nàng bước đi uyển chuyển như chim

guih bay lên trời”[28, tr 771], “chân phải bước trước, chân trái bước theo

sao. Vừa đi nàng vừa uốn người như cá trê bơi dưới nước, mặt mày sáng

như ngôi sao chiều hôm” [28, tr 752]. Quả thật, vẻ đẹp của người phụ nữ

Tây Nguyên hiện lên trong sử thi là vẻ đẹp của thiên tính nữ cao nguyên. Vẻ đẹp hình thể là giá trị phổ biến, tất yếu của thế giới, con người trong vị trí nào đều hướng tới cái đẹp của thân thể lý tưởng mang dấu ấn dân chủ của thời đại anh hùng. Vẻ đẹp nữ nhân vật sử thi gắn với đặc trưng của một miền đất, của lịch sử và văn hóa Ê Đê. Đó là vẻ đẹp theo chuẩn mực của con người sống trong xã hội tự do, dân chủ, bình đẳng. Khác với phụ nữ trong xã hội có đẳng cấp, giai cấp, người phụ nữ sử thi Tây Nguyên hiện lên với tất cả những nét đẹp thân thể tự nhiên vốn có.

Thật thú vị khi nhận thấy rằng ở thời cổ đại, người Tây Nguyên đã không xa rời cuộc sống, không chìm đắm vào trong mộng mơ. Ai đó nói vẻ đẹp của nữ nhân vật sử thi Tây Nguyên vừa mộng vừa thực không phải là không có lý. Trong sử thi Tây Nguyên, nguyên nhân chiến tranh nhiều khi là từ phụ nữ, nhưng đó không đơn thuần là sự tranh giành người đẹp, mà đó là cuộc chiến duy trì, phát triển cộng đồng. Bởi mỗi lần người anh hùng lấy

thêm vợ, đồng nghĩa với sự đánh dấu một bước tiến triển mới trong sự nghiệp của con người này, chiến công lại nối tiếp chiến công… đúng hơn lấy được nhiều vợ, nghĩa là anh ta đang thắng lợi, cộng đồng anh ta đang hùng cường. Vậy nên, nàng Hbia Sun năm lần bảy lượt bị các tù trưởng cướp về làm vợ. Và hết lần này đến lần khác Mdrong Dăm phải đi đòi vợ. Người phụ nữ là biểu tượng của sự sống nơi đây. Vẻ đẹp của họ như giá trị tự thân mang lại sự vĩnh hằng cho sự sống trên trái đất này.

Để hoàn thành vẻ đẹp, tác giả sử thi Ê Đê còn đề cao người đẹp ở những tài năng mà họ có. Có nghiên cứu thì mới nhận ra rằng người Ê Đê chấp nhận người phụ nữ đẹp, nhưng không chấp nhận người phụ nữ chỉ có đẹp. Người đẹp còn có tài khéo, đảm đang: lời ăn tiếng nói, ca múa, thêu thùa, bếp núc, nương rẫy… Mặc dù nhiều người đẹp xuất thân trong gia đình giàu có, bên cạnh cũng không ít người hầu hạ nhưng họ rất giỏi chăm sóc, quản lí gia đình, nấu nướng và lao động thủ công khác.

Với nàng Hbia Sun thì đó là tài dệt vải, thêu thùa, chăm sóc gia đình khi Mdrong Dăm đi rừng liên miên. Nàng “thêu áo váy không ai sánh kịp”

[28, tr 1094], nàng tự thêu cho mình những chiếc váy thật đẹp khi lấy chồng

“váy jih thêu hoa cây knăm, mặc váy mới thêu hoa me rừng… Phía trên thêu

hoa hình con rắn than, phía dưới thêu hình con trăn hoa” [28, tr 770]. Nàng

có thể “kéo chỉ sợi nhỏ bằng lông con trâu, dệt áo sợi nhỏ như lông con bò,

thêu thùa không ai sánh kịp” [28, tr 794]. Hbia Sun còn “bật bông ngày đêm

không nghỉ, dệt khố áo không lúc nào ngừng tay. Nàng dệt váy đổi được con

trâu, dệt áo giá cao hơn con bò. Nàng có đôi tay khéo léo, giỏi giang” [28, tr

1094]

Các thiếu nữ Tây nguyên trong sử thi thường là những người rất chủ động, táo bạo trên hành trình đi tìm hạnh phúc cho mình. Nàng Hbia Sun đã yêu Mdrong Dăm ngay từ lần đầu gặp gỡ, nàng đã trực tiếp thổ lộ điều này

“Cửa cổng em đã xô sang một bên, em mở đường cho anh vào đây!... Đối với anh, trầu cau em đã sẵn từ đêm hôm trước, em đang để trên sàn. Em chờ anh hết ngày thứ năm, qua ngày thứ bảy, em nấu rượu ché nhỏ, ché to chờ vẫn không thấy anh đến. Em thương anh tư ngày anh đuổi theo bắt con quay chạy đến nhà em. Từ ngày đó lòng em xốn xang, tim em run rẩy, em như đàn mối lắc đầu. Em đã nói với mẹ em là anh và em rất vừa nhau, rất đẹp vợ, đẹp chồng, như đường rãnh của ná vừa ông tên, như ché ba cùng lò, ché tuk bằng

nhau, cùng buộc chung một cột” [28, tr 711]. Khi trễ hẹn lời hứa với Mdrong

Dăm, nàng đã nhờ các anh của mình đến xin chịu phạt còn nàng ở nhà thì lo lắng vô cùng “Hbia Sun ở nhà nóng chòng chờ anh Mdrong Dăm, Mlo về báo tin. Hbia Sun nhớ thương Mdrong Dăm nên nước mắt rơi đầy đùi, nước mũi

đầy bắp vế” [28, tr 732]. Nàng chân thành bộc lộ suy nghĩ của mình với các

anh “Em chờ anh từ lúc chiều, qua đem chờ đến mặt trời đứng bóng, em

tưởng sẽ lấy được Mdrong Dăm làm chồng, nhưng mãi hoài công vô ích. Anh hãy trói em bằng sợi dây, thắt cổ em bằng dây vải rồi ném em vào nhà mồ cũ,

nếu có trâu bò thì thui cho em mang theo” [28, tr 732]. Tình yêu dành cho

Mdrong Dăm quá lớn nên Hbia Sun sẵn sang làm cả những việc nàng chưa bao giờ làm “Lâu nay chưa thấy Hbia Sun xuống đất, đạp chân lên phân heo, chưa thấy lần nào nàng xuống đất giẫm phân gà, chưa thấy nàng đi gùi nước. Hôm nay chúng ta mới nhìn thấy Hbia Sun xuống đất, chân đạp phân heo, chân đạp phân gà, lấm chân tay nên nàng xuống bến nước để rửa, nàng còn

mang gùi để gùi nước” [28, tr 752], nàng sẵn sàng “tự tay giã, sang, gạo

chưa trắng, gạo chưa trong thì giã tiếp, sang tiếp... mải miết giã gạo, sàng sẩy cho đến khi chỉ còn hạt gạo tròn, thật trắng, nàng mới nghỉ tay. Hbia Sun đem gạo ngâm. Đến lúc tiếng gà gáy sáng thì nàng dậy lấy nồi bỏ gạo hấp hơi. Khi cơm nếp đã chín, Hbia Sun lấy lá chuối hơ héo rồi gói cơm. Gói

xong năm gói cơm nếp, nàng mới nghỉ tay ăn cơm” [28, tr 720]. Tình yêu thật sự có sức mạnh thay đổi con người!

Khao khát tình yêu đến cháy bỏng, nhưng người đẹp Tây Nguyên không biết ghen tị bởi trong trái tim của họ tình yêu bao la chan chứa cả cộng đồng. Bởi vậy, nàng Gông Guê rồi đến những người cháu của bà Duôn Sun (Hbia HLui, Hbia Ling Kpang, Hbia Ring Djâo, Hbia Ring Djăn, Hbia Mnga Êyan, Hbia HLur) dù biết Mdrong Dăm đi tìm vợ, biết chàng chỉ yêu một mình Hbia Sun nhưng vẫn một lòng ăn nằm với chàng, giúp chàng đạt được ước nguyện vô điều kiện. Những điều này không có gì lạ lùng với hiện thực và quan niệm về hạnh phúc của con người Ê Đê.

Cái đẹp của diện mạo bên ngoài phải luôn cân bằng, hài hòa với tính cái đẹp tính cách, tâm hồn bên trong. Đây là biểu hiện của bước phát triển trong nhân sinh quan của người Tây Nguyên.

Vẻ đẹp bên trong của người phụ nữ còn là ở thiên tính mà họ luôn mang trong mình. Họ có tình mẫu tử tha thiết. Khi Hbia Knhí đi suốt bảy ngày bảy đêm với Dăm Bhu mới về rồi có thai, mẹ nàng thay vì la mắng đã an ủi con “Ơ Hbia Knhí, con gái của mẹ, đầu vú con đã đen, con có con cũng không sao, người Ê Đê như thế, thần linh đã giao, tổ tiên ông bà đã cho, không ai trách con đâu con ạ!... Mẹ thương con, nỡ nào mẹ cột con bằng dây thừng, thắt cổ con bằng vải, nỡ nào mẹ lại vứt con vào nhà mồ cũ… Ơi con

Một phần của tài liệu Vấn đề thể hiện nhân vật trong sử thi Ê Đê qua tác phẩm Mdrong Dăm (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)