B. Nội dung
2.6. Tƣ tƣởng của Phan Bội Châu về phân biệt những yếu tố tích cực,
cực, tƣơng đồng ở các tôn giáo
Khi còn tự do hoạt động, khác với những nhà Nho cùng thời chỉ đứng trên lập trường Nho giáo để chê bai bài xích các tôn giáo, tín ngưỡng khác. Phan Bội Châu lại nhìn thấy những điều tốt đẹp nhân văn, nhân đạo của các tôn giáo, tín ngưỡng và hết lời ca ngợi chúng. Nhất là trong Thiên Chúa giáo ông khẳng định, Giêsu là người nhân từ, đức độ, luôn cứu giúp dân chúng nghèo khổ. Dù không phải là tín đồ Thiên Chúa giáo ông vẫn thừa nhận Thiên Chúa giáo đã trải qua hàng nghìn năm tồn tại nhưng sẽ vẫn có nhiều tín đồ sùng bái thờ phụng. Điều này với ông là dễ hiểu bởi vì Thiên Chúa đã dạy cho
con người Mười điều răn kính chúa và yêu người, giúp con người có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đối với ông, Thiên Chúa giáo thì không xấu chỉ có những kẻ lợi dụng tôn giáo vì mục đích riêng, trái với Mười điều răn của Thiên Chúa mới là những kẻ bị lên án. Và từ đó ông cũng phân biệt rõ giữa những người tín hữu chân chính tin và thực hành theo các giá trị đạo đức văn hóa trong tôn chỉ của tôn giáo với các thế lực phản động, sử dụng tôn giáo nhằm áp bức đè nén nhân dân. “Đạo Giatô từ ngày truyền sang nước ta đến nay người nước ta từng dựa vào chỗ đáng ngờ về hình tích, mới nảy ra thành kiến sai lầm về bè phái, đến nỗi có người vu cho giáo dân là bênh người Pháp mà thù người Nam.
Ôi! Ngày nay người nước ta cũng có thể tỉnh ngộ rồi. Chúng ta ai không đạp đất Nam, ai không đội trời Nam, tổ tông cha mẹ vợ con chúng ta ai lại không phải dòng dõi giống người nước Nam” [6, tr.138]
Ông cũng nói thêm rằng: “Cái mà giáo dân đi theo là đạo Thiên Chúa, Chúa trời lấy cứu đời làm lòng, lấy công ái làm đức lấy việc không tham, không giết làm tôn chỉ. Thấy người Pháp bất nhân bất nghĩa tham dan hung ngược nên người của đạo Thiên Chúa với Pháp đã như nước với lửa thì còn bênh gì bọn Pháp?
Lập trường chủng tộc đã là thợ xây liên lạc ông tin rằng: “Những người giáo dân quyết không có lý gì để bênh người Pháp thù người Nam. Người cùng giống phải yêu người cùng giống, người cùng giống phải cứu người cùng giống chia đường cùng nhau tiến, hết sức vượt khó khăn, nhất định sẽ làm cho người Nam thoát khỏi địa ngục của Pháp mới thôi” [6, tr.138]. Đây là sự mong mỏi sự đồng lòng ở giáo dân cả nước.
Ở một phương diện khác, Phan Bội Châu đã cố gắng sử dụng các giá trị của tín ngưỡng tôn giáo như sự cố kết cộng đồng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, của Phật giáo để kêu gọi mọi người hãy xiết chặt hàng ngũ đồng lòng
cứu nước: “nước Việt Nam là của người Việt Nam, dòng dõi vua Hùng, con cháu nhà Lê, quyết không thể rơi vào tay người da trắng...” [7, tr.367].
Thời kỳ sau năm 1925, ở Huế lúc này tuy có sự Chấn hưng Phật giáo nhưng không phải các kỳ thị xung khắc tôn giáo đã được loại bỏ, vượt qua kỳ thị lương - giáo, vượt qua tính tự tôn thái quá của Nho giáo của những nhà Nho cùng thời chỉ đứng trên lập trường Nho giáo để chê bai, bài xích các tôn giáo khác, Phan Bội Châu nhìn lại những điều tốt đẹp nhân văn, nhân đạo của các tôn giáo, sự tương đồng giữa các yếu tố đó với mục tiêu của dân tộc trong đời sống xã hội nói chung, trong cuộc đấu tranh cách mạng giành độc lập cho dân tộc, giải phóng nhân dân và hết lời ca ngợi chúng:
“Như đạo Thiên chúa: đức Giêsu, Đóng đinh chữ thập lên cõi đầu. Đến nay người giáo gọi: Đức Chúa Nhà giáo nhà thờ khắp năm Châu Lại như Phật giáo: đức Thích Ca, Một bình một bát chạy phương xa. Thân Hoàng thái tử mà Khất cái, Nghìn thu tán tụng: A Di Đà! Có thể mới gọi rằng sung sướng.”
[12, tr.93]
Đặc biệt là trong đạo Thiên Chúa ông khẳng định, Giêsu là người nhân từ, đức độ, luôn cứu giúp người dân chúng nghèo khổ. Dù không phải là tín đồ, Thiên Chúa giáo ông vẫn thừa nhận Thiên Chúa giáo đã trải qua hàng nghìn năm tồn tại nhưng sẽ vẫn có nhiều tín đồ sùng bái thờ phụng. Điều này với ông là dễ hiểu bởi vì Thiên Chúa đã dạy cho con người mười điều răn chuyên cứu nhân độ thế giúp con người có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Ông viết:
“Đông xưa sương tuyết gió mưa dồn, Ơn chúa đem xuân tặng chúng con.
Thế thiệt càn khôn thương lũ bé, Bao giờ cây cỏ giả ơn non.
Mười răn Thánh dạy rằng in dạ, Ba kiếp trần qua vẫn giữ hồn Ao ước truyền Nam rành họ Chúa. Hoa tươi tươi mãi, nguyệt tròn tròn”.
[12, tr.387]
Như vậy, ngay từ khi còn hoạt động và đến khi bị mất tự do ở Huế, Phan Bội Châu đã từng nhấn mạnh đạo Thiên Chúa có bốn ưu điểm phù hợp với tâm thức tôn giáo và hệ ý thức của người Việt Nam, những ưu điểm ấy sẽ có lợi cho việc xây dựng nội dung đường hướng cách mạng. Từ nhận thức như vậy mà ngay từ đầu bên cạnh Phan Bội Châu luôn có những con người của đạo Thiên Chúa hăng hái tham gia hoạt động cách mạng.
Đối với Phan Bội Châu, đạo Thiên Chúa thì không xấu chỉ có những kẻ lợi dụng tôn giáo vì mục đích riêng, trái với mười điều răn của Thiên Chúa mới là những kẻ đáng bị lên án. Và từ đó ông cũng phân biệt rõ giữa những người tín hữu chân chính tin và thực hành theo các giá trị đạo đức văn hóa trong tôn chỉ của tôn giáo với các thế lực phản động, sử dụng tôn giáo nhằm áp bức đè nén nhân dân ta:
“Than ôi!Bà con họ giáo, dòng giống da vàng
Thông minh cũng mắt thánh tai hiền, bạn trai bạn gái, Che chở thảy trời Nam đất Việt, đồng mẹ đồng Cha.
Con một nhà há phải Âu hay Mỹ - giáo một lẽ nào chi Nho với Đạo. …
Ơn đức gì đế quốc cường quyền, đang thù Pháp lẽ nào bênh Pháp.” [12, tr.528] Đối với Phan Bội Châu ông luôn tin tưởng giáo dân, là những người con dân nước Việt, dòng giống da vàng thì thù Pháp lẽ nào bênh Pháp. Sau khi Phan Bội Châu sống trong hoàn cảnh o ép, ông vẫn cố vươn lên, vẫn hi
vọng tiếp tục hoạt động cứu nước. Phan Bội Châu vẫn truyền bá tư tưởng yêu nước lấy đó làm gương, khi ông nhắc tới những người con ưu tú của Đạo Thiên Chúa:
“Theo công lý chẳng hề theo tục Say đạo trời mà thẳng bước đường tu Yêu mọi người cũng như yêu mình Thờ lời chúa mới liều thân việc nước Tức giận bọn đế quyền nước Pháp Bấy lâu nay chiếm đoạt Đông Dương Trước mướn lời truyền giáo thông thương Sau ra mặt giết người lấy của.
…
Vì vậy, các đấng tiên linh, dốc lòng vẹn đạo
Trung với Chúa nên thù với giặc, cờ tam tài thêm chọc giận cha con. Cứu được dân mới thờ được trời
Quân thập tự quyết vâng lời thượng đế.”
[12, tr.529]
Như vậy, với lập trường yêu nước, Phan Bội Châu luôn tin tưởng rằng giáo dân cũng là dân Việt Nam, dòng dõi vua Hùng thì không lẽ nào theo người Pháp hại người Nam. Với giáo dân ông tin tưởng họ trung với Chúa nên thù với giặc. Đây là một tư tưởng yêu nước, một giá trị của tôn giáo mà Phan Bội Châu đã sớm nhận ra trên con đường hoạt động của mình. Phan Bội Châu muốn đoàn kết tất cả, phát huy giá trị tích cực của mọi lực lượng vào con đường cách mạng của dân tộc.
Ở một phương diện khác, Phan Bội Châu đã cố gắng sử dụng các giá trị tín ngưỡng tôn giáo theo tinh thần tiếp thu và phát triển các giá trị nhân văn, nhân đạo của nhà Phật, nhà Chúa thương người như thể thương thân, ái nhân như kỉ. Đây là một quan niệm siêu tôn giáo vì không bàn đến bản thể luận, thế giới quan tôn giáo nhưng khuyến khích mọi người sống theo tinh thần của tôn
giáo: từ bi, bố thí, làm lành tránh giữ…nhằm cố kết cộng đồng và kêu gọi mọi người hãy xiết chặt hàng ngũ đồng lòng cứu nước…
Như vậy, đối với Phan Bội Châu, ông chưa khi nào có tư tưởng kì thị, bài xích tôn giáo, đây là một tư tưởng tiến bộ đương thời. Chính vì vậy trong những năm tháng phải xa rời cách mạng về sống ẩn dật ở Huế, khi viết về các tôn giáo Phan Bội Châu vẫn không quên nói tới những giá trị, những cái tốt của tôn giáo đó, những cái này nếu biết phát huy sẽ có lợi cho cách mạng:
“Lòng ta vì chúa, chúa vì ta, Rước thánh thần về đuổi qủy ma Đường lối quang vinh lên tột bậc Ai rằng thiên quốc ở đâu xa?”
[12, tr.198] Hay:
“Chớ rằng nước Phật ở đâu xa Đọc báo Viên Âm mới biết là Tâm địa quang minh ta vẫn Phật Đèn chân như dọi ức muôn nhà.”
[12, tr.198]
Có thể nói thời kỳ này mặc dầu đã mất hết tự do, Phan Bội Châu vẫn tỏ ra là một chiến sĩ cách mạng kiên cường bất khuất. Cho đến ngày phải từ giã cuộc đời, Phan Bội Châu trước sau vẫn là người chân thành yêu nước, vẫn một lòng căm thù giặc Pháp. Ông rất xa lạ với tư tưởng đối địch với quần chúng, xa lạ với tư tưởng chống cộng, xa lạ với những khát vọng nhỏ nhen, chạy theo quyền lợi ích kỷ, hoặc với bất kỳ cái gì đi ngược lại quyền của dân tộc. Mặc dù sống trong hoàn cảnh o ép không thể dõng dạc nói thẳng ý mình như thời kỳ trước. Ông phải nói thật khéo để chính quyền thực dân không gây khó dễ, để lưỡi kéo kiểm duyệt không cắt bỏ. Phan Bội Châu vẫn truyền bá tư tưởng “nước là ta, ta là con nước”. Ông tránh nói một cách trực diện Pháp xâm lược mà lại nói:
“Cuộc đời bể dâu Trời cướp mẹ mình.”
Nỗi khổ nhục mất nước được trình bày thành: Nên mẹ lênh đênh
Nỗi con chua xót
Và từ đó ông kêu gọi mọi người: Thương đến nước
Thề cùng sông núi,
Giữ vững lòng son. [12, tr.21]