Chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ ngân hàng Công Thương Việt Nam (Trang 52)

Báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp tập trung vào nội dung dự báo doanh thu, lợi nhuận kỳ tiếp theo, đồng thời nêu ra những yếu tố có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp thời gian tới và rủi ro khi đầu tư vào. Kết cấu của báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp về cơ bản đã thoả món cỏc mục tiêu phân tích tài chính

động, vị thế tài chính và các yếu tố ảnh hưởng tới SIC trong thời gian tới. hơn nữa, báo cáo cũng đưa ra những nhận định về khả năng đầu tư cổ phiếu của SIC với mức giá hợp lý trong thời gian tới. Phương pháp phân tích so sánh, tỷ lệ và phương pháp Dupont, được sử dụng trong quá trình phân tích tài chính với số liệu được thu thập trong khoảng thời gian ba năm từ năm 2008 tới năm 2010.

Tuy nhiên, bỏo cáo phân tích còn chưa đi sâu và phân tích các chỉ số tài chính để thấy rõ hơn về vị thế tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phân tích. Ở đây các chuyên viên phân tích tài chính mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra các bảng số liệu tài chính. Nếu đi sâu đánh giá chi tiết hơn các chỉ tiêu tài chính này sẽ làm tăng tính thuyết phục cho các dự báo về doanh thu, lợi nhuận, đồng thời giúp nhân viên đầu tư có cái nhìn toàn diện, chính xác hơn về SIC.

2.2.2.2 Chỉ tiêu định lượng

a) Thời gian tiến hành phân tích

Do kế hoạch đặt ra, thời gian phân tích không dài, thường trong khoảng 1 tuần. Tuỳ theo mục tiêu phân tích mà khoảng thời gian phân tích được điều chỉnh cho hợp lý. Phân tích tài chính những công ty chưa niêm yết, cần phải gặp gỡ tìm hiểu thực tế và đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian hơn trong việc thu thập thông tin và đánh giá còn những công ty đã niêm yết, các báo cáo tài chính được cập nhật nên giảm bớt được thời gian thu thập xử lý. Với các khoản đầu tư dài hạn,công ty có thời gian tìm hiểu kỹ và gặp gỡ được các đối tác nên nội dung phân tích chi tiết và cụ thể hơn còn với với các khoản đầu tư ngắn hạn thì cần phải tận dụng cơ hội trên thị trường,do vậy thời gian phân tích phải rút ngắn, tập trung vào một số chỉ tiêu cơ bản như khả năng sinh lời, các thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh.

b)Chi phí tiến hành phân tích

Bảng 2.10: Chi phí phân tích của vietinbank FMC

Đơn vị: tỷ đồng

2009 2010 Tăng trưởng

Chi phí nhân viên 1.67 4.78 186%

Chi phí dịch vụ mua ngoài 0.05 0.34 580%

Tổng cộng 1.12 4.89 336%

( Nguồn: Phòng kế toán – kế hoạch công ty)

chi phí trả cho cán bộ phân tích tài chính và chi phí dịch vụ mua ngoài bên cạnh đó còn có chi phí trang thiết bị, máy móc. Chi phí cho nhõn viên trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh của Công ty gồm lương và các khoản phụ cấp có tớnh chất lương. Khoản chi dịch vụ tư vấn từ bên ngoài hoặc cập nhật thông tin, dữ liệu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, phõn tích,của Công ty gồm: tư vấn luật, chuyên môn trong lĩnh vực đầu tư mà Công ty lựa chọn, thông tin thống kê, phần mềm..Chi phí nhõn viên phõn tích năm 2010 gấp hơn ba lần năm 2009 do tăng số lượng nhõn viên và các khoản thưởng theo kết quả đầu tư.

c). Kết quả hoạt động đầu tư

Bảng 2.11 Chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh vietinbank FMC

Đơn vị: tỷ đồng

2009 2010 Tăng trưởng

Doanh thu từ đầu tư 12,46 163,02 1208%

Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư (38,02) 76,5

( Nguồn: Phòng kế toán – kế hoạch công ty)

So với năm 2009, kết quả kinh doanh từ hoạt động đầu tư năm 2010 của công ty SIC có nhiều khả quan hơn.Hoạt động đầu tư đã tạo ra 76,5 tỷ đồng lợi nhuận năm 2010,doanh thu thì tăng 1208% so với năm trước. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty ngày càng hiệu quả hơn.

Bảng 2.12 Tỷ suất sinh lợi vietinbank FMC

Tỷ suất sinh lợi 2009 2010

Lợi nhuận sau thuế/ VCSH bình quân (19,1%) 26% Lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản bình quân (20,3%) 20%

( Nguồn: Phòng kế toán – kế hoạch công ty)

Tỷ suất sinh lợi của công ty tăng cao trong năm 2010 do sự hoạt động tốt của cả hai mảng đầu tư tự doanh và quản lý danh mục.

Qua những số liệu trên, có thể thấy rằng năm 2010 Công ty có kết quả đầu tư vượt trội so với năm 2009. Có được điều này là do Công ty dần kiện toàn hoạt động phõn tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư về nhõn sự cũng như quy trình phõn tích, tăng cường sự phối hợp giữa bộ phận phõn tích và đầu tư, qua đó nõng cao chất lượng phõn tớch tài chính nói chung và chất lượng phõn tích tài chớnh nói riêng bên cạnh tác động của yếu tố thị trường thuận lợi.

2.3 Đánh giá chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp của công ty quản lý quỹ ngân hàng Công Thương Việt Nam

2.3.1 Kết quả đạt được

Những kết quả mà công tác phân tích tài chính của công ty quản lý quỹ ngân hàng Công Thương Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua là:

Những đánh giá tổng kết của quá trình phân tích đó giỳp giám đốc có thể đánh giá tình hình tài chính của công ty cần phân tích một cách cơ bản nhất.Qua việc phân tích các báo cáo tài chính cơ bản,nhà đầu tư có thể có cái nhìn khái quát về thực trạng tài chính của công ty tại thời điểm cần nghiên cứu, Đặc biệt nghiên cứu khả năng sinh lời,khả năng thanh toán của doanh nghiệp cần phân tích trong một chu kỹ kinh doanh.Hơn nữa,việc nghiên cứu khả năng hoạt động và cân đối vốn sẽ giúp nhà đầu tư có thể thấy được cơ cấu vốn hiện tại có hợp lý hay không,có thực hiện đúng mục tiêu của doanh nghiệp đó hay khụng.Dựa vào những thông tin phõn tớch,cỏc nhà đầu tư tài chính có thể xác đinh được những tồn tại,những khó khăn hiện tại của doanh nghiệp đầu tư, nhờ đó cú cỏc quyết định đầu tư hay không.

Hoạt động phân tích tài chính sẽ giúp nhà đầu tư thấy được những thế mạnh và yếu điểm của cồng ty định đầu tư.Khụng phải bất cứ công ty nào từ khi thành lập cũng mang trong mình những tiềm năng sẵn có mà phải thông qua cả một quá trình phát triển,hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả trong ngành,được các cơ quan

cấp trên cũng như khách hàng bình chọn. Có thể núi,nhờ có công cụ phân tích mà các nhà đầu tư có thể lập kế hoạch kinh doanh,chiến lược kinh doanh phát huy tối đa tiềm lực,lợi thế của công ty mỡnh,tăng cường mở rộng thị phần và sức cạnh tranh,khẳng định giá trị thương hiệu của mình trong nền kinh tế.

Những kết quả trên tuy chưa thục sự xuất sắc nhưng so với các công ty quản lý quỹ khỏc thỡ chất lượng công tác tài chính của công ty được đánh giá là hơn hẳn đa số các công ty khỏc.Cú thể núi,nếu được hoàn thiện hơn nữa thì công tác phân tình hình tài chính của công ty sẽ còn cho những kết quả đáng khen ngợi hơn.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty vẫn còn hạn chế là chất lượng phõn tích tài chính doanh nghiệp chưa tương xứng với tiềm lực và yêu cầu của công ty trong thời gian tới. Điều này một phần do Công ty mới thành lập và đang trong quá trình xây dựng nền tảng phân tích tài chính.Thời gian tới, thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển tinh vi hơn, trình độ và sự chuyên nghiệp của nhà đầu tư cũng tăng lên. Điều này đòi hỏi Công ty cần có sự chuyên sõu hơn về phõn tớch và phải nõng cao chất lượng phõn tớch tài chính doanh nghiệp nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh, sinh lời và có cơ hội mở rộng kinh doanh. Chất lượng phõn tớch tài chính doanh nghiệp chưa tương xứng với tiềm lực của Công ty thể hiện ở mức độ chi tiết và chuyên sõu của nội dung báo cáo phõn tích tài chính. Báo cáo phân tích tài chính chưa đủ tính thuyết phục do chưa phõn tích rừ ràng tình hình tài chính doanh nghiệp đó. Ví dụ, những nội dung phõn tớch tài chớnh doanh nghiệp không được phõn tích chi tiết, không đưa ra được những ý kiến đánh giá do vậy chưa tận dụng hết những dữ liệu chỉ số tài chính mà công ty có được,thiếu sự so sánh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp cùng ngành và toàn ngành. Mặt khác,Công ty cũng chưa xõy dựng được mẫu báo cáo phõn tớch và chỉ số tài chớnh trung bình của ngành. Quy chế và quy trình hoạt động phõn tớch chưa được soạn thảo cho phù hợp với tình hình hoạt động của công ty. Sự phối hợp giữa hoạt động phõn tích và đầu tư chưa được chuẩn hoá và chặt chẽ.

2.3.2.2Nguyên nhân a. Nguyên nhân chủ quan

Quy trình phân tích chưa hoàn thiện

đang dần hoàn thiện,quy trình phân tích còn đơn giản, thiếu sự giám sát, phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận tham gia,sự kết hợp giữa bộ phận phân tích và đầu tư, giữa nhà quản lý và nhân viên phân tích không được chặt chẽ nên chưa phát huy hết tiềm lực trong việc phân tích và ra quyết định đầu tư hợp lý. Nhà quản lý và nhân viên phân tích cũng chưa có sự giám sát chặt chẽ.

Một số nội dung phân tích chưa được chú trọng

Nội dung phõn tích tài chớnh doanh nghiệp của công ty hiện nay bao gồm các nội dung như đánh giá tình hình tài chớnh của một doanh nghiệp ,về khả năng thanh khoản, khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động, khả năng thanh toán, khả năng cõn đối vốn. Tuy nhiên, các chỉ tiêu trên mới chỉ đi sõu phõn tích các yếu tố trong báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cõn đối kế toán. Chứ chưa có những đánh giá về dòng tiền, báo cáo lưu chuyển tiền tệ chưa được chú ý. Trong phõn tích tài chớnh doanh nghiệp dòng tiền đóng vai trò quan trọng. Một doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt, lợi nhuận cao chưa hẳn đã là một cổ phiếu tốt để đầu tư. Nhà phõn tích cần thận trọng xem xét các yếu tố trong dòng tiền của doanh nghiệp để đánh giá đúng thực trạng, và đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý.

Phương pháp phân tích

Hiện nay,khi nền kinh tế thị trường đang phát triển tại Việt Nam,cụng tỏc phân tích tài chính được các tập đoàn,cụng ty lớn đặc biệt quan tõm.Hàng loạt công trình nghiên cứu quá trình phân tích tài chính công ty nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chớnh.Ngoài cỏc phương pháp truyền thống đó trỡnh bầy ở trên cũn cú cỏc phương pháp khác như phương pháp chi tiết,phương phỏp liờn hệ,phương pháp loại trừ…Nhưng công ty chỉ sử dụng hai phương pháp truyền thống là so sánh và tỷ số,cụng ty chỉ tham khảo phương pháp tài chính Dupont chứ không đi sâu vận dụng Phương pháp này,do vậy các kết quả phân tích không đầy đủ và không phản ánh xác thực tình trạng tài chính cần biết.

Số lượng nhân viên phân tích còn thiếu

Đội ngũ nhõn sự phõn tích của Công ty bao gồm cả khối phõn tích và đầu tư hiện nay là 05 người và chỉ có 01 nhõn viên chuyên trách xõy dựng hệ thống dữ liệu. Công việc là tương đối lớn, đặc biệt là trong giai đoạn hình thành, xõy dựng. Số lượng nhõn viên ít còn hạn chế khả năng phõn tích, nắm bắt thông tin và theo dừi tình hình các doanh nghiệp đó, nhõn viên phõn tích không thể chỉ chuyên sõu vào một số doanh nghiệp hay nhóm ngành nhất định mà đồng thời phải thực hiện phõn tớch, theo dừi trên diện rộng. Điều này làm hạn chế chất lượng phõn tớch tài

chính cả về chiều sõu của nhận định và thời gian phõn tớch.

Hệ thống dữ liệu doanh nghiệp phân tích, chương trình phân tích chưa hoàn thiện

Công ty mới thành lập và đi vào hoạt động chưa được lâu do vậy hệ thống dữ liệu còn chưa được hoàn thiện. Các báo cáo tài chớnh hàng quý, hàng năm của doanh nghiệp chưa được cập nhật đầy đủ. Hệ thống dữ liệu về tình hình kinh doanh từng ngành, các yếu tố kinh tế tác động tới ngành cũng chưa được xõy dựng cẩn thận. Các chương trình phõn tích và so sánh cũng đang trong kế hoạch xõy dựng. Điều này hạn chế khả năng phõn tích ngành, khả năng dự báo của nhõn viên phõn tích.

b. Nguyên nhân khách quan

Quản lý của cơ quan chức năng chưa hiệu quả

Các công ty được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và phải tuân thủ các quy định về công bố thông tin do Sở quy định. Tuy nhiờn thì việc thực hiện vẫn chưa nghiêm túc, các doanh nghiệp còn có sự chậm trễ trong việc công bố báo cáo tài chính hay không công bố các thông tin bất thường theo quy định. Những chậm trễ này sẽ tạo độ trễ trong phân tích tài chính của doanh nghiệp đó, khi đó số liệu không phản ánh được thực trạng hoạt động của doanh nghiệp đó và làm giảm sự chính xác của báo cáo phân tích tài chính.

Môi trường kinh tế pháp lý chưa hoàn thiện

Các văn bản pháp luật vẫn cũn những tồn tại, chưa đầy đủ và thiếu chi tiết, chưa theo kịp được với sự phát triển đa dạng của các hình thức sản xuất kinh doanh. Vì vậy, các doanh nghiệp tự hạch toán theo ý định chủ quan những vấn đề không quy định rừ trong luật định và không tránh khỏi những hành vi lợi dụng các kẽ hở đó để thực hiện các thủ thuật kế toán làm giảm tính chính xác và thống nhất của các báo cáo tài chớnh. Bên cạnh đó Các chế tài xử phạt còn thiếu cứng rắn và hình thức chưa đủ sức răn đe các doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên.

Chất lượng thông tin doanh nghiệp cung cấp chưa cao

Các báo cáo tài chớnh do doanh nghiệp công bố thường mang tớnh chiếu lệ, báo cáo túm tắt mà không chi tiết các khoản mục và diễn giải cụ thể các nội dung có trong khoản mục. Trừ một số doanh nghiệp lớn, thực hiện nghiêm túc việc công bố thông tin cho công chúng còn lại phần lớn doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư thích đáng cho việc công bố thông tin ra công chúng chưa kể đến các công ty còn cố tình làm sai nhằm che dấu tình trạng hoạt động thực của công ty mình. Đặc biệt là các

báo cáo tài chớnh quý còn rất sơ sài, nhiều báo cáo tài chớnh không có bản thuyết minh báo cáo tài chớnh. Các doanh nghiệp chưa có thói quen công bố thông tin, quen với suy nghĩ đõy là bắt buộc mà chưa thấy lợi ích của việc minh bạch thông tin.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT

NAM

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ ngân hàng Công Thương Việt Nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w