Ngôn ngữ miêu tả

Một phần của tài liệu Vấn đề thể hiện nhân vật trong sử thi Ê Đê qua tác phẩm Mdrong Dăm (Trang 57)

Để tạo được những nhân vật sinh động, hấp dẫn và có sức sống lâu bền dương ấy, người nghệ nhân dân gian, dù chưa đặt việc sáng tác thành một phương pháp như trong văn học thành văn, nhưng chắc hẳn đã có những ý đồ sáng tạo nghệ thuật thể hiện qua những cách miêu tả, cách kể lôi cuốn người nghe. Chính những thủ pháp đó được coi là đặc trưng của văn học dân gian nói chung, của sử thi nói riêng, đã làm cho những nhân vật, những câu chuyện cứ thế đi vào lòng người dân biết bao thế hệ.

Ngôn ngữ miêu tả chiếm tỉ lệ rất lớn trong các khan sử thi Ê Đê. Đặc điểm của loại ngôn ngữ này là dùng lớp từ mang sắc thái tu từ có khả năng gây ấn tượng mạnh. Ngôn ngữ miêu tả thường được dùng để diễn tả vẻ đẹp của trang phục, vẻ đẹp của cô gái, hình dáng khác thường của nhân vật. Ngôn ngữ miêu tả đã tạo nên những nhân vật và quang cảnh làm nhân vật đó hiện lên sống động, hấp dẫn.

Đọc sử thi Ê Đê, chúng ta không khỏi thán phục trước cách miêu tả nhân vật lôi cuốn, sinh động, có lúc đạt tới mức tinh tế, điêu luyện, đã tạo nên sức lôi cuốn mãnh liệt với người nghe. Nhân vật trong sử thi Ê Đê nói chung và khan “Mdrong Dăm” nói riêng thường được miêu tả theo cảm hứng ngợi ca, xưng tụng. Dù nhân vật có rơi vào hoàn cảnh hiểm nghèo, bi đát đi nữa vẫn không mất đi cái đẹp, cái hùng vốn có. Một điểm đặc biệt trong ngôn ngữ miêu tả của sử thi Ê Đê đó là sự chi tiết tỉ mỉ, tỉ mỉ tới từng đường nét. Nhất là trong khi xây dựng hình ảnh người anh hùng, tác giả dân gian đã đi vào miêu tả những đường nét chạm khắc rất tỉ mỉ. Trong sử thi

“Mdrong Dăm” hình ảnh người anh hùng, những cô gái đẹp đều được miêu

tả một cách tỉ mỉ. Cách tả đó phần gợi sự liên tưởng đối với người nghe, người đọc chứ không chỉ đơn thuần phô diễn các chi tiết rồi ghép chúng lại

theo những mảng khối nhất định. Sự vật, con người được miêu tả vì vậy mà trở nên đẹp hơn, hấp dẫn hơn rất nhiều.

Hầu hết nhân vật nam đều là những chàng trai có thể chất cường tráng, dũng cảm, táo bạo. Prong Mưng Hdăng “Chàng mặc khố của người Hdrung có nhiều tua xanh đỏ, mặc khố của người Gia Lai có nhiều mối thả

xuống, chàng mặc áo dày khuy” [28, tr 641]. Đây là hình ảnh Mdrong Dăm

khi lấy nàng Hbia Sun, người chàng “mặc khố kiểu người Hdrung quấn ba vòng, chàng mặc khố thêu của người Ê Đê bằng ba sải tay, quấn ba vòng như cua bò. Mdrong Dăm bước đi hùng dũng, oai hùng. Khố người Hdrung chàng

đã thắt vòng quanh lưng, chàng lấy áo của người Gia Lai mặc vào” [28, tr

770]. Bước đi của chàng “khoan thai mà hùng dũng như một tù trưởng nổi danh. Một trăm nô lệ đi trước, ngàn người nô lệ theo sau, Mdrong Dăm rất

đẹp trai, thần linh cho chàng giàu sang” [28, tr 770]. Đầu chàng “quấn khăn

nhiễu thắt hai ba mối tua, quấn khăn hoa, để ba mối, làm Mdrong Dăm càng đẹp trai, khỏe mạnh, tái trai chàng đeo vòng pha bạc, tay trái đeo vòng vàng,

thân thể chàng sáng như lông của chim trĩ trống trên núi” [28, tr 771].

Nhân vật nữ thì xinh đẹp từ dáng đi, cách ngồi cho đến trang phục, làm lụng. Vẻ đẹp của nàng Hbia Knhí, nàng Hbia Sun như đã được nói ở trên thật gây ấn tượng với người nghe.

Hình tượng nhân vật được xây dựng theo quan điểm tuyệt đối hóa về mọi phương diện. Nhân vật không những đẹp đẽ về ngoại hình mà tài năng, phong cách cũng khác xa người thường. Kĩ thuật xây dựng và khắc họa nhân vật trong sử thi Ê Đê như vậy có điểm tương đồng với nhân vật trong các bộ sử thi cổ điển.

Ngôn ngữ miêu tả nhân vật trong sử thi Tây Nguyên là ngôn ngữ bình dân, đại chúng. Nó là “lời ăn, tiếng nói” hằng ngày của mọi người. Nếu nói đến nghệ thuật thì đó là nghệ thuật lời nói của công chúng chứ không phải

nghệ thuật ngôn từ của nhà nghệ sĩ sáng tác. Giá trị của nghệ thuật lời nói trong sử thi Tây Nguyên nhìn chung là tính thô ráp, chất hồn nhiên phù hợp với đặc điểm nhân vật. Lời nói ấy một mặt, phản ánh trung thành đời sống tâm lí của tộc người trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Mặt khác nó gần gũi, quen thuộc với mội đối tượng nên được mội người trân trọng, yêu quý. Không cầu kì, hoa mĩ, lời miêu tả sắc đẹp mọi nhân vật nữ trong sử thi Tây Nguyên rất mộc mạc, bình dị. Ngôn ngữ ấy mang đậm sắc thái cá nhân nên không thay thế, sửa đổi được trong bất kì tình huống nào.

Vì lời miêu tả tồn tại dưới dạng mô hình hóa nên nó cho phép thay thế chi tiết mà không ảnh hưởng đến cấu tạo chung của mọi lời. Theo mô hình này, bất cứ người nào cũng có thể áp dụng để miêu tả nhiều nhân vật hoặc thay thế các chi tiết khác nhau. Không tồn tại bằng và qua mô hình, nghệ nhân sẽ không tài nào nhớ hết để diễn kể trọn vẹn một sang tác dài hàng chục đêm. Khi đến những mô hình miêu tả tương tự trong thực tế diễn kể, nghệ nhân thường kể chậm rãi, giọng điệu rề rà, nhiều khi thêm bớt hoặc lặp lại tùy vào ngẫu hứng và bối cảnh diễn kể. Trong những trường hợp đó, không loại trừ người kể sang tạo thêm cho lời miêu tả dài ra mà không ảnh hưởng gì đến nội dung sử thi. Với một bối cảnh diễn kể có đông người hào hứng thưởng thức và nghệ nhân có sức khỏe khá tốt, việc miêu tả còn được người kể ứng tác tức thời dài hay ngắn tùy thuộc khả năng ngôn ngữ.

Người đọc có thể thấy những điểm tương đồng khi nghệ nhân khan miêu tả mỗi lần Mdrong Dăm đánh trận. Khi đánh với Mtao Anur “Mdrong Dăm nhảy múa, chàng nhảy qua ngọn cây ênat, nhảy qua ngọn cây knia. Mdrong Dăm nhảy múa lả lướt, bay lên tận đám mây đen. Trên bầu trời, ở đám mây đen, ai cũng thấy Mdrong Dăm lướt đi lướt lại như con thoi. Người

ta nhìn thấy Mdrong Dăm lấp la lấp lánh như các vì sao” [28, tr 889]. Khi

khố người Gia Rai mối thả ba tua, mặc áo đỏ ngực, khuy dày, thân hình gọn ghẽ. Mdrong Dăm nhảy qua ngọn enăt, qua ngon cây knung, chàng khi hiện,

khi mất, dải khố áo chơn vờn trong đám mây xanh” [28, tr 944]. Khi đánh với

Mtao Êa “Mdrong Dăm vừa đi vừa chạy rồi nhảy lên ngọn cây ênăt, qua

ngọn cây knia, thấy đuôi khố lượn trên mây xanh, mây trắng.” [28, tr 1088].

Hay qua lời miêu tả về hành động của Mdrong Dăm, người đọc cũng có thể hình dung không khí chiến trận “Khiên xoay gió từ hướng bắc làm toác cành cây, gió từ phía nam làm cành gãy nát, gió áp vào nhà nhỏ, nhà nhỏ bị đứt làm hai, gió xoáy về phía nhà lớn, nhà lớn tốc mái, tre ngã, cây mơ ô bật gốc, cây klông, kpang gãy gục tơi bời, rễ trồi lên như bị thần linh đẩy ngã, cây dầu

rái ngả về phía đầu suối” [28, tr 892].

Số lượng biện pháp miêu tả trong sử thi Tây Nguyên dĩ nhiên có hạn chế vì chủ thể sáng tác không phải là cá nhân chuyên nghiệp. Với nhân vật đàn ông, bất luận là nhân vật anh hùng hay nhân vật đối địch đều được miêu tả cùng một công thức. Đó là sức mạnh thể chất, vẻ đẹp trang phục, khẩu khí lời nói, tài năng, sự giàu có… Tất nhiên tùy vào nhân vật, sự miêu tả theo công thức trên cững có gia giảm ít nhiều trong chi tiết. Điều này cho phép người nghe sử thi phân biệt được hệ thống nhân vật chính với các nhân vật khác. Đối với nhân vật phụ nữ, họ đều được khắc họa giống nhau ở một số đặc điểm chủ yếu (dung nhan, quần áo, dáng đi, lời nói…) và tài năng (thêu thùa, dệt vải…). Khó có thể tìm thấy công thức miêu tả tương tự trong các thể loại gần gũi.

Cũng cần nói thêm rằng không phải tất cả nhân vật trong hệ thống sử thi Ê Đê đều được xây dựng chân dung rõ nét. Trong “Mdrong Dăm” so số nhân vật được miêu tả chi tiết với số nhân vật chỉ được phác thảo đôi ba nét thì hệ thống nhân vật được miêu tả nói chung chiếm rất ít trong tổng số nhân vật (Mdrong Dăm và Hbia Sun; có thể tính thêm Dăm Bhu và Hbia Knhí). Đa

số các nhân vật còn lại chỉ gọi tên và miêu tả hành động của họ. Không có gì ngạc nhiên vì đây cũng là vấn đề thuộc phương diện thể loại. Cái làm nên diện mạo riêng của nhân vật là hành động chứ không phải cái riêng của ngoại hình, tâm lí như nhân vật tiểu thuyết.

Tóm lại, lời miêu tả nhân vật sử thi Tây Nguyên không tự do như một số thể loại khác mà chúng trở thành một công thức miêu tả cố định. Tính chất công thức một mặt đã “hạn chế sự tự do tạo tác” trong quá trình lưu truyền lâu dài của sử thi. Nhưng mặt khác, tính chất công thức cho phép nghệ nhân diễn kể dễ nhớ, dễ phổ biến. Rõ ràng đây cũng là một trong những nguyên nhân giải thích vấn đề vì sao một thể loại hình thành cách nay hàng mấy thế kỉ vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn mặc dù nó không tồn tại trên những văn bản viết như các bộ sử thi cổ điển quen thuộc.

Một phần của tài liệu Vấn đề thể hiện nhân vật trong sử thi Ê Đê qua tác phẩm Mdrong Dăm (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)