Nhóm biện pháp đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá trong dạy – học tiếng Anh

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý dạy học tiếng Anh tại các trường THPT huyện Thủy Nguyên Hải Phòng (Trang 76)

II Các phƣơng tiện D-H

Tiêu chuẩn đánh giá

3.2.4. Nhóm biện pháp đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá trong dạy – học tiếng Anh

học tiếng Anh

Ý nghĩa của biện pháp:

Đổi mới quản lý KT-ĐG kết quả học tập ngoại ngữ của HS là nội dung quan trọng trong HĐD-H vì nó không chỉ là công cụ đo kết quả học tập của HS mà còn là cơ sở đánh giá chất lượng dạy của GV. Để hoạt động KT-ĐG thực sự có hiệu quả và khách quan thì phải vận dụng nhiều hình thức KT-ĐG

Nội dung và cách thực hiện:

Quản lí, chỉ đạo cán bộ, GV nhận thức đúng đắn, sâu sắc vai trò vị trí của kiểm tra - đánh giá trong DH ngoại ngữ.

- Hoạt động kiểm tra - đánh giá là một khâu quan trọng của quá trình DH các bộ môn, trong đó có môn ngoại ngữ. Hoạt động này gồm nhiều công đoạn, thành tố khác nhau: Mục đích, nguyên tắc, nội dung, phương pháp, các hình thức tổ chức thực hiện, việc làm một bài kiểm tra/thi và cuối cùng là phân tích, nhận định đánh giá kết quả đạt được.

- Trước hết, trong công tác quản lí, phải làm cho GV và HS nhận thức mục đích, yêu cầu của việc kiểm tra - đánh giá. Nó đóng vai trò làm động lực thúc đẩy hoạt động DH, đồng thời là công cụ đo trình độ của người học. một bài kiểm tra/bài thi tốt không những có thể giúp người học hình thành thái độ tích cực trong học tập mà còn mang tính định hướng giúp cho cách học có hiệu quả hơn. Đối với GV bài kiểm tra, thi tốt có thể giúp đánh giá dược hiệu quả công việc dạy của thầy cũng như việc học của trò. Kiểm tra - đánh giá luôn tác động đến qúa trình DH. Đó chính là tác dụng "phản hồi" của kiểm tra - đánh giá. Đối với trường, tổ bộ môn, kết quả hoạt đông kiểm tra - đánh giá cũng là một trong những cơ sở quan trọng để nắm tình hình quá trình DH, đồng thời cũng thấy được kết quả quản lí của mình.

Quản lí, chỉ đạo cán bộ quản lí, GV, HS hiểu rõ và thực hiện tốt những nguyên tắc chung về kiểm tra - đánh giá.

- Hoạt động kiểm tra - đánh giá cần tuân thủ một số quy định coi như những nguyên tắc chung chủ yếu sau đây:

+ Kiểm tra theo mức độ từ dễ đến khó + Kiểm tra cần đảm bảo tính xác thực + Kiểm tra phải mang tính thống nhất

+ Hình thức kiểm tra phải rõ ràng, phải thông báo trước kế hoạch

+ Đảm bảo tuyệt đối bí mật nội dung đề thi/đề kiểm tra (Bí mật này mang tính chất bí mật Nhà nước)

+ Khâu coi, chấm bài kiểm tra/bài thi phải được tiến hành thực sự nghiêm túc, khách quan.

Phải thống nhất quán triệt và thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho việc đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng loại bài kiểm tra đã đề ra. Chẳng hạn một bài kiểm tra/ bài thi có thể đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính giá trị cao, khả năng phân loại tốt; nhưng nếu không đảm bảo được nguyên tắc giữ bí mật đối với quá trình biên soạn và ra đề, hoặc không đảm bảo nghiêm túc trong khâu coi, khâu chấm bài kiểm tra/bài thi, thì mục đích cùng các tác dụng khác của kiểm tra - đánh giá sẽ không đạt được và sẽ thất bại.

Quản lí chỉ đạo GV áp dụng kết hợp các phương pháp kiểm tra - đánh giá khác nhau với phương pháp kiểm tra trắc nghiệm trong DH ngoại ngữ.

- Trong DH các môn, đặc biệt là môn ngoại ngữ, ứng với những mục đích, yêu cầu khác nhau, có phương pháp kiểm tra - đánh giá tương thích khác nhau. Đối với DH tiếng nước ngoài, ngoài phương pháp trắc nghiệm, còn có các phương pháp kiểm tra khác như: Kiểm tra đánh giá thường xuyên, kiểm tra chủ quan, kiểm tra khách quan, kiểm tra trực tiếp, kiểm tra gián tiếp, kiểm tra đánh giá theo chuẩn, tự kiểm tra...

"Kiểm tra - đánh giá" còn cho ta thấy ứng với mục đích kỉêm tra - đánh giá khác nhau, có những loại bài kiểm tra/ thi khác nhau (chẩn đoán, xếp thứ bậc, đánh giá kết quả, xác định năng lực, xem xét năng khiếu,...)Liên quan tới nội dung muốn kiểm tra - đánh giá có những phương pháp cơ bản thường được

dùng như: Phương pháp ngữ pháp - dịch, phương pháp cấu trúc, phương pháp tổng hợp, phương pháp giao tiếp...

Trong khi quản lí, chỉ đạo cần nhấn mạnh cho GV thấy rằng, mỗi phương pháp đều có những mặt mạnh và nhược điểm. Nếu chỉ theo một phương pháp nào, chắc chắn sẽ gặp những hạn chế nhận định. Do thế cần quản lí, chí đạo các GV xem xét, lựa chon, kết hợp các phương pháp một cách thích hợp để đạt mục đích, nội dung kỉêm tra - đánh giá đã định.

- Cũng nên chú ý rằng, hiện nay phương pháp kiểm tra - trắc nghiệm đang được tăng cường sử dụng trong kiểm tra và thi cử không những ở môn ngoại ngữ mà còn ở nhiều môn học khác. Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm đã có từ lâu và thực tiễn cho biết nó có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, để phát huy được thế mạnh này một cách đầy đủ của phương pháp này đòi hỏi phải có sự đổi mới đồng bộ trong các khâu kiểm tra - đánh giá cũng như các khâu khác của quá trình DH (như là nội dung, chương trình, phương pháp, sự biên soạn đề kiểm tra/thi và đặc biệt là sự nghiêm túc, chặt chẽ trong khâu coi việc làm bài kiểm tra/thi). Theo chúng tôi việc áp dụng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm là rất cần thiết, song cũng chưa lên quá lệ thuộc vào một phương pháp nhất định nào, mà nên có sự kết hợp thích hợp giữa các phương pháp kiểm tra khác nhau sao cho đạt kết quả chính xác và đảm bảo độ tin cậy nhất.

phương thức đánh giá kết quả D-H tiếng Anh

- Trước hết là đổi mới việc tổ chức kiểm tra định kỳ ở các khâu ra đề kiểm tra, coi kiểm tra trên lớp và chấm bài kiểm tra.

Theo thực trạng ở ba trường THPT huyện Thủy Nguyên Hải Phòng, tất cả các bài thi từ 15 phút trở lên theo phân phối chương trình đều do giáo viên bộ môn đó tự ra đề duyệt qua BGH, sau đó GV tự coi thi và chấm thi. Nhưng trong tình hình đổi mới giáo dục như hiện nay, sở GD-ĐT Hải Phòng quy định đối với các bài kiểm tra ở tất cả các bộ môn như sau: Trong một bài kiểm tra thì phần trắc nghiệm khách quan (test objective) phải chiếm 30-40%, còn lại là câu tự luận. Do đó, nhiều lãnh đạo các trường và giáo viên còn rất mơ hồ và lúng

túng khi phải ra đề thi vừa tự luận vừa trắc nghiệm khách quan. Nên tác giả xin đưa ra cách làm mới như sau:

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý dạy học tiếng Anh tại các trường THPT huyện Thủy Nguyên Hải Phòng (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)