Quan niệm của Phan Bội Châu về đoàn kết tôn giáo, tự do tôn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tư tưởng của Phan Bội Châu về tôn giáo, tín ngưỡng (Trang 45)

B. Nội dung

2.2. Quan niệm của Phan Bội Châu về đoàn kết tôn giáo, tự do tôn

về trời, mệnh trời, quỷ thần không mang tính chất kinh viện sách vở mà nhằm vào ý nghĩa thực tiễn, thức tỉnh con người chủ động đấu tranh cứu nước.

2.2. Quan niệm của Phan Bội Châu về đoàn kết tôn giáo, tự do tôn giáo tôn giáo

Phan Bội Châu là một trong những lãnh tụ kiệt xuất của phong trào yêu nước hồi đầu thế kỷ XX, ông là người đi đầu trong khuynh hướng bạo động, đã kêu gọi toàn dân Việt Nam dũng cảm đứng lên “xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ” khôi phục lại nền độc lập tự chủ cho dân tộc. Nhưng để làm được điều đó thì phải đoàn kết được toàn dân ông đã thống thiết kêu gọi đồng bào:

“Nghìn muôn ức, triệu người chung góp Xây dựng nên cơ nghiệp nước nhà”.

Hơn nữa, Phan Bội Châu còn chủ trương phải gắn phong trào yêu nước Việt Nam với đoàn kết khu vực, quốc tế rộng lớn mà trước hết là với các dân tộc “đồng văn, đồng chủng” và “đồng bệnh”. Có thể nói tư tưởng đại đoàn kết là một trong những nội dung quan trọng nhất trong tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu, mà hạt nhân mới mẻ đối với thời đại của nó chính là tư tưởng đoàn kết lương - giáo, một dấu son trong tư tưởng của Phan Bội Châu.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng đoàn kết lương - giáo của Phan Bội Châu bởi vấn đề lương - giáo trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc giai đoạn cận đại luôn thể hiện sự quan trọng phức tạp và nhạy cảm. Điều này không những bắt nguồn từ lịch sử du nhập của đạo Thiên Chúa vào

nước ta trong các thế kỷ XIX, gắn với thế lực thực dân, liên quan đến thực tiễn chống Pháp của nhân dân ta.

Theo nhiều nhà nghiên cứu thì đạo Thiên Chúa giáo bắt đầu truyền bá vào nước ta khoảng giữa thế kỷ XVI trải qua nhiều thăng trầm tôn giáo mới lạ này từng bước bắt rễ được trong lòng một bộ phận nhân dân Việt Nam. Sự du nhập của đạo Thiên Chúa vào nước ta bộc lộ một số đặc điểm, khác với sự du nhập các tôn giáo khác:

- Trước hết phải nói ngay rằng đồng thời với đạo Thiên Chúa trong thời gian này còn có nhiều giáo phái Phật giáo từ Trung Quốc mới du nhập vào và phát triển khá mạnh mẽ, nhất là ở Trung và Nam Bộ.

- Đạo Thiên Chúa du nhập vào Việt Nam nói riêng và các nước Đông Nam Á đồng thời song song với nó là sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây, do đó sự tương liên này được coi là sự tượng trưng cho mối đe dọa đối với sự tồn vong của chủ quyền dân tộc, đặc biệt là quyền uy chính trị của các thể chế chính trị bản địa trong khu vực này.

- Thêm vào đó còn có một số vấn đề quan trọng khác: đó là sự cố chấp, sự bảo thủ của giáo hội Thiên Chúa khi họ truyền bá tôn giáo này vào các nước phương Đông. Điều ấy trước hết thể hiện ở cái nhìn kỳ thị của giáo hội và của các nhà truyền giáo đối với các tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa bản địa, gây nên một sự dị ứng văn hóa từ cả hai phía [66, tr. 72-73].

Trong thời kỳ 50 năm đầu của triều Nguyễn cho đến khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, năm 1858, đặc biệt là thời kỳ Minh Mệnh, Tự Đức mối quan hệ giữa lương - giáo trở nên cực kỳ căng thẳng ở nước ta. Hai vua triều Nguyễn này đã nhiều lần ra chỉ dụ cấm đạo, thực thi nhiều chính sách hòng hạn chế sự ảnh hưởng của đạo Thiên Chúa, các giáo sĩ bị trục xuất, cầm tù, tra tấn hoặc hành hình. Giáo dân Việt Nam buộc phải lựa chọn giữa hai con đường, hoặc bỏ đạo hoặc bị đàn áp dã man.

Chính sách sai lầm này của nhà Nguyễn không những đã tạo ra một nguyên cớ cho thực dân Pháp và Tây Ban Nha nổ súng xâm lược nước ta mà

còn làm suy yếu khối đoàn kết dân tộc, trong lúc dân tộc ta cần đoàn kết hơn bao giờ hết đồng thời nó cũng khoét sâu thêm mâu thuẫn vốn đã tồn tại trong quan hệ lương - giáo ở nước ta, làm cho mâu thuẫn đó ngày càng trở nên rất rối rắm khó giải quyết trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau này của chúng ta.

Lợi dụng tình hình căng thẳng trong quan hệ lương - giáo và chính sách cấm đạo cực đoan của nhà Nguyễn, thực dân Pháp cũng ráo riết mượn lý do hoạt động truyền đạo để hòng lôi kéo quần chúng tuyên truyền, kích động khoét sâu vào mối quan hệ lương - giáo vốn đã nhạy cảm và dễ bị tác động kích thích để chuẩn bị dương chiêu bài bảo vệ tự do truyền giáo phát động công cuộc xâm lược nước ta.

Trong việc này có một số giáo sĩ Pháp đã đồng tình và làm gián điệp tiếp tay cho thực dân Pháp xâm lược nước ta.

Một thực tế khác là bọn xâm lược nhân chính sách cấm đạo và diệt đạo của vua quan nhà Nguyễn hòng lôi kéo chia rẽ khối đoàn kết toàn dân, biến tín đồ ngoan đạo thành bạn “đồng minh tự nhiên” của chúng trong công cuộc xâm lược thuộc địa. Thậm chí âm mưu thâm độc của thực dân là tiếp tục lợi dụng chính sách tôn giáo sai lầm đó, còn dẫn đến hậu quả tai hại cho mối quan hệ lương - giáo trong các thời kỳ kháng chiến và nô dịch Việt Nam về sau. Bọn chúng đã không từ một thủ đoạn xảo quyệt nào để khoét sâu thêm mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân khi mà những người sĩ phu yêu nước không phân biệt được thủ đoạn thâm độc đó nêu lên khẩu hiệu “Bình Tây sát tả”. Âm mưu của chúng rất hiểm độc, chúng đưa bọn tay sai đội lốt thầy tu vào chống phá các phong trào yêu nước, kích động lôi kéo, âm mưu gây một cuộc chiến tranh giữa lương và giáo tương tàn để làm tiêu mềm sinh lực của nhân dân.

Đi đôi với chính sách chia rẽ lương - giáo mặt khác, chúng dùng chính sách “chia để trị” chia cắt đất nước ta thành ba miền khác nhau hòng dễ bề cai trị. Chính sách “dùng người Việt trị người Việt” đã nói lên sự hiểm độc và

cáo già của bọn thực dân. Và hiểm độc hơn cả là chúng dùng chính sách lợi dụng tôn giáo để chia rẽ tình đoàn kết truyền thống của dân tộc ta, gây nghi ngờ giữa những người khác nhau về tín ngưỡng, đức tin, làm tổn hại sâu sắc đến lực lượng toàn dân tộc.

Để chiến thắng thực dân Pháp lúc này rất cần có một người vượt khỏi sự ràng buộc, kỳ thị tôn giáo dũng cảm đứng lên đoàn kết toàn dân, đánh đổ âm mưu lợi dụng tôn giáo của bọn thực dân Pháp... sứ mạng đó của lịch sử dân tộc không sớm thì muộn chắc chắn sẽ có một người như thế đứng lên đảm đương sứ mạng lịch sử đó. Đó chính là người anh hùng, nhà tư tưởng kiệt xuất đầu thế kỷ XX - Phan Bội Châu.

Tiếng súng xâm lược của thực dân Pháp thực sự đẩy giáo dân Việt Nam vào sự lựa chọn vô cùng đau đớn hoặc phản bội lợi ích dân tộc, đi theo những người đồng đạo thân Pháp hoặc đứng về phía đồng bào đoàn kết chống Pháp. Trong hoàn cảnh kẻ thù xảo quyệt, thâm độc, tàn bạo như vậy nhưng đáng tiếc là triều đình và cả phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đã không nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đoàn kết lương - giáo. Phải đến khi Phan Bội Châu xuất hiện với vai trò là lãnh tụ đầu tiên của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX đã ý thức được và dũng cảm giương lên ngọn cờ đoàn kết lương - giáo chống Pháp đương thời. Trong hàng ngũ những người duy tân và Đông du có nhiều thành viên tích cực là tín đồ Thiên Chúa giáo như Mai Lão Bạng.

Có thể nói tư tưởng đoàn kết lương - giáo của Phan Bội Châu đã phá tan âm mưu quỷ kế của thực dân Pháp góp phần củng cố khối đoàn kết dân tộc tập hợp lực lượng để chống Pháp giải phóng đất nước. Điều này được thể hiện trong quá trình hoạt động cách mạng và nhất là thông qua nhiều tác phẩm của ông để lại.

Trong “Việt Nam vong quốc sử” Phan Bội Châu đã nói lên quá trình nước ta rơi vào tay giặc Pháp đồng thời tố cáo việc thực dân Pháp dùng tôn giáo làm lá chắn che đậy dã tâm xâm lược Việt Nam chính sách nô dịch độc

ác của thực dân Pháp tiếp tục sử dụng chiêu bài “tự do” tôn giáo để thực hiện chính sách ngu dân, tiếp tục duy trì ách thống trị của chúng. Điều này thể hiện sự tiến bộ trong nhận thức về vấn đề tôn giáo với dân tộc, tôn giáo với chính trị ở ông đối với người Việt Nam.

Trong tác phẩm này Phan Bội Châu cũng nói về “tương lai của Việt Nam” mà chủ yếu là nói về cơ hội sống còn của nòi giống về khả năng khôi phục giang sơn của dân tộc ta mà chương trình đầu tiên của ông là Chấn dân khí, Khai dân trí, đào tạo nhân tài. Nhưng do còn hạn chế về tầm nhìn lúc đó ông chỉ đặt lòng tin vào khả năng thay đổi nhận thức, tư duy là tiền đề quan trọng nhất của tương lai Việt Nam: “Dân còn thì nước còn và nhờ được Khai dân trí một ngày kia nhất định dân Việt Nam sẽ thức tỉnh, vùng lên đánh Pháp. Ông đã hình dung quá trình thức tỉnh và vùng lên đó sẽ diễn ra ở mọi thành phần dân Việt không phân chia về tôn giáo, trong đó có cả “một lớp người mà tổ tông, cha mẹ là dân nước Việt, vợ con, con cháu đều theo đạo Giatô” [6, tr.68].

“Xuất phát từ truyền thống đoàn kết, từ yêu cầu xây dựng khối dân tộc thống nhất, trong con mắt của ông những người giáo dân theo đạo Giatô này trước hết đều là con dân đất Việt, “cùng đẻ cùng nuôi ai là không ăn cơm, đi đứng trên đất nước này... cùng đội trời chung đều là anh ta cả, đều là em ta cả, có hiềm gì đâu, có nghi gì đâu” [6, tr.68].

Ông nói:

“Trời sinh ra một giống ta

Non sông riêng một giống nhà Việt Nam Kể năm hơn bốn nghìn năm

Ông cha một họ, anh em một nhà Giống vàng riêng một màu da

Đen răng,vàng tóc ai mà khác ai ”

không theo nước Pháp, tất nhiên ta không chịu đi giúp người Pháp để làm hại nước Việt Nam” [6, tr.69].

Đó cũng chính là lý do là cơ sở quan trọng nhất của việc đoàn kết lương - giáo cùng chống giặc Pháp mà ông đã nêu là đóng góp mới mẻ của ông.

Mặc dù Phan Bội Châu cũng thừa nhận rằng, trước đây cũng có lúc một bộ phận giáo dân đi theo giặc Pháp chống lại nhân dân, nhưng theo ông, giờ đây chúng ta không nên kể đến chuyện đó nữa, bởi lẽ khi đó là do giáo dân bị “mắc mưu người Pháp”. Quan trọng hơn là ngày nay chính giáo dân Việt Nam cũng là nạn nhân của nền thống trị thực dân Pháp, không phải thực dân Pháp “ưu đãi” vì họ theo đạo, nới lỏng ách bóc lột, mà trung quy họ cũng chịu cảnh dân mất nước, bị ngược đãi tàn hại.

Ông viết: “...Chỉ nói đến hiện nay họ cùng bị vạ của người Pháp. Mấy mươi năm người Pháp nghiêm hình trọng phạt có một thứ nào rộng rãi cho người theo giáo Giatô đâu? tiền sưu, tiền thuế thu nhiều, không bớt một đồng nào cho người Giatô, con đường làm ơn một trăm năm về trước nay biến thành thù, hàng mấy mươi vạn sinh linh đi cầu phúc lại chuyển ra bị hoạ” [6, tr.69]. Đó là lý do cơ bản thứ hai khiến ông tin tưởng cho rằng giáo dân Việt Nam trước sau sẽ đứng về phía cuộc đấu tranh của dân tộc mình, cho nên “quỳ gối đi thờ kẻ thù sao bằng đồng tâm để cùng bảo vệ nòi giống ta” [6, tr.69].

Từ tư tưởng đại đoàn kết không phân chia tín ngưỡng, tôn giáo ông có cái nhìn rộng rãi nhận thức được những điểm tốt đẹp của Thiên chúa giáo phù hợp với giá trị nhân đạo, đạo lý của Việt Nam.

Ông còn nói: “Nói về lợi ích của Thiên chúa giáo đối với quốc gia có bốn điều quan trọng:

1. Thiên Chúa giáo chú trọng việc tương thân, tương ái, biết hợp quần đoàn thể có cái cảm tình không ước hẹn mà đồng tâm.

2. Thiên Chúa giáo chuyên chú trọng về linh hồn mà có thể khinh thể xác, cho nên khi dồn ra làm việc nghĩa thì có được cái phong thái coi nhẹ việc sống mà dám chết.

3. Thiên Chúa giáo đều biết: Trước hãy lo cho công lợi đã sau mới đến tư ích, trước lo việc nước sau mới đến việc nhà, khi vào làm việc lợi ích công cộng cho xã hội thì toàn thể mọi người tin yêu nhau nên dễ bề tập hợp.

4. Thiên Chúa giáo chuyên chú trọng vì thờ phụng thượng đế không thờ thần nào khác cho nên bớt được tất cả mọi sự tốn kém vô ích về tế tự.

Do bốn điều lợi ích lớn như thế nên các nước Âu Mỹ mới độc tôn nó, đến như các bậc anh quân hiền tướng như thế nào cũng không dám nhạo báng, bài xích. Bởi vậy, những người đứng đầu quốc gia muốn liên kết được quần chúng duy trì được mệnh nước thì việc nhờ tôn giáo giúp công vào cũng không phải là ít vậy [7, tr.129-130].

Biết đặt vấn đề đoàn kết lương - giáo trong tương quan với vấn đề dân tộc đây là một điều đặc sắc nữa trong tư tưởng đoàn kết lương - giáo của Phan Bội Châu, ông cho rằng, chỉ khi nào giáo dân đứng về phía dân tộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp thì lúc đó họ mới thực sự là người giáo dân Việt Nam chân chính, mới hoàn thành bổn phận của họ trước thiên chúa. Ông viết: “Cần diệt người Pháp để bảo vệ đồng loại mà tôn thờ giáo Chúa”, như thế mới là dân trong Thiên chúa giáo, như thế mới là dân của đạo Thiên chúa cứu thế, như thế mới là dân đồng bào nước Việt Nam. Nếu ai không chịu giết người Pháp nhẫn tâm nhìn người Pháp làm hại người Việt, tức là không phải là dân Thiên chúa giáo, tức là trong đạo Thiên chúa cứu thế không có thứ đạo ấy, hơn nữa trong đồng bào nước Việt Nam không có cái giống người ấy” [6, tr.69].

Khắc phục lối đặt vấn đề tôn giáo tách khỏi thực tế như Nguyễn Trường Tộ, tư tưởng ông có ý nghĩa của tư tưởng “minh đạo”, là ở chỗ ông muốn kêu gọi toàn dân đều là “đồng bào” đoàn kết, làm thất bại âm mưu

“chia để trị” của thực dân Pháp, lấp đi hố sâu ngăn cách giữa công giáo với

dân tộc. Ông đã kết luận: “Bằng bảo rằng người Giatô không bị Pháp ức

hiếp, người Giatô không nên chống Pháp, dân Giatô không có tư tưởng diệt Pháp, người nước Việt Nam ta quyết không có cái thuyết ấy” [6, tr.69].

Lòng tin tưởng của Phan Bội Châu không phải không có căn cứ. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở cuối thế kỷ XIX đồng bào Thiên Chúa giáo đã có những đại biểu xứng đáng của mình trong hàng ngũ của những người yêu nước. Đó là Đội Vũ một thủ lĩnh nghĩa quân theo đạo Thiên chúa ở Nam Định, đó là Nguyễn Phiên - một thủ lãnh binh người Công giáo đã chiến đấu và hy sinh anh dũng trước sự đàn áp dã man của thực dân Pháp rồi có Nguyễn Trường Tộ, Đặng Đình Tuấn, Nguyễn Đức Thuận ... là những người công giáo có nhiều đóng góp cho dân tộc.

Như vậy, Phan Bội Châu đã gắn quan niệm Nho giáo việc “tận trung báo nước” không hề trái với “kính chúa hiếu với Tổ Quốc” cũng là “hiếu với Thượng đế”. Ông nhiều lần tuyên truyền tư tưởng đó cho đông đảo đồng bào

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tư tưởng của Phan Bội Châu về tôn giáo, tín ngưỡng (Trang 45)