0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nhân vật Mtao

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ THỂ HIỆN NHÂN VẬT TRONG SỬ THI Ê ĐÊ QUA TÁC PHẨM MDRONG DĂM (Trang 48 -48 )

Song hành với nhân vật anh hùng đại diện cho khát vọng về mẫu người lý tưởng của người Ê Đê là nhân vật các tù trưởng (Mtao). Nhân vật Mtao trong khan sử thi của người Ê Đê không độc ác và đáng căm ghét như nhân vật Mtao trong truyện cổ tích của họ (cho dù các Mtao trong truyện cổ tích Ê Đê cuối cùng thường hòa đồng với cuộc sống chung của mọi người) nhưng đa số cũng đều là những kẻ tham lam, háo sắc. Trong sử

thi “Mdrong Dăm” thì có thể kể tên các tù trưởng như: Mtao Hwik, Mtao

Go, Mtao Ak, Mtao Anur, Mtao Kwat, Mtao Kông, Mtao Gruw, Mtao Êa, Mtao Msei, Mtao Tuôr.

Trong số các tù trưởng kể trên thì có lẽ mỗi Mtao Go là tù trưởng tốt. Nói là tốt bởi Mtao Go đã cho Mtao Hwik mượn voi khi hắn muốn xây nhà vì nghĩ hai người vốn là bạn kết nghĩa từ xưa, vì “tiết heo đã từng bôi lên đùi, rượu thoa lên bàn chân, chân cùng đạp thanh sắt, đã hứa

không lật lòng” [28, tr 680]. Nhưng cuối cùng lòng tốt của Mato Go đã

không được đáp đền bởi Mtao Hwik không mời ông đến dự nhà mới, không trả lại voi. Khi Mtao Go đến đòi thì Mtao Hwik trắng trợn nói đó là voi của mình. Mặc dù bạn như vậy nhưng Mtao Go vẫn rất nhẹ nhàng, tha thiết nói lí lẽ: “Hỡi bạn Mtao Hwik, tôi đã nói đủ mọi chuyện,từ chuyện này sang chuyện kia. Bạn muốn kéo gỗ về làng dựng nhà. Tre, tranh lợp nhà bạn muốn chở về, cây trong rừng lôi ra, cây dưới thung kéo lên, cây cối trong rừng không thể khiêng vác được nên bạn nhờ cậy bạn bè. Tôi nghĩ, bạn với tôi như anh em cùng mẹ, lúc khó khăn giúp nhau. Hôm nay bạn lại làm, lại nghĩ khác. Bạn cướp cho bằng được của cải của người

khác, chuối, mía bạn ăn cả gốc lẫn rễ. Như vậy làm sao làm bạn bè tốt

được. Bạn phải trả lại voi cho tôi đem về” [28, tr 678]. Đây quả là người

tù trưởng tốt, thuộc về số ít trong những trang sử thi Ê Đê.

Ngoài Mtao Go thì những nhân vật tù trưởng khác của sử thi

“Mdrong Dăm” đều là kẻ xấu. Thực ra, Mtao Hwik trước kia cũng là một

người công bằng. Ông ta đã giúp đòi lại công bằng cho Mdrong Dăm. Sự việc là khi Mdrong Dăm muốn chơi diều nhưng lũ trẻ trong làng không cho. Chúng “không cho nó cầm dây và cũng không cho cầm cả thân diều. Tức giận, Mdrong Dăm liền xé tan cái diều. Lũ bạn tức chửi cả cha lẫn mẹ Mdrong Dăm. Chúng chửi Mdrong Dăm là thằng con bắp khô, thằng con

không cha… là cái thứ nấm dại mọc trên cây” [28, tr 670]. Trước việc đó,

Mtao Hwik đã xử rất công bằng “để tôi thử xử xem như thế nào, tôi thử xử sai trái, tôi muốn trước hết hãy nói chuyện phải trái. Nếu chúng tôi sai thì phải đền bù bằng của cải gì… Việc này sẽ đền Mdrong Dăm một con trâu, một thanh la to. Chiếc vòng xử phải đeo vào tay… Ai chửi mẹ, chửi cha cháu, chê nhà cháu nghèo, họ nói không đúng thì ta bắt họ bằng một con trâu, thui một

bò để xử” [28, tr 672]. Công bằng là vậy nhưng Mtao Hwik lại ích kỉ “Có

việc Mtao Hwik đến mượn voi, Mtao Go sẵn lòng giúp bạn, nhưng khi lên nhà mới, ông ta lại không hề cho bạn biết. Khi ăn năm, uống tháng, giết trâu, thui bò, giết heo cúng, tổ tiên, giết heo cúng tổ tiên, giết heo thiến cúng cầu sức

khỏe cũng không mời Mtao Go đến dự” [28, tr 674], tham lam “Mtao Hwik

cột ba ché rượu, thịt con heo đực để cúng đầu voi của Mtao Go. Con voi đó

thành voi của nhà ông ta” [28, tr 674]. Đã thế, khi bạn đến đòi voi, Mtao

Hwik còn trắng trợn “Voi này là voi của tôi, của con, của cháu chúng tôi. Đàn voi này tôi đã cúng bằng bát đồng, cúng thần linh cầu sức khỏe cho chúng tôi. Đâu phải tôi giữ voi của người Mơ Nông, tôi chăn đàn voi của

Đa số trong sử thi “Mdrong Dăm” đều là những kẻ háo sắc, muốn có được nàng Hbia Sun xinh đẹp làm vợ mặc cho tôi tớ, dân làng ngăn cản.

Trong các mối quan hệ với những người xung quanh như nài voi, tôi tớ, dân làng... các Mtao vừa tỏ rõ thế bề trên của mình, lại vừa tỏ ra rất xoàng xĩnh trong các hành vi, lời nói. Đặc biệt, nài voi, tôi tớ khi ngăn Mtao đừng đi cướp vợ của người anh hùng đã dùng cả những lời thóa mạ. Ấy vậy mà quan hệ giữa chủ và tớ vẫn diễn ra bình thường. Ở đây không có sự trừng phạt, chỉ có lời đe dọa, rồi họ lại hòa hợp với nhau để thực hiện mong muốn của chủ.

Khi xây dựng một nhân vật, tác giả dân gian bao giờ cũng đem đặt bên cạnh nhân vật mình yêu mến trong thế tương phản đối lập với những nhân vật phản diện. Sự đối lập được miêu tả từ hình dáng, phóng thái đến tính cách càng làm cho chân dung nhân vật thể hiện rõ nét hơn. Các nhân vật này thường đại diên cho hai bên thế lực giao tranh, là kẻ thù không đội trời chung với nhau. Trong “Mdrong Dăm” thì Mdrong Dăm mâu thuẫn với các Mtao là bởi họ đã cướp vợ mình. Cái hay trong việc đặt nhân vật trong sự đối lập với một số nhân vật khác nằm ở chỗ nó làm cho hình ảnh người anh hùng thêm đậm nét và kẻ thù trở nên càng đáng chê cười, coi thường hơn. Hình tượng chàng Mdrong Dăm thật mạnh mẽ oai hùng đối lập với vẻ gian trá hiểm độc, thấp hèn của các tù trưởng. Sự đối lập đó thể hiện trên rất nhiều phương diện như dáng vẻ, hình thức đến tài năng và đặc biệt là khí chất, phẩm cách con người.

Mdrong Dăm đẹp và tài giỏi bao nhiêu thì các tù trưởng lại xấu xí và bất tài bấy nhiêu. Trong số họ có những người đã gần đất xa trời rồi mà vẫn còn thích đi cướp vợ trẻ trung, xinh đẹp của người anh hùng về làm vợ bé. Hình ảnh họ hiện ra thật đáng cười, thảm hại. Tiêu biểu nhất cho vẻ ngoài

phải kể đến Mtao Kông “Mtao Kông già nua, mắt kém,thân đang héo dần như cây thuốc lá trong vườn, đầu Mtao Kông tóc bạc trắng như hoa có tranh,

miệng mồm trơ xương, người hom hem, gầy nhom” [28, tr 971], “cằm nhọn

như cà phơi để nấu canh, nhăn nheo dài ngoẵng như cằm ngựa” [28, tr 983].

Có thể nói, người anh hùng càng uy dũng bao nhiêu thì kẻ thù dường như càng hèn nhát đến bấy nhiêu. Đối lập ngay từ trong động cơ của hành động. Trong lúc Mdrong Dăm cùng mọi người vào rừng lao động thì các tù trưởng lợi dụng tình thế của chàng để cướp Hbia Sun. Trong hành động, nếu như Mdrong Dăm hiên ngang đến buôn làng của các Mtao với lí do rõ ràng là đòi lại vợ thì các tù trưởng lại gian dối khi đến gặp Hbia Sun. Họ đều nói đến thăm Mdrong Dăm, đến trao đổi hàng hóa, đến xin chỗ nghỉ ngơi. Có chăng thì có Mtao Anur thêm được chút thẳng thắn “Anh muốn xem mặt mày của

em. Nghe nói em xinh đẹp, cả xứ bằng này không ai xinh đẹp bằng em” [28, tr

853]. Hành động của họ hoàn toàn mâu thuẫn với lời nói. Họ nói đi buôn bán, đi thăm cháu Mdrong Dăm… nhưng lần nào xuất hiện thì các Mtao này cũng xông thằng vào tận cửa phòng Hbia Sun “Mtao Anur nhảy từ đầu con voi xuống hiên, rồi từ hiên nhà nhảy đến ngách cửa, từ ngách cửa nhảy tới đầu ghế kpan, từ đầu ghế kpan nhảy tới nơi đánh chiêng nhip, từ nơi đánh chiêng nhịp nhảy đến nơi để trống từ nơi để trống nhảy tới cửa buồng hai ngăn, hai lớp phên che, treo đầy tua vải xanh đỏ, đó là buồng của Hbia Sun xinh đẹp”

[28, tr 853], Mtao Kông thì nói thế nào cũng “không dời khỏi cửa buồng hai

ngăn” [28, tr 969]. Tất cả những tù trưởng khi không thể tiếp xúc được với

Hbia Sun thì đều tìm cách để quên một vật gì đó buộc nàng phải trực tiếp đưa cho họ. Mtao Ak, Mtao Kwat thì quên con dao, Mtao Anur, Mtao Êa thì quên ống điếu, Mtao Kông quên gói trầu, Mtao Grư quên túi thuốc., Mtao Tuôr thì quên cái túi nhỏ. Chỉ có Mtao Msei là chẳng quên gì, hắn ta chuốc cho Hbia Sun say sau đó bắt cóc luôn nàng về buôn làng của mình. Trong số những tù

trưởng đến bắt cóc Hbia Sun thì có lẽ Mtao Msei là kẻ thông minh nhất bởi

“Biết Hbia Sun có búi tóc biến hóa như thần linh, khi bị bắt nàng Sun cởi búi tóc ném ra ngoài là nó liền biến thành con chim cu bay đi báo cho Mdrong Dăm về cứu mình, nên Mtao Msei đã gỡ búi tóc trên đầu Hbia Sun, cất vào

túi đeo bên sườn” [28, tr 1102] nhưng đó vẫn là kẻ gian dối bởi hắn đã trả lời

“anh không biết con tóc của em ở đâu. Có khi nó rớt dọc đường rồi” [28, tr

1102] khi được hỏi. Nhưng có lẽ, trong số các tù trưởng thì Mtao Msei cũng là người thương Hbia Sun nhất “Mtao Msei rất thương yêu Hbia Sun, không lấy gì ra để đo được.Mtao Msei lấy hai ba tấm chăn đắp cho Hbia Sun, ông ta

sợ nàng bị lạnh” [28, tr 1102]. Mtao Msei rất xót xa khi Hbia Sun “không ăn

cơm, không nói một lời mà chỉ ngồi uống nước suông” [28, tr 1103]. Hắn sẵn

sàng để nàng quay về nếu nàng biết đường. Nhưng tất cả cũng chỉ dừng lại ở đó. Hành động cướp vợ của các tù trưởng bản chất là sai trái nên không thể bao biện được dù là bằng những việc làm tốt.

Hành động của họ khi đánh trận thì thật thảm hại. Nếu Mdrong Dăm

“nhảy múa nhẹ như người ta ném, mặt chàng sáng long lanh như ngôi sao

chiều, bước đi ung dung như con bò non nhảy múa bên mẹ” [28, tr 832] thì

Mtao Ak “nhảy như đàn bà đi, múa khiên như người ta lăn cối, như người ta trèo đá. Mtao Ak liêu xiêu nhảy phía tây đụng phải gốc cây, nhảy qua phía đông thì chân đá phải khúc cây nằm ngang, Mtao Ak người đã thấm mệt,

bước đi lảo đảo, hai đầu gối run run” [28, tr 832], Mtao Kông thì “cầm đao

lia chậm chạp. Ông ta chém đầu Mdrong Dăm nhưng lưỡi dao lại trúng gốc cây, muốn chém chân Mdrong Dăm lại chém phải mặt đất, muốn chém tay

Mdrong Dăm lại lia đao vào khoảng không.” [28, tr 993]. Mtao Grư thì ngay

cái khiên, đao của Mdrong Dăm cũng không nâng nổi” Ông ta dùng mẹ đẻ cha dưỡng, người nghiêng, ngã bên phải, lảo đảo bên trái, cố nâng khiên, mãi khiên mới nhấc khỏi mặt đất cao bằng một gang bản tay, nâng caon đao cũng

chỉ nhích khỏi mặt đất cũng vừa một gang” [28, tr 1042]. Mtao Êa thì múa khiên “như người ta đẩy cối, đẩy bồ. Ông ta nhảy thử nhưng mỗi lần định

nhảy chân lại vấp phải gốc cây, nên lại ngã kềnh cạnh gốc cây” [28, tr 1084].

Có lẽ, trong số các Mtao đi cướp vợ của Mdrong Dăm thì chỉ có Mtao Msei là có tài hơn cả “Không ai nhảy múa giỏi bằng Mtao Msei, mỗi lẫn múa khiên, gió khiên làm chết một con trâu. Rút đao khỏi vỏ chết một con voi, của cải

trong nhà vỡ, đổ, tan nát hết” [28, tr 1122]

Cách nói năng của các Mtao thì luôn huênh hoang, ngang ngược “Ta là Mtao Anur, người ta đều nói Mtao Anur hung hăng hùng mạnh nhất. Ta đánh trận nào thắng trận đó, dẹp nơi nào, nơi đó tan nát. Bảy vợ người khác đã thành vợ ta. Cháu là tre non mới nhú, trán chưa khô máu mẹ, sao dám lên nhà người hùng mạnh, giàu có. Hỡi lũ chim chích, chim cu, nô lệ của ta, hãy lấy dây thừng trói thằng Mdrong Dăm lại, buộc nó vào dưới gầm, chỗ ta vẫn

đái hằng ngày.” [28, tr 886]. Ngay đến cả lúc thất trận thì Mtao Ak vẫn cố

giữ sĩ diện cho mình “Mdrong Dăm chém trúng chân Mtao Ak, máu chảy tràn bắp chân. Mtao Ak bảo bằng đó không phải máu, mà là màu đỏ của chiếc váy vợ ông ta. Mdrong Dăm chặt trúng bắp đùi, máu chảy. Mtao Ak nói đó là chăn hoa của vợ ông ta. Mdrong Dăm chặt trúng cánh tay Mtao Ak, Mtao Ak

ngã gục xuống đất” [28, tr 839]

Cái chính nghĩa, cao đẹp đối lập hoàn toàn với cái ác, cái xấu. Chính vì lẽ đó, khi tiếp nhận sử thi Ê Đê, cụ thể là khan “Mdrong Dăm”, người nghe dành rất nhiều thiện cảm đối với nhân vật anh hùng. Trong mối quan hệ với cộng đồng, người anh hùng bao giờ cũng được sự đồng lòng, tán thưởng của mọi người, trái ngược với các tù trưởng có hành vi cướp vợ của người khác, không được sự đồng lòng, tán thưởng của cộng đồng

2.1.4. Nhân vật bà Duôn và cháu gái

Theo truyền tụng của người Ê Đê, bà Duôn Sun là một người đàn bà góa, sống cô quạnh trong một ngôi nhà rách nát. Trong truyện cổ Ê Đê, bà Sun thường hay nhận người mồ côi về ở cùng. Trong khan - sử thi, bà Sun là người biết nhiều chuyện ẩn hiện trong con người, trong thiên hạ. Nhà bà Sun là nơi nghỉ ngơi tiếp sức cho người anh hùng đi đánh các tù trưởng, cứu vợ, là nơi mà những tù trưởng xấu đến hỏi thăm nhưng sẽ chẳng thu được gì.

Trong sử thi “Mdrong Dăm” Bà Sun được miêu tả là người “cứ lẩn thẩn một mình, tóc trắng như bông cỏ tranh, cằm dài, răng mọc to nhu quả câu knôk, khi hững nước tôi để bầu nước dựng ngược, nên nước không vào”

[28, tr 633]. Bà tự nhận mình là “kẻ ngu, là đồ bỏ đi” [28, tr 633].

Lúc nào người phụ nữ này cũng hiện lên trong một ngôi nhà mà “cửa sổ bà không gài, bà không úp ngược cầu thang, đường trâu bò bà không ngăn lối… nhà bà võng cây xà dưới, cột cong, nhà bẩn thỉu, phân chó, phân

gà đầy nhà” [28, tr 812]. Đó là ngôi nhà của người đàn bà nghèo nhưng lại

luôn mở cửa cho Mdrong Dăm. Người phụ nữ này giúp đỡ người nhiều đến

nỗi “mỗi lần bà đi xuống bến nước đều có khách bán muối, buôn hành, luôn

có người mua heo, gà về theo” [28, tr 868].

Bà Sun là người chỉ đường cho Prong Mưng Hdăng đi tìm người đỡ đẻ cho Hbia Knhí, là người giúp đỡ, chỉ bảo cho Mdrong Dăm mỗi khi chàng đi đòi lại Hbia Sun từ tay các tù trưởng khác.

Bà Duôn Sun luôn giúp đỡ người khác, nhà bà luôn có các cô cháu gái nuôi hiền lành, tốt bụng, xinh đẹp. Đó là các nàng Hbia HLui, Hbia Ling Kpang, Hbia Ring Djâo, Hbia Ring Djăn, Hbia Mnga Êyan, Hbia HLur.

2.1.5. Nhân vật thần linh

Aê Du, Aê Diê là hai vị thần tối cao của người Ê Đê. Aê Du, Aê Diê là thần sáng tạo và cai quản muôn loài. Aê Du, Aê Diê luôn chế ngự cái ác, đem lại may mắn và hạnh phúc cho mọi người. Khi cầu khấn, người Ê Đê thường có câu: “Aê Du, Aê Diê ban cho .... (và nói đến điều mong ước)”.

Trong sử thi Ê Đê, thần linh xuất hiện không đậm nét, Aê Du chỉ bảng lảng đâu đó, nhưng lại toàn can thiệp, quyết định những vấn đề quan trọng của con người. Aê Du, Aê Diê luôn chế ngự cái ác, đem lại may mắn và hạnh phúc cho mọi người. Nhân vật thần linh là Aê Du, Aê Diê đã trực tiếp hoặc gián tiếp điều hành diễn biến truyện kể.

Ông Du và ông Diê không được miêu tả cụ thể về hình dáng. Khi Aê Du, Aê Diê xuất hiện thì bao giờ Aê Du cũng “cầm gậy bằng cây mây”, Aê Diê “cầm gậy bằng cây song”. Họ sống trên trời, trong một ngôi nhà. Như vậy, cuộc sống của họ cũng không khác con người là bao. Tuy nhiên, họ có khả năng đặc biệt. Họ biết hết mọi việc trong cuộc đời, họ là lời giải đáp cho mọi vấn đề khúc mắc, mọi lời cầu khẩn của con người.

Khi Dăm Bhu muốn gặp Hbia Knhí, chàng đã cầu khấn các thần linh để được gặp nàng và được đáp ứng: “Ơi ông Du cai quản , ơ Aê Diê trông nom con người dưới trần gian này! Ơi thần cây đa cổ thụ trời dựng, hỡi thần cây sung trời đã tạo nên. Tôi gọi hồn người Bih, hồn người Mơ Nông, thần

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ THỂ HIỆN NHÂN VẬT TRONG SỬ THI Ê ĐÊ QUA TÁC PHẨM MDRONG DĂM (Trang 48 -48 )

×