II Các phƣơng tiện D-H
50 62 27 24 18 23 3 Tham gia các hoạt động học
2.2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy –học tiếng Anh ở các trường Trung học phổ thông Thủy Nguyên
Bảng 2.14. Khảo sát nhận thức của CBQL các trƣờng THPT về tầm quan trọng của những nội dung quản lý HDDH học môn tiếng Anh
Nội dung Mức độ nhận thức Rất cần thiết Cần thiết Bình thƣờng Điểm TB Thứ bậc
QL việc thực hiện CT giảng
dạy 10 5 0 2,7 1
Quản lý việc xây dựng kế
hoạch công tác của GV 9 7 1 2,5 2
Quản lý nhiệm vụ soạn bài
và chuẩn bị bài lên lớp 9 6 2 2,4 3
Quản lý việc vận dụng và đổi
mới phương pháp giảng dạy 1 6 7 1,6 8 Quản lý kiểm tra đánh giá
kết quả học tập của HS 7 4 4 2,2 4
Quản lý việc thực hiện quy
định về hồ sơ chuyên môn 5 4 5 2,0 6
Quản lý nề nếp lên lớp của
GV 7 1 5 2,1 5
Quản lý hoạt động tự học, tự
bồi dưỡng 5 4 6 1,9 7
Đại đa số cán bộ quản lý thực hiện tốt các nội dung quản lý giảng dạy môn tiếng Anh đều coi trọng quản lý nội dung thực hiện chương trình, lập kế hoạch công tác, quản lý nề nếp lên lớp của GV và quản lý việc kiểm tra - đánh giá HS.
Qua kết quả điều tra cũng cho thấy một số cán bộ quản lý còn xem nhẹ việc quản lý hoạt động đổi mới phương pháp DH, hoạt động tự học tự bồi
dưỡng (điểm trung bình là 1,6 và 1,9). Đây là mặt hạn chế trong nhận thức của cán bộ quản lý, coi các hoạt động trên là nhiệm vụ của mỗi cá nhân và mỗi cá nhân phải tự giác thực hiện.
Như vậy, thông qua kết quả điều tra đã thể hiện nhận thức của cán bộ quản lý, về cơ bản đã nhận thức được nội dung quản lý hoạt động dạy của GV. Song cũng còn bộc lộ những hạn chế, chú trọng tới nhiều biện pháp hành chính,nề nếp bề nổi, chưa chú trọng tới nội dung quản lý việc vận dụng và đổi mới phương pháp giảng dạy, quản lý việc tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ GV.
2.2.4.1. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên
Bảng 2.15: Thực trạng QL việc thực hiện kế hoạch và chƣơng trình giảng dạy T T Nội dung Mức độ thực hiện(%) Tốt Khá T.B Yếu CBQL GV CBQL GV CBQL GV CBQL GV 1 Chỉ đạo bộ môn tổ chức chi tiết hóa kế hoạch và các quy định thực hiện chương trình giảng dạy. 20 25 32 31 38 22 8 22 2
Thường xuyên theo dõi việc thực hiện chương trình qua báo cáo của GV.
0 0 9 14 27 29 64 57
3
Đánh giá việc thực hiện tiến trình giảng dạy môn học.
30 32 38 31 21 22 9 15
4
Thanh tra thực hiện chương trình giảng dạy môn học 28 29 48 36 17 23 7 12 5 Quản lý nề nếp lên lớp của GV 20 8 29 26 51 58 0 8 6 Sử dụng kết quả thực hiện nề nếp trong đánh giá, xếp loại thi đua của GV
Để giám sát việc thực hiện chương trình của các GV, nhà trường đã thực hiện các biên pháp: kiểm tra kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của GV, giám sát việc thực hiện chương trình thông qua sổ lên lớp hàng ngày, và tổ chức thanh tra việc thực hiện chương trình giảng dạy. Thông qua các biện pháp này về cơ bản tổ Bộ môn đã giám sát tương đối tốt với việc thực hiện chương trình của GV.
Ngược lại, việc quản lý nề nếp lên lớp của GV bị đánh giá ở mức TB và Yếu. Có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: GV ngoài công việc chính ở trường còn dạy thêm ở các trường khác để tăng thu nhập. Từ đó dẫn đến GV phải bố trí dạy thay, dạy bù, và thường là tự bố trí vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý theo dõi của các trường
Quản lý hoạt động giảng dạy của GV là một trong những yếu tố quan tâm hàng đầu đối với đào tạo THPT như việc thiết kế các giáo án điện tử, việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy – học, sử dụng phương tiện dạy – học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy: quản lý GV dạy đúng, dạy đủ các bài, đúng tiến độ và kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của HS theo đúng phân phối chương trình của bộ Giáo dục và theo đúng lịch từ đầu năm học. Quản lý giờ lên lớp và vận dụng phương pháp, sử dụng phương tiện DH trong giảng dạy ngoại ngữ, thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo đường hướng lấy người học làm trung tâm. Phát huy tính tích cực học tập của HS. Dành nhiều thời gian cho luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ ( nghe, nói, đọc,viết). Tăng dần giảng bằng tiếng nước ngoài ở các lớp cuối. Phát huy hình thức luỵên tập cá nhân,cặp nhóm GV giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn HS tự học và làm bài tập ở nhà.
2.2.4.2. Quản lý việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy – học và đánh giá giờ dạy
Trong quá trình quản lý dạy-học môn tiếng Anh thì việc quản lý đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy –học và đánh giá giờ giảng day là vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng của môn học này
Nhà trường luôn khuyến khích GV đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức đồng thời xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp, thể hiện sự quan tâm của nhà trường đối với hoạt động này. Để bồi dưỡng và nâng cao năng lực giảng dạy cho GV tiếng Anh, nhà trường đã chú trọng tới hoạt động dự giờ, xây dựng kế hoạch dự giờ cho Bộ môn tiếng Anh đồng thời cũng tổ chức dự giờ đột suất làm cơ sở cho việc đánh giá toàn diện đối với GV. Thông qua dự giờ, nhà trường chỉ đạo tổ Bộ môn rút kinh nghiệm về phương pháp và tổ chức hoạt động dạy trên cơ sở đó góp phần bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ CBQL và GV.
Trong nội dung vận dụng và đổi mới phương pháp học tập, nhà trường đã có sự quan tâm đúng mức và đưa ra những biện pháp cụ thể: tổ chức trao đổi, thảo luận nâng cao nhận thức cho mỗi GV về vai trò và tâm quan trọng của việc đổi mới phương pháp học tập. Nhà trường cũng quan tâm bồi dưỡng cho GV kỹ năng sư dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ cho việc dạy – học môn tiếng Anh.
Mặc dù đã xây dựng được hệ thống các biện pháp khá phong phú để quản lý nội dung, đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá giờ dạy, song qua điều tra cũng cho thấy khi thực thi các biện pháp vẫn còn hạn chế nhất định như: tổ chức đối thoại với HS chưa được thường xuyên (80% CBQL và 60% GV đánh giá ở mức yếu), dự giờ đột suất con ít. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy cán bộ thanh tra chuyên môn từ Ban giám hiệu, Tổ bộ môn tham gia giảng dạy còn nhiều vì vậy thời gian cho tổ chức dự giờ mới chỉ đảm bảo được kế hoạch song việc tổ chức rút kinh nghiệm chưa có hiệu quả. Đây là hạn chế lớn vì nếu chỉ dừng lại ở việc dự giờ, không phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy thì hiệu quả của dự giờ không cao. Hạn chế còn thể hiện ở chỗ nhà trường đã đưa ra biện pháp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong DH hỗ trợ các GV ngoài ngữ song việc thực thi chưa được thường xuyên. Nhìn chung việc tổ chức bồi
dưỡng của nhà trường về cơ bản chưa thỏa mãn nhu cầu của đa số GV. Đánh giá ở mức Tốt chỉ có 10% CBQL và 13% GV đồng ý.
Như vậy CBQL đã quan tâm đến việc đổi mới PP giảng dạy, nhưng GV vẫn không thực hiện đổi mới PP do nhiều GV không có khả năng sử dụng các thiết bị công nghệ đẻ hỗ trợ cho bài giảng và làm cho bài giảng hấp dẫn và phong phú. Vấn đề đặt ra cho các CBQL là phải đưa ra các biện pháp QL nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của GV.
2.2.4.3. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Thực tế trong những năm vừa qua việc KT-ĐG môn tiếng Anh tại các trường vẫn còn nhiều bất cập:
Đề kiểm tra không bao quát hết nội dung học tập. Các GV bộ môn không thống nhất về nội dung, mức độ khó, độ dài của đề. Vì lý do này, có lớp kiểm tra theo dạng đề trắc nghiệm khách quan, có lớp theo dạng tự luận, có lớp kết hợp cả hai dạng ... Phần kiến thức HS được học nhiều khi bỏ qua, phần chưa được học lại có mặt gây tâm trạng lo lắng cho HS. Nhiều HS học khá chăm chỉ và kết quả trên lớp rất tốt nhưng khi thi không làm được bài do vậy chất lượng học môn tiếng Anh của HS được phản ánh qua kết quả thi chưa thực sự chính xác (có 39% HS đánh giá ở mức tương đối đúng – theo kết quả điều tra). Một số em học yếu có tâm lý buông xuôi vì nghĩ có cố gắng đến mấy thì cũng không làm được bài. Việc ra đề thi, kiểm tra như trên không khích lệ HS. Kết quả khảo sát cho thấy nội dung quản lý ra đề kiểm tra, đề thi thực hiện ở mức TB. Các CBQL và GV nên xem xét lại khâu ra đề kiểm tra, đề thi việc đánh giá kết quả học môn tiếng Anh của HS được công bằng và khách quan hơn.
Qua thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của HS ở 3 trường THPT huyện Thủy Nguyên Hải Phòng cho thấy việc ra đề còn bất cập: các nhà trường chưa có biện pháp QL việc ra đề, chưa xây dựng được ngân hàng đề của nhà trường. Việc ra đề do giáo viên đứng lớp tự ra đề dẫn đến không thống nhất về nội dung mức độ khó, dễ của đề.
Các CBQL cần phải đổi mới biện pháp QL việc ra đề, đề phải thống nhất, bao quát chương trình phổ thông và mức độ khó dễ của mỗi bài kiểm tra.