Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ ngân hàng Công Thương Việt Nam (Trang 35)

1.3.1 Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp

a) Chiến lược đầu tư

Chiến lược đầu tư tác động đến hoạt động phân tích doanh nghiệp nói chung và phân tích tài chính doanh nghiệp nói riêng. Chiến lược đầu tư ngắn hạn, theo diễn biến thị trường,việc phân tích tài chính doanh nghiệp đòi hỏi tính kịp thời, không quá chi tiết chỉ đi sâu vào một số chỉ tiêu quan tâm đặc biệt và những thông tin bất thường có tác động tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như dự án, lợi nhuận dự kiến…Còn với chiến lược đầu tư dài hạn, việc phân tích diễn ra trong thời gian dài hơn, đòi hỏi phân tích phải cẩn trọng các yếu tố để đánh giá chính xác giá trị thực của doanh nghiệp từ đó ra quyết định đầu tư hay không.

b) Chất lượng thông tin sử dụng

Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến chất lượng phân tích tài chính bởi vì một khi thông tin sử dụng không chính xác, không phù hợp thì sẽ dẫn đến kết quả phân tích tài chính đem lại chỉ là hình thức, không có ý nghĩa . do đó, có thể nói thông tin sử dụng trong phân tích tài chính là nền tảng của phân tích tài chính.

c) Nội dung,phương pháp phân tích

Phương pháp và nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp không quá phức tạp, nhưng việc áp dụng chúng vào từng doanh nghiệp cụ thể để đánh giá chính xác nhất lại là điều không phải ai cũng làm được. Các phương pháp tỷ lệ, so sánh cũng có những nhược điểm nhất định. Nhà phân tích cần có đánh giá thích đáng không chỉ dựa vào cảm quan các chỉ số, cần tìm ra nguyên nhân cho những vấn đề đặt ra.

Khi phân tích, các tỷ số cần được sử dụng linh hoạt và kết hợp với các phương pháp một cách thích hợp nhằm đánh giỏ đỳng nhất tình hình tài chính của doanh nghiệp phân tích, những điểm mạnh cũng như điểm yếu của doanh nghiệp. Mặt khác các tỷ số và chỉ tiêu có mối liên hệ với nhau. Do đó việc phân tích không phải chỉ ra chỉ số này tăng hay giảm mà phải tìm hiểu được lý do tăng hay giảm bằng các mối liên hệ trên. Một sự tăng giảm của một chỉ số chưa nói lên được là tốt hay xấu mà cần phải xem xét trên tổng thể hoạt động của doanh nghiệp. Có như vậy, nhà phân tích mới thu được kết quả chính xác nhất, từ đó có những quyết định đầu tư hiệu quả.

d) Quy trình phân tích

nghiệp. Tính khoa học, hợp lý của quy trình phân tích sẽ đảm bảo chất lượng và thời gian phân tích tài chính được tốt nhất. Một quy trình phân tích thiếu khoa học sẽ dẫn tới kéo dài thời gian phân tích, giảm thiểu sự chính xác, chậm trễ trong việc đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý.Cần phải xây dựng một quy trình phân tích khoa học đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa phân tích và đầu tư, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa cỏc khõu trong quá trình phân tích.

e)Trình độ cán bộ phân tích

Từ các thông tin thu thập được, các cán bộ phân tích phải tính toán các chỉ tiêu, thiết lập các bảng biểu. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những con số và nếu chúng đứng riêng lẻ thì tự chúng sẽ không nói lên điều gì cả,nhiệm vụ của người phân tích là phải gắn kết, tạo lập mối liên hệ giữa các chỉ tiêu đó, kết hợp với các thông tin về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp để lý giải tình hình tài chính của doanh nghiệp đó, xác định thế mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân dẫn đến điểm yếu trên. Điều đó có nghĩa cán bộ phân tích là người làm cho các con số “biết núi”. Chớnh tầm quan trọng và sự phức tạp của phân tích tài chính đòi hỏi cán bộ phân tích phải có trình độ chuyên môn cao.

g) Trang thiết bị và công nghệ

Trang thiết bị, công nghệ hiện đại là phương tiện hỗ trợ đắc lực trong việc xử lý thông tin, xõy dựng dữ liệu phục vụ cho quá trình phõn tích tài chính. Trước đõy, khi chưa có hệ thống trang thiết bị, công nghệ nhà phõn tích gặp khó khăn trong quá trình tỡm kiếm và thu thập thông tin cũng như là việc xõy dựng hệ thống dữ liệu lớn cho doanh nghiệp quan tõm. Nó làm tốn rất nhiều chi phí và thời gian trong quá trình phõn tớch tài chính doanh nghiệp ,do đó nó làm giảm hiệu quả và chậm trễ khi ra các quyết định đầu tư quan trọng. Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ ngày càng phát triển và hiện đại, các nhà phõn tớch có thể dễ dàng tìm kiếm và xõy dựng cơ sở dữ liệu để lựa chọn các thông tin phân tích thớch hợp.

1.3.2 Nhân tố khánh quan ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanhnghiệpnghiệp nghiệp

a) Sự quản lý của các cơ quan chức năng

Các cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán là đối tượng phân tích của các nhà đầu tư. Do vậy, tính minh bạch, đầy đủ, kịp thời trong việc công bố thông tin của các doanh nghiệp phân tích ảnh hưởng lớn đến chất lượng phân tích ,điều này đòi hỏi việc xây dựng, ban hành và giám sát việc thực thi các quy định của uỷ ban chứng khoán về công bố thông tin, yêu cầu về chất lượng

thông tin, quy định về kiểm toán.

b) Tác động của yếu tố pháp lý,kinh tế

Phân tích tài chính doanh nghiệp diễn ra tại hiện tại, đánh giá doanh nghiệp trong quá khứ để dự báo những điều xảy ra trong tương lai,sự biến động của môi trường kinh tế, pháp lý sẽ ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính. Những biến động như lạm phát, suy thoái kinh tế hay những điều chỉnh trong quá trình phục hồi đều ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp và nền kinh tế càng có nhiều biến động thì việc dự báo càng khó khăn, thiếu chính xác.

Chính phủ điều hành nền kinh tế thông qua hệ thống pháp luật. Những thay đổi trong chính sách tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó tác động tới hiệu quả hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp đó.Pháp luật đảm bảo việc các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin, những hành vi lừa đảo, gian lận bị phát hiện và xử lý thích đáng. Và những chuẩn mực đề ra càng cụ thể, rõ ràng bao nhiêu thì chất lượng cỏc bỏo cỏo tài chính càng cao, làm tăng hiệu quả phân tích tài chính, giảm thiểu chi phí và thời gian phân tích.

c) Doanh nghiệp được phân tích

Các nhà phân tích tiếp nhận các thông tin phân tích từ các doanh nghiệp phân tích để thực hiện hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động tốt, có bộ máy kế toán làm việc nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật thỡ cỏc báo cáo tài chính có chất lượng tốt, những báo cáo tài chính này có độ tin cậy cao, phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu những doanh nghiệp không có bộ phận kế toán chuyên trách, số liệu kế toán không thống nhất sẽ gây khó khăn cho hoạt động phân tích tài chính của doanh nghiệp này.

Ngoài ra,đạo đức của các doanh nghiệp trong việc xây dựng các báo cáo cũng ảnh hướng lớn tới chất lượng các báo cáo. Các doanh nghiệp có thể cố tình làm sai các báo cáo để đạt được kết quả như mong muốn, trốn thuế hay che giấu các nhà đầu tư về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp .

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ NGÂN HÀNG CễNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.1 Khái quát về công ty quản lý quỹ ngân hàng Công Thương Việt Nam2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Ngày 30/07/2008: UBCK cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý quỹ đầu tư ngân hàng Công Thương Việt Nam với vốn điều lệ ban đầu là 300.000.000.000 VND. Công ty được hoạch toán độc lập,cú con dấu riêng và bảng tổng kết tài sản riờng.Cụng ty được mở tài khoản tại các ngân hàng Việt Nam và nước ngoài theo quy định hiện hành.

(theo quyết định sốQC 01.24/QĐ-HĐQT-NHCT của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam).

31/12/2010: tăng vốn điều lệ lên 500.000.000.000 VND.

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý quỹ ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tên đầy đủ bằng tiếng Anh:Vietinbank fund management company limited. Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Công ty quản lý quỹ Vietinbank.

Tên viết tắt bằng tiếng Anh:Vietinbank FMC. Tên giao dịch: Công ty quản lý quỹ Vietinbank.

Vốn điều lệ: 500.000.000.000 VND.( viết bằng chữ: Năm trăm tỷ đồng chẵn). Trụ sở chính của công ty: Tầng 6,Trung tâm thương mại trợ Cửa Nam,34 phố Cửa Nam,quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Chủ sở hữu công ty

Chủ sở hữu công ty là: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Trụ sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Giấy chứng nhận ĐKKD số 0103038874, do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 03/07/2009.

Lĩnh vực hoạt động: Kinh doanh ngân hàng

Với định hướng trở thành một trong những công ty quản lý quỹ đầu tư hàng đầu tại Việt Nam, ngoài việc không ngừng hoàn thiện và phát triển một cơ cấu tổ chức linh hoạt, năng động, kịp thời đầu tư các công nghệ tiên tiến nhất để hỗ trợ cho sự phát triển, công ty luôn đặt mục tiêu thu hút và tạo dựng được đội ngũ cỏn bộ,nhõn viờn chuyên

nghiệp có nền tảng kiến thức chuyờn sõu ,có trình độ chuyên môn cao, dày dạn kinh nghiệm trong việc phân tích tài chính, hoạt động đầu tư. Công ty tự hào đã bước đầu xây dựng được một đội ngũ cỏn bộ,nhõn viờn tài năng và giàu kinh nghiệm.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

Công ty hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên, 100% vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; có Chủ tịch Công ty là đại diện cho Chủ sở hữu và Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động kinh doanh.

Chủ tịch công ty

• Chủ tịch công ty nhân danh Chủ sở hữu tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu công ty; có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

• Quyết định của Chủ tịch công ty về thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu công ty có giá trị pháp lý kể từ ngày được Chủ sở hữu công ty phê duyệt .

Ban giỏm đốc

Giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch công ty và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.

• Giám đốc: Ông Nguyễn Anh Tuấn

• Phó giám đốc: Ông Nguyễn Tuấn Anh

Bảng 2.1 Sơ đồ tổ chức

2.1.3 Hoạt động kinh doanh của công ty quản lý quỹ ngân hàng Công ThươngViệt Nam Việt Nam

Công ty thực hiện tất cả các hoạt động được phép theo quy định của pháp luật,UBCK. Bao gồm các hoạt động:

• Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và công ty đầu tư chứng khoán.

• Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.

• Tự doanh chứng khoán: Hoạt động tự doanh là hoạt động thực hiện việc mua và bán chứng khoán bằng nguồn vốn của công ty. Với nghiệp vụ tự doanh chứng khoán, công ty sẽ tham gia mua bán chứng khoán như một tổ chức độc lập, bằng chính nguồn vốn của công ty chứ không phải bằng tài khoản của khách hàng. Đây là một hoạt động phức tạp và khú khăn,cú thể mang lại những khoản lợi nhuận lớn nhưng cũng có thể gây ra những tổn thất không nhỏ. Để thực hiện nghiệp vụ này thành công đòi hỏi đội ngũ nhân viên phân tích thị trường có nghiệp vụ giỏi và nhanh nhạy với những biến động của thị trường, công ty cũn cú chế độ phân cấp quản lý và đưa ra quyết định đầu tư hợp lý, trong đó việc ra quyết định đầu tư và

BAN GIÁM ĐỐC Quản lý rủi ro Thư ký Ban giám đốc QL quy trình nghiệp vụ Pháp chế

Kiểm soát nội bộ Tài chính kế toán Phòng đầu tư phòng Tổng hợp IT

Đầu tư dài hạn và liên kết kinh doanh Tự doanh chứng khoán Hỗ trợ hoạt động nội bộ Hỗ trợ kinh doanh Tài chính và quản lý vốn Quỹ Kế toán tài chính Hành chính PR Nhân sự

xây dựng chế độ phân cấp quản lý ..là một trong những vấn đề then chốt, quyết định đến sự thành công của công ty.

•Tư vấn đầu tư chứng khoán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

•Các hoạt động khác theo quyết định của NHCT và quy định của pháp luật Việt Nam.

Mục tiêu hoạt động

•Xây dựng một định chế tài chính chuyên nghiệp: thu hỳt,quản lý và đầu tư vốn tại Việt Nam thông qua việc quản lý các quỹ đầu tư.

•Sử dụng tối đa các nguồn lực hiện có của ngân hàng mẹ nhằm gia tăng tiện ích và cung cấp sản phẩm dịch vụ đa dạng cho khách hàng.

•Làm cầu nối giữa các nhà cung cấp vốn trong và ngoài nước với các doanh nghiệp có nhu cầu vốn.

•Thực hiện các dịch vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư tại thị trường Việt Nam và nước ngoài nhằm tối đa hóa lợi nhuận ,đảm bảo an toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại công ty.

Nhìn vào bảng 2.2,ta có thể thấy có sự thay đổi rất rõ rệt về cơ cấu nguồn vốn cũng như cơ cấu tài sản. Công ty đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn tự cú,tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn.

Bảng 2.2 Khả năng thanh toán, khả năng sinh lời

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010

1 Cơ cấu tài sản

-Tài sản dài hạn/Tổng tài sản % 87,6 71,2

-Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản % 12,4 28,8

2 Cơ cấu nguồn vốn

-Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 17,1 9,7

-Nguồn VCSH/Tổng nguồn vốn % 82,9 90,3

3 Khả năng thanh toán

-Khả năng thanh toán nhanh Lần 1,7 5,9

-Khả năng thanh toán hiện hành Lần 3,2 25,6

4 Tỷ suất lợi nhuận

-ROA % -19,1 20

-ROE % -20,3 26

-Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần

% -15,2 43,6

( Nguồn: Phòng kế toán – kế hoạch công ty)

Điều đó góp phần cải thiện khả năng sinh lời cũng như khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán nhanh tăng gần 4,2 lần, khả năng thanh toán hiện hành tăng

gần 22,4 lần.

Nhìn vào bảng 2.3 ta có thể thấy doanh thu năm 20110 đã tăng gầp 4,6 lần so với năm 2009, tăng chủ yếu do doanh thu hoạt động đầu tư chứng khoán góp vốn và hoạt động đầu tư vào thị trường bất động sản. Trong khi đó các chi phí cũng tăng không nhiều vì vậy lợi nhuận thuần đã thay đổi đáng kể, trong năm trước lợi nhuận thuần là - 38tỷ, năm nay là 79 tỷ . Có thể giải thích nguyên nhân của sự gia tăng này một phần do thị trường bất động sản trong năm nay đã hoạt động sôi nổi hơn, một phần do những thay đổi trong chính sách hoạt động của công ty. Như vậy những thay đổi trong hoạt động của công ty đã có hiệu quả.

Bảng 2.3 Báo cáo kết quả kinh doanh

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Tăng trưởng 1.doanh thu 39,876 181,253 354%

-DT hoạt động đầu tư CK 4,780 3,393 (29%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-DT hoạt động đầu tư BDS 12,467 163,061 1208%

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ ngân hàng Công Thương Việt Nam (Trang 35)