Yếu tố tình yêu thương, sự chung thủy trong gia đình

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị về gia đình hạnh phúc của sinh viên đã tốt nghiệp ra trường (Trang 55)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Yếu tố tình yêu thương, sự chung thủy trong gia đình

Tình yêu, thủy chung là yếu tố hàng đầu mà SVĐTNRT cho rằng đó là yếu tố hàng đầu tao nên gia đình hạnh phúc. Bằng việc phân tích cụ thể một số yếu tố nền tảng, có ảnh hưởng quyết định đến một gia đình hạnh phúc, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn tại sao SVĐTNRT lại đặc biệt coi trọng yếu tố này?! Trước tiên, chúng tôi đi tìm hiểu, phân tích yếu tố tình yêu thương, sự chung thủy – yếu tố được SVĐTNRT xếp ở vị trí quan trọng nhất. Qua kết quả tỉ lệ phần trăm, của yếu tố tình yêu thương, sự chung thủy thu được từ câu hỏi: Theo anh/ chị một gia đình hạnh phúc cần có những yếu tố nào? được thể hiện trong bảng số liệu sau

Bảng 3.2.1: Tỷ lệ lựa chọn yếu tố tình yêu chân thành, chung thủy

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong cuộc sống của một gia đình hạnh phúc yếu tố tình yêu chân thành vẫn là yếu tố được yêu cầu cao nhất. Bởi họ cho rằng:

“Hôn nhân bắt đầu từ tình yêu, mà tình yêu muốn bền chặt thì yếu tố quan trọng nhất là sự chân thành, chân thật và ngược lại với nó là sự không gian đối. Nếu một trong hai người gian dối tức là đã không tôn trọng bạn đời điều đó trái ngược hẳn niềm tin yêu, lòng chân thành. Vì vậy yếu tố đầu tiên là phải chung thủy, không gian dối, đó là yếu tố cần và đủ cho một gia đình chưa nói đến hạnh phúc hay không”.

(M. T, nữ nhân viên ngân hàng, đã lập gia đình)

TT Các yếu tố Tỉ lệ lựa chọn (%)

1 Tình yêu chân thành, sự thủy chung 40

2

Bầu không khí gia đình hòa thuận, vui vẻ, quan tâm

chăm sóc lẫn nhau 11.2

3 Dân chủ, bình đẳng 4.0

Ngày nay nam nữ bình đẳng người phụ nữ cũng có quyền lựa chọn hạnh phúc cho mình nên hôn nhân khởi đầu từ tình yêu chứ không phải sự sắp đặt của cha mẹ, tình yêu có được do sự dung động, tin tưởng, thương và thông cảm. Ngược lại với tình yêu đó là sự lừa dối, ngoại tình. Nếu một gia đình thiếu vắng đi tình yêu, sự chung thủy nó đem lại những hậu quả tiêu cực trước tiên là cho mỗi thành viên trong gia đình, sau đó sẽ là cho xã hội. Và hậu quả tất yếu là gia đình đó sẽ không tồn tại được, hoặc tồn tại nhưng lại là sự khổ đau, chịu đựng của mỗi thành viên trong gia đình. Nhận thức rõ ràng được điều đó, việc lựa chọn ưu tiên yếu tố tình yêu, chân thành ở vị trí thứ nhất, thứ hai, thứ ba chiếm tới 78,8% và có giá trị trung bình nhỏ nhất (2,25).

Điều đó cho thấy ĐGGT rõ ràng của SVĐTNRT về yếu tố nền tảng, có ảnh hưởng quyết định nhất đến một gia đình hạnh phúc. Bởi thực tế cuộc sống gia đình Việt Nam đã minh chứng, trong một gia đình yếu tố kinh tế có thể chưa đầy đủ lắm, điều kiện sinh hoạt, vật chất… của gia đình còn nhiều thiếu thốn, nhưng với tình yêu thương của các thành viên trong gia đình với nhau, sự chung thủy, tin yêu lẫn nhau của người vợ, người chồng đã tạo nên những gia đình truyền thống Việt Nam đậm nét văn hóa dân tộc.

Có bạn cho rằng: “Trong một gia đình yếu tố kinh tế là quan trọng, nhưng yếu tố tình yêu, sự chung thủy mới là trên hết, nếu thiếu đi tình yêu thương của gia đình có kinh tế cũng chẳng để làm gì khi luôn gặp phải bất hạnh trong cuộc sống gia đình…”

(K.T nam giảng viên, đã lập gia đình)

Như vậy, trái lại một gia đình với điều kiện kinh tế đủ đầy, mà ở đó thiếu vắng đi tình yêu thương của các thành viên trong gia đình với nhau, vợ chồng thiếu sự quan tâm, tin tưởng lẫn nhau đang là một vấn đề gây nhiều sóng gió trong các gia đình Việt Nam, và có tác động tiêu cực đến xã hội. Hậu quả của một gia đình thiếu vắng đi tình yêu chân thành, sự chung thủy là vô cùng to lớn, bởi nó không chỉ tác động tiêu cực đến chính các cặp vợ chồng, mà nó còn có tác động sâu sắc đến quá trình xã hội hóa, việc hình thành nhân cách đứa con của họ. Từ đó, gây ra nhiều vấn

đề nhức nhối cho xã hội sự đổ vỡ của các gia đình, tình trạng ly hôn của các cặp vợ chồng trẻ ngày một gia tăng.

Như vậy, việc lựa chọn yếu tố tình yêu thương chân thành, sự chung thủy lên trên tất cả các yếu tố quan trọng khác, thể hiện sự nhận biết sâu rộng của SVĐTNRT về vấn đề gia đình.

3.2.1.1. So sánh tỷ lệ lựa chọn của nam và nữ, giữa những người chưa lập gia đình và đã lập gia đình về yếu tố tình yêu, thủy chung

* So sánh tỷ lệ lựa chọn của nam và nữ

Sự thủy chung, tình yêu thương trong tình yêu và giá trị của nó trong việc giữ gìn hạnh phúc gia đình có vai trò vô cùng quan trọng. Tuy vậy, có sự khác nhau nào giữa nam - nữ; giữa những người đã lập gia đình và những người chưa lập gia đình trong việc lựa chọn yếu tố này không? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu, phân tích bảng số liệu sau:

Bảng 3.2.1.1: So sánh tỷ lệ lựa chọn nam và nữ, giữa những người chưa lập gia đình và đã lập gia đình về yếu tố tình yêu, thủy chung

TT Các yếu tố Nam (%) Nữ (%) Chưa lập GĐ (%) Đã lập GĐ (%) 1 Tình yêu chân thành, sự thủy chung 42.5 45 32.5 50.5 2 Bầu không khí gia đình hòa thuận, vui

vẻ, quan tâm chăm sóc lẫn nhau 15 10 13.5 5.5

3 Dân chủ, bình đẳng 5 2 3 2

4 Trình độ học vấn 5 2 1 2

Nhìn vào biểu đồ và bảng 3 (cột giới tính) ta thấy, nữ có 45% ý kiến cho rằng yếu tố tình yêu thương, sự thủy chung là yếu tố quan trọng nhất. Trong khi đó, tỉ lệ này ở nam là chiếm 42,5%, như vậy ta thấy sự khác biệt về giới tính ở đây là không nhiều. Điều đó nói lên rằng, mỗi người (cả nam và nữ) đều có nhu cầu được yêu thương, được thuộc về gia đình của mình, thuộc về người mình yêu thương; đồng

thời, thể hiện mong muốn được người mình yêu thương tôn trọng, chung thủy của mỗi người vợ, người chồng... Tuy nhiên, tỉ lệ nữ giới có xu hướng ưu tiên yếu tố tình yêu thương, sự thủy chung cao hơn một chút so với nam giới.

Phụ nữ nhắc đến trong mỗi chúng ta đều biết đó là “phái yếu”, họ là người vợ người mẹ, với đặc tính dụi dàng nhẹ nhàng, nên họ có vai trò trong việc xây tổ ấm, gia đình đó có được không khí lạnh hay ấm đều do người phụ nữ, mà yếu tố để tạo nên bầu không khí trong gia đình sự yêu thương, thân thiết, ấm nồng đó chính là sự quan tâm hay đơn giản hơn nữa đó chính là “bữa cơm gia đình” cũng tạo nên “tổ ấm”. Khi nhắc đến nữ giới người ta thường gắn với hình ảnh một người phụ nữ dịu dàng, giàu tình yêu thương, đảm đương các công việc nội trợ trong gia đình, còn nam giới thì luôn có trách nhiệm phải chăm lo cho đời sống, sinh hoạt của cả gia đình. Điều này cũng gây ra không ít áp lực với cả những người nam giới và nữ giới, khi mà gia đình không được đảm bảo về kinh tế, hay có sự “lục đục” trong quan hệ vợ chồng, gia đình không hạnh phúc…

Như vậy, có thể khẳng định rằng, yếu tố tình yêu thương, sự chung thủy là yếu tố vô cùng quan trọng trong một gia đình hạnh phúc. Và nữ giới có xu hướng coi trọng tình yêu, sự thủy chung hơn một chút so với nam giới.

* So sánh tỷ lệ lựa chọn của người đã lập gia đình và người chưa lập gia đình về yếu tố tình yêu thương, chung thủy

Giữa nam và nữ có sự khác biệt trong quan niệm về tình yêu thương, sự chung thủy. Vậy thì giữa những người đã lập gia đình và những người chưa lập gia đình có sự khác nhau nào không trong cách nhìn nhận vấn đề này?

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy SVĐTNRT đã lập gia đình đưa ra yếu tố tình yêu, chân thành thủy chung cao hơn SVĐTNRT chưa lập gia đình. Có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau để lý giải tại sao những người đã lập gia đình lại coi trọng yếu tố tình yêu thương, sự chung thủy hơn những người chưa lập gia đình? Có thể do một số nguyên nhân: người đã lập gia đình tức là đã chính thức làm con nhà người chồng, nhà vợ, và điều này được mọi người công nhận từ cha mẹ cho đến ông bà, bạn bè đều công nhân ngoài ra được pháp luật, xã hội thừa nhận; ngoài việc có

trách nhiệm với gia đình của mình họ còn chịu trách nhiệm trước xã hội, trước pháp luật. Mặt khác, khi đã lập gia đình SVĐTNRT có được sự trưởng thành hơn, có sự chín chắn hơn trong nhận thức, nhìn nhận sự việc cũng như trong mọi hành vi... họ có thiên chức làm cha, làm mẹ; có trách nhiệm nuôi dưỡng, yêu thương những đứa con do mình sinh ra và yêu thương, tôn trọng người bạn đời của mình… các mối dây liên hệ trong gia đình mà những người đã lập gia đình trực tiếp trải nghiệm trong gia đình riêng của họ, như: sự gắn bó mẹ - con, cha - con, anh - chị - em trong gia đình, tình cảm vợ - chồng… Vì vậy, việc họ đề cao tình yêu thương, sự chung thủy trong đời sống gia đình hơn những người chưa lập gia đình là một điều dễ hiểu…Nếu trong một gia đình luôn lục đục, vợ chồng ngoại tình thì kinh tế chắc chắn sẽ không được đảm bảo, sự tôn trọng, tin tưởng không còn đảm bảo đây chính là yếu tố tạo nên gia đình mà trước khi kết hôn họ đã cân nhắc … những điều này ở những người chưa lập gia đình là chưa thể có, bởi họ chưa có cuộc sống của gia đình riêng mình, chưa được pháp luật công nhận là người có vợ hoặc có chồng

Nhìn vào biểu đồ so sánh ĐHGT của những người đã lập gia đình và những

người chưa lập gia đình ta thấy có sự khác biệt rõ ràng trong việc ĐHGT, sắp xếp yếu tố tình yêu thương, sự chung thủy là yếu tố quan trọng hàng đầu. Những người đã lập gia đình có xu hướng ưu tiên yếu tố tình yêu thương, sự thủy chung lên hàng đầu với tỉ lệ chiếm 50.5%; và những người chưa lập gia đình chỉ chiếm 32.5%. Như vậy, ta có thể thấy những người đã lập gia đình có xu hướng coi trọng yếu tố tình yêu thương và sự chung thủy hơn những người chưa lập gia đình.

Như vậy, ta thấy một thực tế là nhóm những người đã lập gia đình có sự ưu tiên số một cho yếu tố tình yêu thương, sự chung thủy trong gia đình. Trong khi nhóm chưa lập gia đình lại cho rằng với mình thì yếu tố khác là số một. Để tìm hiểu nhóm khách thể này ưu tiên yếu tố nào là quan trọng hơn hết. Chúng tôi tiếp tục phân tích yếu tố quan trọng thứ hai trong bảng giá trị trung bình – yếu tố đảm bảo kinh tế.

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị về gia đình hạnh phúc của sinh viên đã tốt nghiệp ra trường (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)