Tƣ tƣởng Phan Bội Châu về Phật giáo

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tư tưởng của Phan Bội Châu về tôn giáo, tín ngưỡng (Trang 74)

B. Nội dung

2.5. Tƣ tƣởng Phan Bội Châu về Phật giáo

Năm 1925, Phan Bội Châu bị bắt đưa về nước. Một phong trào đấu tranh đòi ân xá Phan Bội Châu bùng nổ ra ở nhiều nơi, đặc biệt là Hà Nội, phong trào dâng cao khi Hội đồng đề hình mở phiên xử cụ vào tháng 11 - 1925. Đây là một phong trào lớn của nhân dân bao gồm học sinh, trí thức, tư sản dân tộc…đòi trả tự do cho cụ và cuối cùng thực dân Pháp buộc phải hủy bỏ bản án tử hình, bản án khổ sai chung thân cho người chiến sĩ cách mạng này. Nhưng đế quốc Pháp đã đưa cụ về giam lỏng ở Huế là Thư phủ của Trung Kỳ nơi mà chính quyền của Nam Triều vẫn còn ngự trị trên dân chúng. Chúng dùng nhiều thủ đoạn để tách người chiến sĩ lão thành khỏi phong trào cách mạng, cắt đứt quan hệ với quần chúng cách mạng. Nham hiểm hơn nữa, nhiều tên quan lại thực dân và tay sai còn tìm cách ve vãn, chăng ra xung quanh cụ một bức màn dối trá về tình hình phong trào cách mạng trong nước và trên thế giới để lừa phỉnh, dụ dỗ cụ thay đổi ý kiến. Thời kỳ này ở Huế đang nổi lên phong trào Chấn hưng Phật giáo thực dân muốn lợi dụng phong trào này để cản bước lan truyền của tư tưởng Cộng sản nhưng các nhân sĩ tri thức Phật tử yêu nước lại hướng phong trào theo tinh thần dân tộc…

Từ ngày bị giam lỏng ở Bến Ngự, con chim bằng coi như bị sả cánh, nhưng không vì thế mà rã rời đợi chết một cách vô vị, Phan Bội Châu vẫn cố vươn lên, vẫn cố hi vọng tiếp tục hành động cứu nước rõ nhất là trong những năm đầu khi ông mới về Huế. Ông đã có nhiều lời tuyên bố trước quốc dân, nhiều buổi diễn thuyết cho nam nữ học sinh các trường Đông Ba, Quốc Học và Đồng Khánh. Ông cũng đã nhận lời các bạn bè và nhân sĩ Bắc Hà sẽ ra Bắc chơi một chuyến vào đầu năm 1926. Nhưng chính quyền thực dân đã bắt ông trở lại Huế khi ông chưa ra đến thị xã Thanh Hóa. Từ đó, buộc phải sống cuộc

sống người tù “trăng gió nhốt ba gian”, Phan Bội Châu trở thành nhà tuyên truyền giáo dục lòng yêu nước nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí. Cụ đã giành nhiều thì giờ sáng tác thơ ca, truyện kí, biên khảo sách nhằm kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân đoàn kết thương yêu nhau, tiếp tục vì sự nghiệp cứu nước diệt thù, tư tưởng về tôn giáo của ông đạt đến một số nội dung mới trong quan niệm về Phật giáo, là phản ánh điều kiện thực tiễn mới này.

Cuối những năm 20 của thế kỷ XX, sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chủ nghĩa tư bản có một thời kỳ tạm ổn định. Nhưng đối với Việt Nam, chính sách khai thác lần thứ 2 mới của chủ nghĩa đế quốc Pháp trong thời kì gọi là “phồn vinh” đã làm cho xã hội phân hóa nhanh chóng và sâu sắc. Đó là nguyên nhân cơ bản, là nhân tố thường xuyên và khách quan tạo thành một phong trào cách mạng sôi nổi ở nước ta từ những năm 20 của thế kỷ XX trở về sau. Lúc này điều kiện hoạt động cách mạng Phan Bội Châu không còn nữa, Phan Bội Châu chỉ có hoạt động tư tưởng tinh thần cổ vũ tinh thần yêu nước. Tình hình xã hội Việt Nam lúc này có ảnh hưởng nhiều đến ông, đối với tôn giáo đặc biệt Phật giáo có phong trào Chấn hưng Phật giáo diễn ra khắp 3 kì Bắc, Trung, Nam. Một số tăng ni, phật tử chân chính muốn Chấn hưng nhằm cải tổ lại Phật giáo, phát huy những giá trị của Phật giáo, đặc biệt nâng cao ý thức của phật tử góp phần vào thức tỉnh nhân dân trước vận mệnh đất nước. Tuy nhiên, nhà cầm quyền cũng lo sợ phong trào Chấn hưng Phật giáo sẽ vượt khỏi tầm điều khiển nên đã bố trí một số tay chân vào thành viên của một số hội đoàn Chấn hưng Phật giáo. Hơn nữa cũng có người Phật tử chỉ thuần túy muốn phát triển Phật giáo thuần túy. Bởi do điều kiện lịch sử thời kì này đối với tôn giáo Phan Bội Châu dành phần lớn nói nhiều đến Phật giáo, do ảnh hưởng của phong trào Chấn hưng Phật giáo, đặc biệt sống ở mảnh đất kinh kì nơi mà ảnh hưởng của Phật giáo là rất lớn, tác động không nhỏ đến ông. Mặc dù hiện nay tác phẩm Phật học đăng của ông bị thất lạc nhưng những gì còn lại cũng cho thấy sự quan tâm không nhỏ của Phan Bội Châu đến Phật giáo lúc này. Phan Bội Châu nhắc đến Phật giáo, nhắc đến những

yếu tố giáo lý của Phật giáo còn phục vụ cho quyền lợi dân tộc, tư tưởng bình đẳng, hướng thiện, từ bi, hòa bình…của Phật giáo có sự phù hợp tương đồng thuận lợi cho công cuộc cách mạng. Tiếp nhận phong trào Phật giáo Chấn hưng Phan Bội Châu nói nhiều đến ý thức về văn hóa phương Đông, niềm tin vào các giá trị tinh thần chủ thể…Tất cả các nội dung tư tưởng về Phật giáo đó của Phan Bội Châu đều nhằm đoàn kết kêu gọi thổi bùng tinh thần nhân đạo của nhân dân đối với con người, với vận mệnh dân tộc.

Mặc dù do thất lạc mà hiện chúng ta không được tiếp cận tác phẩm chính Phật học đăng của cụ, nhưng những gì còn lại ta thấy Phan Bội Châu có sự quan tâm rất lớn đến Phật giáo và cụ bàn đến ảnh hưởng của tinh thần Phật giáo đối với dân tộc.

Đầu tiên, đó là ông nói nhiều về tấm lòng “thương người”, “nhân ái”, “từ bi” của Phan Bội Châu bao dung và rộng lớn biết ngần nào, những lời ấy ông đã tâm huyết cất lên thành lời ca tiếng hát, ông nhắc nhở phải khuyên bảo nhau, phải khắc cốt ghi tâm, phải “đinh ninh vào dạ”. Nhớ nghĩ để mà tu nhân, sửa đổi chớ có làm ác. Thiện ác phân minh đừng có ghen ghét, đố kỵ lẫn nhau, khuyên mọi người sống cho đạo đức, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Đây là đạo lý của con người, là tôn chỉ của cuộc sống. “Nhân ái” không chưa đủ, phải hiếu kính với ông bà, cha mẹ, tổ tiên, đây là đạo lý truyền thống. Nếu nhân ái được hiểu theo tinh thần “từ bi” của đạo Phật thì “hiếu kính là tâm phật”. Vì sao vậy? Phật giáo chủ trương rằng “gặp thời không có Phật thờ cha mẹ chính là thờ Phật”. Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật” Phan Bội Châu viết:

“Dòng thần giống thánh trên trời,

Hồn ta mong mỏi những người đời sau. Muôn năm chữ hiếu làm đầu”.

[12, tr.42]

Có thể nói nhờ biết nắm bắt phép biện chứng phương Đông tam giáo đồng nguyên, Nho dung thông Phật, Đạo ông đã lẩy ra những vấn đề thức tỉnh

con người đừng vì lợi, ham lợi dục trước mắt, mà cần nắm bắt được những quy luật đổi thay của trời đất, thế sự cần làm gì! Phải làm gì! Và sẽ làm gì! Theo ông “phải theo thế lựa chiều mà đổi mới” tư tưởng của ông hướng đến sự canh tân đổi mới, tinh thần cách mạng muốn thay da đổi thịt, diện mạo đất nước ngày càng văn minh hơn. Tâm ấy của ông thật là đáng quý biết bao. Nó là sự hòa trộn giá trị nhân đạo của Nho - Phật - Lão” để vì dân, vì nước:

“Buồng ngục tối cậy ai cầm đuốc rọi? Nhờ phật từ bi, nhờ thần chính trực.”

[12, tr.50]

Nhìn thời cuộc đang đắm chìm trong ngục tối, thấy dân đen lặn hụp trong bến nước giữa bùn sâu, cảnh nô lệ, áp bức đầy hờn căm nhục nhã ấy, ông đau xót muốn “cầm đuốc” soi đường cho muôn dân thấy được cảnh lầm than ấy mà đồng lòng “giải thoát”. Tấm lòng trắc ẩn lại dấy lên, ông thầm mong Thần, Phật từ bi, thương xót gia hộ đỗ trì cho hết thảy, chở che thức tỉnh họ trở về với con đường trong sáng, con đường cách mạng tự cứu lấy mình. Tâm trạng từ bi xót thương ấy ông đã viết lên những nỗi day dứt. Nguồn gốc nguyên nhân của nghèo đói dẫn đến ngu dốt đó cũng là nguồn gốc nảy sinh nhu cầu tìm đến tôn giáo, ông vạch trần lý do con người tìm đến tôn giáo do chính sách ngu dân của thực dân Pháp:

“Vì người ngu dốt Nên nỗi đói nghèo Vì đã đói nghèo Nên càng ngu dốt.”

[12, tr.53]

Muốn thoát khỏi cảnh ngu dốt và đói nghèo thì phải lấy việc học làm đầu. Ông lấy câu tục ngữ “Ăn vóc học hay” động viên, khuyến khích mọi người phải ra sức học tập, trên dưới đồng lòng, chung sức chung lòng diệt giặc dốt. Ông cho rằng, Phật giáo chủ trương phát huy trí tuệ của chủ thể con người là rất chánh tín. Phật giáo không tán thành mê tín.

Đau lòng trước cảnh nước mất nhà tan, nhân dân nghèo đói, sự ngu dốt đó thật đáng thương, ông liệt kê ra năm điều “chí ngu”: nghi nhau, ghét nhau, xa hoa, ích kỷ, tham ô. Ông lên án phong tục hủ lậu, ma chay, đình đám, cưới xin, cúng bái mê tín dị đoan. Quan niệm của ông rất tiến bộ trong đề xuất cách thức tân tiến trong việc thành hôn, ma chay cúng tế sao cho hợp lý, ở chổ này ông có sự tiếp nhận ảnh hưởng của đời sống phong tục được canh tân của Nhật Bản, tuy họ cũng có chung nguồn gốc Nho - Phật - Lão nhưng đã biết canh tân để phát triển.

Trong tác phẩm “Dân trí nước ta thật đáng thương” Ông phê phán việc cưới xin rườm rà, đình đám lôi thôi. Quan niệm của ông về lễ nghi cúng bái sao cho trang nghiêm thành kính. Phải thành tâm “tấm lòng son” mới được chứng trì. Chứ không phải là cỗ bàn mâm đầy. Ông chủ trương khuyến khích mọi người hãy chăm lo cho nhau lúc sống, phải tỏ lòng hiếu kính lúc sinh thời, chứ không phải đợi đến lúc mất mới bày ra tế lễ thật là vô bổ, ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình”

“Những đền miếu nọ lại chùa chiền kia Thần Phật há như bề xác thịt,

Thần là hồn mà Phật là tâm Xôi bò trâu thịt um xùm

Sát sinh, tao nghiệt nhân tâm là gì? Đạo Thần Phật nghi nghi ngút ngút, Há thịt xôi đâm đút mà xong?

Không Thần, thời tế: nên không? Nếu thần mà có nên dùng tế chay Cốt bụng kính lòng ngay hơn cả, Một cây hương, Thần đã soi thành Mượn thần ăn uống linh đình

Thần thêm căm giận thôi đành rước tai!”

Ông nhận thấy vì dân trí thấp, nhận thức không cao cho nên bày biện cúng tế phiền phức gây ra nhiều điều vô bổ. Ông đã sử dụng quan điểm “sát sinh tạo nghiệp, nhân tâm còn gì” để khuyên bài trừ tế lễ. Đây là tinh thần từ bi, bình đẳng, không nên sát sinh hại vật để cúng tế Thần Thánh. Quan điểm “tạo nghiệp” ấy khuên mọi người nên “tế chay” mà lòng thành tâm thì việc sẽ đạt như ý nguyện. Vì lợi ích chung của đồng bào, ông chủ trương xây dựng cuộc sống hướng thiện, từ tâm sao cho tròn đạo lý làm người. Ông theo tinh thần tiếp thu và có phát triển các giá trị nhân văn, nhân đạo từ bi, bố thí của nhà Phật, nhà Chúa, nhà Thánh thương người như thể thương thân, “Ái nhân như kỷ”. Đây là một quan niệm “siêu tôn giáo”. Ông không trực tiếp bàn đến sự đúng sai của thế giới tôn giáo nhưng khuyến khích mọi người sống theo tinh thần nhân sinh quan hướng thiện của tôn giáo: từ bi, bố thí, tinh tấn, làm lành, tránh giữ…

Ông đã hiểu xã hội Việt Nam lúc này thật đáng thương, đang chìm trong bóng tối của sự đọa đầy đau khổ. Từ thực tế ấy, sống giữa đất thần kinh Huế, cuộc sống tâm linh ấy đã chi phối cuộc sống đời thường của con người là điều dễ hiểu:

“Biển khổ cả trời đang nổi sóng Thiên đường há phải ở trần gian”.

[12, tr.308]

Ở đây Phan Bội Châu đã tiếp nhận quan niệm “Biển khổ” của Phật giáo, “Đời là khổ”, sinh là khổ, lão là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, cầu bất đắc khổ, oán tằng hội khổ, ái biệt ly khổ…” nỗi khổ này chồng chất nỗi khổ khác. Hoàn cảnh chiến tranh, chết chóc, loạn ly đang hoành hành người Việt nói riêng và các dân tộc bị nô dịch áp bức trên thế giới nói chung. Trông ngày chờ vào chốn thiên đường của thiên chúa cũng còn rất xa xôi, chờ đến ngày vui cũng rất mơ hồ. Hoàn cảnh đen tối như không có đường ra.

Phan Bội Châu tiếp thu tư tưởng “vô trụ” “Kim Cương” của Phật giáo, quan niệm về quy luật tồn tại, vận động của sự vật hiện tượng và động viên mọi người tin ở sự đổi mới:

“Phàm vật hữu hình giai hữu hoại Một nắm xương nuôi mối có gì gì! Chả bao lăm ba vạn sáu nghìn ngày, Trăm tuổi cũng không hơn gì chốc phút”.

[12, tr.313]

“Phàm hữu sở tương giai thị hư vong” (Kinh Kim Cương) ở đây ông đã tiếp thu và vận dụng một cách nhuần nhuyễn, ông thay từ, chữ để cho dễ hiểu hơn. Câu này được hiểu rằng “Phàm vật gì có hình tướng đều là hư hoại cả”.

Đây là quy luật “sinh, trụ, dị, diệt” (Sinh thành tồn tại, hư hoại biến đổi rồi bị tiêu diệt trở về trạng thái không) của phật giáo. Đây cũng là quan niệm về “sắc, không” của vũ trụ vạn vật, sắc tức là không, mà không chính là sắc, có không, không có ẩn hiện, hiện ẩn…Sự biến chuyển thay hình đổi dạng đó khiến chúng ta nhiều lúc bị mắc kẹt đó cho là con (cố chấp, giữ lấy, bảo thủ) cho là mất (diệt vong, phủ nhận, quên lãng, bỏ qua).

Ông nhìn nhận một cách khá hoàn hảo về quy luật vận động sinh tử, sinh là tử, mà tử là sinh, trong sinh có tử, trong tử có sinh, ảnh hưởng của quan niệm Phật giáo, nhưng để hướng mọi người đến cái nhìn tự tại, an nhàn:

“Sinh là tử, mà tử cũng là sinh

Toan bất tử phải bất sinh là trí nguyệt. Xem vô số thánh hiền hào kiệt,

Trên sử xanh chưa thấy chết là ai”

[12, tr.314]

Trong điều kiện tù túng quan niệm sống chết của ông thật tiến bộ, tư tưởng tưởng sinh tử ấy rất gần với Phật giáo, mà cũng rất gần gũi với đời thường. Ông đã không nâng cao con người sinh tử lên bất tử Thần Thánh hóa

Thánh Thần, mà tự tìm ra cho mình một phương thức sống sẵn sàng xả thân vì dân, vì nước đó là lý tưởng nhân sinh của ông:

“Dẫu chẳng Phật cũng xả thân vì đại chúng. Ai pháo nổ, ai nêu cao, ai dương dâng hoa cúng? Tấc son mình e cũng thấu thần minh”

[12, tr.321]

Ông thành tâm dâng tấm “lòng son” thành kính cầu Thánh, Phật chứng tri, sự “xả thân” của ông “vì đại chúng”. Đó là việc Phật, là Phật sự rồi, phải có tâm Phật mới dấn thân vào làm việc Phật vì đại chúng (lòng từ bi của ông muốn cứu độ hết thảy mọi người). Nếu không xuất phát từ tâm từ bi vô ngã vị tha ấy thì làm sao ông có thể xả thân được. Ông cho rằng với lý tưởng, yêu dân, yêu nước quên mình của những người xã thân ấy họ là sứ giả của Như Lai, là những người đệ tử chân chính nhất của Phật, là những cánh tay nối dài của Phật, những người đáng kính, đáng hàm ơn. Đấy chính là sự đồng hành đạo đức nhà Phật với dân tộc:

“Mình một bên quỳ, Phật một bên, Dầu người chê đã có người khen, Mây còn lều cũ, trăng còn bạn Non ấy tình xưa, đã ấy duyên, Cây sẵn bồ đề, hương ấy ngát Đài treo minh cánh, bụi nào đen? Ai ôi mưa gió dường như mực, Nhờ bước Quan Âm dọi bóng đèn”

[12, tr.410] Hay:

“Tức tối hôm khuya chửa thấy mai Trong vùng hắc ám những ai ai… Đuốc nhen lửa tuệ khôn nhờ Phật,

“Say non say nước lại say chùa, Mến nước non càng mến cố đô Đuốc tuệ lừng trời tà muội dẹp, Gương khôn phất gió qủy ma trừ”.

[12, tr.415]

Vận dụng triết lý Phật giáo cho rằng cuộc đời là giả tạm, sống rày chết mai thật là vô cùng, sớm còn tối mất, đúng là “sinh có hạn, tử vô kỳ”. Trăm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tư tưởng của Phan Bội Châu về tôn giáo, tín ngưỡng (Trang 74)