Tiến trình tư tưởng về tôn giáo, tín ngưỡng của Phan Bội Châu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tư tưởng của Phan Bội Châu về tôn giáo, tín ngưỡng (Trang 28)

B. Nội dung

1.2.1. Tiến trình tư tưởng về tôn giáo, tín ngưỡng của Phan Bội Châu

gắn liền với một giai đoạn nhất định của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Bởi vì, họ đã có những cống hiến nhất định trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Lich sử mãi mãi ghi nhận công lao của các nhà yêu nước ấy. Tư tưởng Phan Bội Châu sản phẩm của một thời đại và tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước thời đại ấy.

1.2. Quá trình hình thành và phát triển tƣ tƣởng về tôn giáo, tín ngƣỡng của Phan Bội Châu ngƣỡng của Phan Bội Châu

1.2.1. Tiến trình tư tưởng về tôn giáo, tín ngưỡng của Phan Bội Châu Châu

Phan Bội Châu là một trong những lãnh tụ kiệt xuất của phong trào yêu nước chống Pháp hồi đầu thế kỷ XX. Ông là lãnh tụ, là đại diện tiêu biểu nhất của khuynh hướng bạo động, đã kêu gọi toàn dân Việt Nam dũng cảm đứng lên “xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ”, ngõ hầu khôi phục nền độc lập giải phóng dân tộc. Để đạt được mục đích đó thì trước hết phải đoàn kết toàn dân. Ông thống thiết kêu gọi đồng bào:

“Nghìn, muôn, ức, triệu người chung góp, Xây dựng nên cơ nghiệp nước nhà”; [6, tr.152]

Như vậy, để đạt được mục đích đó trên con đường hoạt động của mình Phan Bội Châu đã gặp và trải qua rất nhiều vấn đề đòi hỏi ông có cách nhìn, nhãn quan của nhà hoạt động cách mạng để nhằm đoàn kết toàn dân vào nhiệm vụ chung sống còn của dân tộc. Trong đó, tư tưởng Phan Bội Châu về tôn giáo, tín ngưỡng cũng là tư tưởng quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của ông.

Chúng ta đều biết rằng, Phan Bội Châu xuất thân từ gia đình Nho giáo, và bản thân ông cũng là một nhà Nho. Điều kiện gia đình và bản thân như vậy chắc chắn đã có ảnh hưởng nhất định tới nhãn quan của ông đối với tôn giáo và tình hình tôn giáo trong hiện thực. Xét theo logic thì ảnh hưởng này chỉ có thể là loại ảnh hưởng tiêu cực, bởi lẽ Nho giáo và nhà Nho luôn nhìn nhận các

lý thuyết, các tôn giáo khác với con mắt kỳ thị. Đối với chính sách độc tôn Nho của triều Nguyễn thì chỉ có Đạo Khổng - Mạnh mới là “chính đạo”, còn tất cả những đạo khác thì chỉ là “tà giáo”. Hơn nữa Phan Bội Châu lại sinh trưởng ở một vùng quê vốn là một trong những nơi diễn ra phong trào “Bình tây sát tả” khá quyết liệt hồi cuối thế kỷ XIX. Thế nhưng, khi trực tiếp lãnh đạo phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta, ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu đã sớm hướng lên ngọn cờ đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo.

Phan Bội Châu bắt đầu hoạt động yêu nước từ rất sớm. Năm 9 tuổi ông đã biết chơi trò “bình tây”, năm 17 tuổi ông viết hịch “Bình tây thu Bắc” và năm 19 tuổi ông lại lập ra “Hội thiếu sinh quân”, để đánh Pháp, nhưng chưa kịp hành động thì bị thực dân Pháp phát hiện và giải tán. Sau những thất bại đầu tiên này, Phan Bội Châu chuyên tâm vào học hành làm chỗ bay nhảy mai sau, mặt khác thì thời gian dùi mài kinh sử cũng chính là lúc ông có dịp nghiền ngẫm về nguyên nhân mất nước, về nguyên nhân thất bại của phong trào kháng chiến trước đó và kế sách cứu nước sau này. Có lẽ đây chính là thời gian mà ông nhận thức được thực chất của vai trò đoàn kết dân tộc, đoàn kết các tôn giáo lại với nhau.

Năm 1900, Phan Bội Châu đỗ giải nguyên tại Khoa thi hương trường Nghệ, tháng 9 năm đó thân phụ ông qua đời, thế là ông vừa “có cái hư danh để che mắt đời”, vừa nhẹ gánh gia đình để dấn thân vào con đường cứu nước như một nhà cách mạng thực thụ. Đây cũng là thời gian bước ngoặt dẫn đến những tư tưởng về tôn giáo của ông. Theo kế hoạch trù tính cùng với Đặng Thái Thân và một số người khác, trước hết ông thực hiện nhiều chuyến đi khảo sát tình hình đất nước ta và ngầm kết giao hào kiệt bốn phương để mưu đại sự đã gặp gỡ các đồng sự có đức tin và họ kết giao với nhau, hình thành tư tưởng đoàn kết lương giáo trong đường lối cứu nước của ông.

Từ 1901 đến 1904, ông ra Bắc, đến tận khu căn cứ Yên Thế để tiếp xúc với nghĩa quân Đề Thám, vào Nam đi khắp Lục tỉnh, tới tận cả vùng đất Thất

Sơn - An Giang gặp các nhà yêu nước tu hành ẩn dật. Ông còn lặn lội lên cả vùng Thượng Du kết giao với anh hùng sơn lâm, hào kiệt, ông cũng xin vào học trường Giám (Huế) để ngầm liên lạc với các nhân sĩ yêu nước trong giới quan lại ở kinh thành. Chính trong lúc quảng giao đó mà ông đã có dịp tiếp xúc với nhân sĩ nhiều tôn giáo, tiếp xúc nhiều giáo dân, được biết đến những mặt tích cực và hạn chế đang tồn tại trong các tôn giáo khác nhau… Dường như ông hiểu được tình cảm, tâm tư và đặc biệt là tấm lòng yêu nước nồng nàn của họ. Sau này, sau những lần tiếp xúc với đồng bào Công giáo, ông thấy được vấn đề mấu chốt của đoàn kết dân tộc là đoàn kết lương giáo mà cụ thể là xóa bỏ sự ngăn cách giữa người có tôn giáo và người không có tôn giáo. Sau này, ông kể lại một trong những lần tiếp xúc đáng ghi nhớ nhất của ông như sau: “Tôi từ biệt ông Tiểu La (Nguyễn Hàm) đi các nơi kết nạp hào kiệt, các giáo dân từ Quảng Bình trở ra Bắc như cụ Thông ở Mộ Vĩnh, cụ truyền ở Mỹ Dụ, cụ Thông ở Quỳnh Lưu, cụ Ngọc ở Quảng Bình lúc bấy giờ chúng tôi mới thông cảm lẫn nhau. Đám mây đen chia rẽ giáo - lương, bấy giờ đã được quét sạch, đó cũng là một việc đáng thích” [47, tr.41]. Ngay sau đó, dường như ông đã đặt vấn đề “Công giáo vận” trong việc xây dựng lực lượng cách mạng và thuyết phục các đồng sự rồi giao cho Ngô Quảng - Một người cùng chí hướng với mình thực hiện.

Sau những sự kiện đó, thực hiện chủ trương của Duy Tân hội, đầu năm 1905, ông cùng với Tăng Bạt Hổ sang Nhật cầu ngoại viện. Trên đường đi từ Nghệ An ra Hải Phòng, có một số đồng chí đưa tiễn và giúp đỡ ông.

Trong lần bí mật xuất dương này, ông đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng bào giáo dân ở các vùng ông đi qua và nhiều giáo dân đã cho con em tham gia vào phong trào Đông Du, nhiều người đã thực sự là hạt nhân của phong trào. Rõ ràng, tư tưởng của Phan Bội Châu đã xâm nhập vào quần chúng nhân dân biến thành một phong trào chống Pháp Duy Tân trong vùng có giáo dân.

Sau này trên đường hoạt động cứu nước, ông còn được nhiều lần chứng kiến, kiểm nghiệm nhiệt tình yêu nước của đồng bào giáo dân. Nhiều giáo dân đã tích cực tham gia các phong trào yêu nước của Phan Bội châu, trong đó tiêu biểu là: Đậu Quang Lĩnh, Chánh Biểu,… đặc biệt là Mai Lão Bạng, một đồng chí Đông Du xuất sắc.

Bên cạnh đó, vào những năm đầu thế kỷ XX, các hoạt động chính trị, xã hội và tôn giáo ở Việt Nam diễn ra khá sôi nổi. Các phong trào này dựa trên cơ sở của tư tưởng và tín ngưỡng sẵn có. Cũng như trên cơ sở của sự phân hóa giai cấp và tình hình chính trị mới. Chính điều đó tạo nên các cục diện xã hội vô cùng phức tạp của thời thế. Phan Bội Châu đã nhận thức được những biến chuyển của xã hội, đồng thời nhìn thấy được vấn đề tôn giáo đang trở thành vấn đề phức tạp nhất trong xã hội Việt Nam. Do vậy, bước đầu Phan Bội Châu đã thành công với những quan điểm tiến bộ về tôn giáo của mình.

Thời kỳ ở Huế, tuy không còn hoạt động nữa nhưng Phan Bội Châu vẫn quan tâm đến tình hình tôn giáo, tín ngưỡng. Có thể coi những tư tưởng về tôn giáo, tín ngưỡng đó của ông là xuyên suốt quá trình hoạt động cách mạng của mình. Đáng nói trong thời kỳ ở Huế lúc này, xã hội Việt Nam đang có những bước chuyển, các tôn giáo cũng vậy để theo kịp dòng chảy thời đại đòi hỏi họ cũng phải biến đổi đặc biệt ở Huế phong trào Chấn hưng Phật giáo đạt nhiều kết quả. Phan Bội Châu nhận ra được những giá trị đó, vì thế các sáng tác của ông về tôn giáo thời kỳ này chiếm vị trí không nhỏ. Ông tuyên truyền lòng yêu nước, tuyên tuyền các giá trị của các tôn giáo còn tương đồng, có lợi cho hoạt động cách mạng. Có lẽ Phan Bội Châu là người đi tiên phong trong các tri thức Nho học khi có cái nhìn tiến bộ về tôn giáo, tín ngưỡng.

Rõ ràng, tư tưởng về tôn giáo, tín ngưỡng của Phan Bội Châu có cơ sở thực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu nhận thức xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử của đất nước, Phan Bội Châu suốt đời phấn đấu hi sinh cho cách mạng. Những hoạt động của ông nhằm giải phóng đất nước đem lại độc lập tự do cho dân

tộc, nên ông muốn đoàn kết, tập hợp tất cả mọi lực lượng vào mặt trận chung đó. Điều này không chỉ khi còn hoạt động mà sau khi bị bắt về Huế tư tưởng của ông vẫn thế. Ông vẫn tuyên truyên lòng yêu nước cho đông đảo nhân dân. Đây chính là cơ sở cho sự hình thành tư tưởng của Phan Bội Châu, trong đó có tư tưởng về tôn giáo, tín ngưỡng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tư tưởng của Phan Bội Châu về tôn giáo, tín ngưỡng (Trang 28)