B. Nội dung
2.1. Quan niệm nho giáo của Phan Bội Châu khi bàn về khía cạnh tôn giáo
tôn giáo - trời, đạo trời, qủy thần
Chúng ta biết rằng: Phan Bội Châu là một nhà Nho chân chính chịu ảnh hưởng sâu đậm từ hệ tư tưởng Nho giáo, song ông có một thiên hướng lý giải các khía cạnh tôn giáo của Nho giáo theo cách của Nho giáo Tiên Tần. So với tư tưởng về “Thiên đạo” phổ biến của thời Chu đang mang nét thần quyền áp đảo thì rõ ràng quan niệm của Khổng Tử về “mệnh trời”, “đạo trời”, “qủy thần” có thêm những nét nghĩa tích cực và nhân bản đáng kể. Đến khi Khổng giáo trở thành tư tưởng chính thống dưới thời Hán và từ đó trở đi có hiện tượng trở lại khuynh hướng thần bí các phạm trù đó trong Nho giáo cũng trở nên nặng làm phai nhạt nhiều phần tích cực rất cơ bản. Đến Tống Nho thì triết học Nho giáo tôn giáo phát triển đến cao độ nhất song khuynh hướng tư tưởng thần bí đó vẫn không bị bài trừ mà biểu hiện dưới những dạng mới nhờ tiếp biến từ Phật giáo, Đạo giáo những khía cạnh mới. Ở Việt Nam, một trong số những người chịu ảnh hưởng sâu đậm tư tưởng mệnh trời theo Hán Nho, Tống Nho và có sự “hồi cố” cuối cùng đó là: Tự Đức, Nguyễn Đức Đạt, Phan Bội Châu… và có thể thấy trong thế kỷ XIX cả đến đầu thế kỷ XX ở Việt Nam tư tưởng về Mệnh trời, đạo trời, quỷ thần, thiên mệnh, “thiên nhân tương cảm” còn rất nặng nề trong các nhà Nho. Nhưng trong tư tưởng Phan Bội Châu nhà hoạt động yêu nước quan niệm về trời, mệnh trời và quỷ thần được nhắc đến khá thường xuyên “trời” “đạo trời” ấy được sử dụng trong đa số văn cảnh thường mang nghĩa là lực lượng là một trong những quy luật mang tính tất định, tất yếu tự nhiên, đáng chú ý là chưa lần nào Phan Bội Châu nói đến khía cạnh siêu nhiên “trời” như một chúa tể toàn năng, toàn lương ngự trị ở bên trên răn đe thưởng phạt, các hành vi, suy nghĩ của con người còn có nhiều nét nghĩa thần như khuynh hướng thần bí hóa của Nho thời Nguyễn lúc đó.
Đa số trong các di thảo ông tập trung khía cạnh đề cao đạo lý, là “lẽ phải”, là “tất yếu”, là trời.
Theo Phan Bội Châu: “trời cũng không bao giờ có ý riêng cả hay gọi là trời làm ra chẳng qua là lẽ phải mà thôi, làm phúc cho người lành, gieo vạ cho kẻ ác, lẽ phải vốn có như thế” [5, tr.110].
Ở đây Phan Bội Châu thể hiện nét ảnh hưởng cách lý giải của Trương Tải danh nho thời Tống quan niệm về thế giới “tự nó”, cái triết lý của vũ trụ tự nhiên phi nhiên nhưng là nhằm để bài bác cái thuyết cho rằng thượng đế sáng tạo ra thế giới, thượng đế sinh ra muôn loài đang lan tràn vào thời đó để động viên mọi người đứng lên đấu tranh vì lẽ phải, tự do, độc lập.
Khi nói rằng “cái vô hình không sinh ra được cái hữu hình”, đó là một quan điểm duy vật, ông còn nói rằng “phải có lý mới đáng tin”, “không lý không tin”, đều là những tư tưởng tích cực phá tan sự thụ động, phó mặc cho trời và mệnh trời để cổ vũ nhân dân đứng lên tự giải phóng. Ý nghĩa của điều này mà ta chỉ có thể đánh giá hết tầm quan trọng khi biết rằng quan niệm mệnh trời của Nho giáo đó ngự trị hàng triệu tâm hồn người Việt Nam cần phải được thức tỉnh để dắt họ đi vào cách mạng.
Ngay cả trong khi bị giam cầm ở Huế, nhiều lần ông đề cập đạo trời mang một hàm nghĩa rất tiến bộ ảnh hưởng của tư tưởng Đàm Tự Đồng. Trời có nghĩa là đạo lý, là “lẽ phải”, là “tất yếu”, là “tự do”, là “rất phải”, “rất công”.
Theo Phan Bội Châu:
“Đạo trời rành rọt Có trẻ có già”
[12, tr.15] Hay là:
“Đạo trời rất phải Luật người rất công”
“Đạo trời đặt định Mình được tự do”
[12, tr.20]
Vấn đề “mệnh trời” trong tư tưởng của Phan Bội Châu thì sao? Nếu như thông thường trong quan niệm của một nhà nho cần biết “mệnh trời”, không hiểu mệnh trời không phải là người quân tử và đề cao thuyết “sống chết có mệnh, giàu sang tại trời” xem như cái quan trọng người quân tử phải hiểu. Nhưng ở Phan Bội Châu thực sự chưa thấy chỗ nào ông nói đến con người phải khuất phục “mệnh trời” và thừa nhận “mệnh trời”. Nhưng chúng ta có thể hiểu, đối với các nhà Nho Việt Nam các khái niệm “cơ trời”, “vận trời” và “mệnh trời” có nội dung không giống nhau tuy chúng là một cái gì đó có tính chất tất định, tiên định vượt qua giới hạn của con người huyền bí chi phối sắp xếp các hiện tượng, sự kiện. “Trời” ở đây có nghĩa là có nhân cách, cũng có thể là không có nhân cách. Nhưng có điều chắc chắn là “cơ” có khía cạnh là những dấu chỉ bí mật, vượt khỏi giới hạn, chi phối và nhận thức của cá nhân con người bình thường huyền bí vô cùng, con người bình thường không thể nhận thức được “thiên cơ bất khả lậu”.
Đáng chú ý là “mệnh trời” không bị Phan Bội Châu trực diện đả phá. Phan Bội Châu chỉ đặt “trời” và “mệnh trời” qua một bên cũng giống như Nho Tiên Tần, Khổng Tử, nhưng chính bằng nhiều cách khác đó Phan Bội Châu ra sức truyền bá cho nhân dân rằng sức mạnh trung tâm làm xoay chuyển tình thế cho hợp đạo lý.
Như vậy, có thể nói rằng ở quan niệm của Phan Bội Châu, nguồn gốc của thế giới nói chung và con người nói riêng đều xuất phát từ khí con người và vạn vật đều phụ thuộc vào khí, chứ không phụ thuộc vào bất kỳ lực lượng siêu nhiên thần bí nào. Quan hệ này khẳng định mối quan hệ hiện thực khách quan không thể tách rời giữa con người với tự nhiên, giữa con người với con người. Ông góp phần khẳng định khuynh hướng chủ nghĩa duy vật đầu thế kỷ XX chống lại khuynh hướng chủ nghĩa duy tâm, đề cao con
người hạ thấp thánh thần, thượng đế, kêu gọi đồng bào hãy đứng lên định đoạt lấy số phận mình:
“Người có chức trời, Sẵn thần sẵn thế. Dầu vương dầu đế, Cũng phải thua người “Xem dân bằng trời” Lời xưa còn đó”
[12, tr.54]
Về vấn đề quỷ, thần, Phan Bội Châu theo đường lối trung dung của Khổng Tử mà không bàn đến, có lẽ cái khác ở Phan Bội Châu là chuyện không nói tới việc phải kính tế quỷ thần mà ông thể hiện khuynh hướng duy vật khi cắt nghĩa qủy, thần là do con người tưởng tượng bày đặt ra, có khi là động cơ vụ lợi không chính đáng, vì vậy ông khuyên hãy giữ vững chính khí, hãy tự tin ở bản thân mình đừng khiếp sợ hão huyền, ông nói: “Phàm những chuyện thiên đường địa ngục, bùa phép chay đàn chẳng qua là do bọn hiếu sự bịa ra mà thôi, cái gọi là quỷ thần chẳng qua là khí thiêng liêng ở giữa không gian mà thôi” [5, tr.110].
Ở chỗ khác ông lại nói: “Nếu cho là có thần thì thần cũng chẳng qua là hơi hướng phảng phất” [7, tr.75]. Do vậy mà Phan Bội Châu khuyên mọi người theo con đường trung dung, không mê đắm quỷ thần, không bàn việc quỷ thần rằng: “Qủy thần có phận sự của quỷ thần chúng ta có phận sự của chúng ta. Lẽ âm dương hai bên không liên quan với nhau. Ta chưa có đến thiên đình, thủy phủ bao giờ. Nhưng lấy lẽ mà suy ta ở dương thế thì ta chỉ nên bàn chuyện dương thế mà thôi” [5, tr.110].
Hay “Lắm thầy rầy ma, ma sợ chi ma,
Có chính khí đừng võng cầu võng đạo”. [12, tr.467]
Ngay cả khi bị giam lỏng ở Huế, bị quấy rầy cả tinh thần và thể xác mà tinh thần ông vẫn vững, nhiều lần ta thấy Phan Bội Châu đề cập đến quỷ, thần một cách giễu cợt:
“Yêu ma tuyệt tích Thần thánh thành bầy”
[12, tr.377]
Có khi ông đề cao coi quyền dân là thần thánh, chủ quyền đất nước là bậc chí tôn mọi người đều phải ra sức nỗ lực để giành lại khi báo Tiếng Dân tờ báo tiến bộ do Huỳnh Thúc Kháng làm chủ nhiệm bị đình chỉ ông liền tỏ thái độ:
“Thần thánh vốn thiêng sao ảm đảm Giang sơn chưa hết há âm trầm?”
[12, tr.373] “Thần thánh mơ màng trời giấc mơ, Ma tà đồng loạt nguyệt canh khuya.” [12, tr.180]
Như vậy, Phan Bội Châu nói tới quỷ, thần, nhưng ở đây nó không phải nói về lực lượng siêu nhiên chi phối chúng ta. Mà có lẽ hơn là ông nhắc đến thánh thần là “quyền nước”, “quyền dân” để nhằm nhắc nhở mọi người, nhắc nhở nỗi nhục mất nước và phải làm sao để có thể lấy lại nước. Chúng ta không thể như bị mất linh hồn thánh thiện để làm ma, qủy bơ vơ được, hãy tỉnh thức đấu tranh đòi trở lại là người cao quý thiêng liêng của Việt Nam độc lập.
Có thể nói trên đây là những vấn đề nhận thức mới lạ về khía cạnh tôn giáo thánh thần, trời, ma quỷ của Phan Bội Châu. Tuy ông không phải là nhà lý luận tôn giáo học thuần túy song ông xuất phát từ yêu cầu của hoạt động cứu nước đã có những mở rộng, nâng cao nhận thức sâu sắc độc đáo trong phương diện tôn giáo của Nho giáo.
Ở Phan Bội Châu khi bàn về khía cạnh của mệnh trời, đạo trời, quỷ thần trong khi tiếp nhận hỗn dung kết hợp đạo Nho cùng Phật giáo và Đạo giáo ông còn sự uốn nắn giải thích các nguồn tư tưởng đó theo khuynh hướng duy vật tích cực phát huy vai trò chủ động của con người, người Việt Nam. Ông cổ vũ họ đứng dậy đấu tranh giành lại tự do độc lập chống những quan niệm chính thống của thực dân phong kiến đang muốn hướng con người Việt