Định hướng giá trị về gia đình hạnh phúc của sinh viên đã tốt nghiệp ra

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị về gia đình hạnh phúc của sinh viên đã tốt nghiệp ra trường (Trang 33)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.3.4. Định hướng giá trị về gia đình hạnh phúc của sinh viên đã tốt nghiệp ra

trường

1.3.4.1. Một số đặc điểm tâm lý của sinh viên đã tốt nghiệp ra trường

SVĐTNRT là một nhóm xã hội đặc biệt gồm những người ở độ tuổi từ 22 – 30, là chuyên gia hoạt động lao động trong một lĩnh vực nhất định thuộc các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội…

Đặc điểm tự ý thức

Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổi SVRRTNRT là sự phát triển tự ý thức. Đó là tự ý thức và sự đánh giá của con người về hành động và kết quả tác động của mình, đánh giá về tư tưởng và động cơ của hành vi, đánh giá về chính bản thân mình và vị trí của mình trong cuộc sống. Tự ý thức là một loại đặc biệt của ý thức trong đời sống của cá nhân có chức năng điều khiển nhận thức, thái độ, hành vi của bản thân và là điều kiện để phát triển ý thức và hoàn thiện nhân cách.

Thành phần có ý nghĩa quan trọng nhất tạo nên sự phát triển tự ý thức của SVĐTNRT là năng lực tự đánh giá. Tự đánh giá của nhân cách thể hiện thái độ đối với bản thân và kết quả của sự biểu hiện các thuộc tính nhân cách và năng lực trong hoạt động giao tiếp và trong công việc. Tự đánh giá phản ánh mức độ thỏa mãn nhu cầu nhân cách về bản thân, là mức độ thỏa mãn của chủ thể về trình độ phát triển các thuộc tính cá nhân. Đó là kết quả đánh giá từ bên ngoài hình thành nên lòng tự trọng của cá nhân. Đặc biệt trong giai đoạn này, sinh viên đã ra trường bắt đầu đi vào công việc thực sự thì mức độ lao động trí tuệ căng thẳng, nhận được sự thỏa mãn nhu cầu cơ bản của của con người là nhận thức về thế giới. Cùng với sự tăng lên về tri thức trong quá trình học tập các chức ăng tâm lý như tư duy, trí nhớ, chú ý…..cũng được phát triển. Đặc biệt trong giai đoạn này SVĐTNRT tham gia nhiều vào nhiều hoạt động và các mối quan hệ xã hội.

Nét đặc trưng của lứa tuổi thanh niên là sự hình thành con đường sống được nảy sinh do kết quả khái quát và hợp nhất các mục đích đặt ra trước cá nhân. Đó là sự liên kết và thứ bậc hóa các động cơ, sự định hướng giá trị theo mong muốn của cá nhân. Từ những ước mơ có thể và những lý tưởng trừu tượng dần dàn trở thành hiện thực có thể được và định hướng chương trình diễn ra hành động. Khi còn ở trong trường đại học, sinh viên tiếp thu tri thức từ các môn khoa học và tham gia vào các hoạt động khác nhau của đời sống xã hội nên khi ra trường thì việc phát triển nghề nghiệp càng rõ ràng. Những biểu hiện có liên quan đến thích ứng nghề nghiệp của SVĐTNRT, đó là sự thích ứng đối với yêu cầu của nghề nghiệp và rèn luyện những thuộc tính, phẩm chất cân thiết để làm việc có hiệu quả. Việc thích ứng tốt làm cơ sở cho việc giữ vững và nâng cao vị thế của SVĐTNRT trong nghề nghiệp, là cơ sở để khẳng định nhân cách và củng cố xu hướng nghề nghiệp của SVĐTNRRT.

Hiện nay SVĐTNRT đang sống, học tập và rèn luyện trong một bối cảnh đặc thù hết sức sôi động của thời kỳ đổi mới đất nước với nhiều thuận lợi rất căn bản, nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức mang tính chất thời đại. Họ đang đứng trước những trọng trách nặng nề và vẻ vang của dân tộc giao phó: những tri thức trẻ tương lai phải trở thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Là lớp người có tri thức, năng động, nhạy cảm, SVĐTNRT có khả năng tiếp cận nhanh với cái mới, cái hiện đại, có thái độ phê phán cái sai, cái lạc hậu bảo thủ, có quan niệm riêng tư về tự do, dân chủ, bình đẳng, nhân đạo, về văn hóa và hiện đại….

Tuy nhiên cũng cần thấy rằng SVĐTNRT là lớp người mà có sự thay đổi rất nhiều trên nhiều phương diện, cộng với tính đặc thù của tuổi thiếu niên nhiều khi dẫn đến những biểu hiện cực đoan, phiến diện thiếu khách quan, dễ bị lôi keó hơn thế nữa tình trạng sinh viên ra trường không xin được việc làm, xin được việc nhưng không đúng chuyên ngành mình đã chọn, thâm trí xinh được việc nhưng mất mát về tiền của…đã xảy ra rất nhiều. Đây là một vấn đề đáng quan tâm của các cấp Đảng và nhà nước, đặc biệt sinh viên khi ra trường luôn quan tâm đến vấn đề xây

dựng gia đình nhưng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng và làm thể nào để có một gia đình hạnh phúc mà khiến nhiều SVĐTNRT quan tâm.

1.3.4.2. Định hướng giá trị về gia đình hạnh phúc của sinh viên đã tốt nghiệp ra trường

GĐHP chỉ có thể có được khi các thành viên trong gia đình đều cảm thấy hạnh phúc trong ngôi nhà của mình, đều tìm thấy được sự thoả mãn trong không gian gia đình. GĐHP chỉ có thể có được khi có HPGĐ. HPGĐ là sản phẩm là kết quả của sự phản ánh hiện thực sống của GĐHP. GĐHP chính là cơ sở, là biểu hiện cụ thể của HPGĐ.

Trong xã hội hiện nay, gia đình với đặc trưng là hôn nhân tự nguyện và bình đẳng. Các quan hệ trong gia đình đều bình đẳng và dân chủ hơn trước. Trong xã hội này, số phận và hạnh phúc của mỗi cá nhân là do chính họ quyết định. Nếu khi xưa nền tảng của hạnh phúc gia đình là nề nếp, kỉ cương khá chặt chẽ của các mối quan hệ trong gia đình, nhưng ngày nay nền tảng của hạnh phúc gia đình phải là sự kết hợp của những yếu tố đảm bảo vật chất cho cuộc sống của gia đình. Và sự kết hợp đó phải dựa trên các mối quan hệ, bình đẳng và dân chủ trong gia đình. Vì vậy gia đình hạnh phúc phải là một gia đình hoà thuận, vui vẻ, mọi thành viên trong gia đình phải hài hoà, tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với nhau, luôn luôn chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau và dung hoà nhu cầu của bản thân với mọi người trong gia đình. Trong GĐHP mọi người sống rất hoà hợp, quyến luyến, ân cần đối với nhau, tôn trọng nhau theo kỉ cương nhất định. Từng thành viên trong gia đình đều thực hiện tốt vai trò của mình. Vợ, chồng đối xử với nhau ân cần, chung thuỷ, hoà hợp, con cái thì hiếu thảo, ngoan ngoãn. Trong gia đình hạnh phúc, mọi thành viên đều cảm thấy hạnh phúc trong ngôi nhà của mình và thực hiện tốt các chức năng của mình.

ĐHGT về GĐHP của SVĐTNRT chính là sự phản ánh chủ quan thể hiện thái độ, sự lựa chọn các giá trị vật chất và tinh thần của cá nhân về GĐHP đồng thời là hệ thống tâm thế, niềm tin, sở thích được biểu hiện trong hành vi của con người

Từ phần lý luận đã phân tích ở trên chúng tôi lựa chọn khái niệm quan điểm về ĐHGT về GĐHP của SVĐTNRT như sau: ĐHGT về GĐHP của SVĐTNRT có thể được hiểu là định hướng của SVĐTNRT về những giá trị tinh thần hay giá trị vật chất về gia đình hạnh phúc, phù hợp với chiều hướng biến đổi của hệ thống giá trị xã hội, nó xuất hiện với tư cách giá trị, có khả năng thỏa mãn các nhu cầu và lợi ích của họ.

Những yếu tố đảm bảo gia đình hạnh phúc a) Mối quan hệ vợ chồng

Điều kiện đầu tiên đảm bảo hạnh phúc gia đình là mọi thành viên trong gia đình phải yêu thương có ý thức trách nhiệm với nhau. Đây có thể coi là điều kiện tiên quyết để quyết định hạnh phúc gia đình. Nếu ví gia đình như là một cái cây, cây muốn tươi tốt, đơm hoa, kết trái, đâm trồi, nảy lộc thì trước tiên phải có bộ rễ đâm xuống đất, hút chất bổ nuôi cây. Bộ rễ ấy chính là ý thức trách nhiệm của các thành viên. Tình yêu là tình cảm thiêng liêng của các thành viên trong gia đình với nhau. Tình yêu vợ chồng là tình cảm mang sắc thái tình cảm riêng khác với tình cảm của anh, chị trong gia đình. Nhưng giữa tình cảm đó bao giờ cũng mang một bản sắc là cho và nhận. Tình yêu là chất keo dính kết mọi thành viên trong gia đình với nhau. Tình yêu làm cho bầu không khí gia đình luôn ngọt ngào, thú vị, đầy cảm xúc. Còn tình thương là tình cảm nhân đạo cao cả. Khi có tình thương người ta có thể hy sinh bản thân mình vì người khác, cho nhiều hơn nhận. Biểu hiện của tình thương là sự tận tình giúp đỡ lẫn nhau, đùm bọc, che chở, chăm sóc lẫn nhau. Nó như sợi dây vô hình gắn kết mọi thành viên trong gia đình thành một thể thống nhất. Tình yêu thương chính là yếu tố quyết định đến hạnh phúc gia đình, vật chất ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình nhưng nó không quyết định, thực tế đã chứng minh có nhiều người vật chất thừa thãi nhưng hạnh phúc thì không có. Ngược lại có nhiều người dù vật chất nghèo khổ nhưng cuộc sống gia đình vẫn hạnh phúc và yên ấm. Vì những thành viên trong gia đình yêu thương chia sẻ những khó khăn cùng nhau. Bởi vì khi có tình yêu thương người ta có thể tạo ra của cải vật chất, cố gắng hết mình để có được hạnh phúc. Vì vậy, vợ chồng phải luôn chăm chút nuôi dưỡng tình cảm

đó. Trong thực tế có biết bao nhiêu cặp vợ chồng xây dựng hôn nhân dựa trên tình yêu say đắm. Nhưng về sống với nhau thì tình yêu đó phai nhạt dần, và đến một lúc nào đó họ sống với nhau chỉ vì trách nhiệm và nghĩa vụ. Để giữ nó cần sự nâng nui giữ gìn của cả hai người. Nhưng làm thế nào để giữ tình yêu bí quyết là:

1. Yêu nhau mỗi ngày và phải đẹp lên trong mắt nhau 2. Phải tạo sự hoà hợp giữa hai vợ chồng

3. Biết cách chiều nhau, chăm sóc, quan tâm, nhường nhịn, vị tha, tôn trọng lẫn nhau [2, tr.15]

Trong cuộc sống gia đình tạo ra được sự hoà hợp về tình dục là vấn đề hết sức tế nhị mà cả hai vợ chồng đều cần phải quan tâm, vì đó là nguồn hạnh phúc, sung sướng không thể thiếu trong cuộc sống lứa đôi. Hoà hợp tình dục là một yếu tố quan trọng để giữ được hạnh phúc gia đình. Muốn như vậy vợ chồng phải có những hiểu biết về tình dục, về quy luật của đời sống tình dục. Để tránh những điều không hoà hợp vợ chồng nên thường xuyên nói chuyện với nhau.

Gia đình khởi nguồn từ quan hệ vợ chồng, quan hệ vợ chồng chỉ có giá trị đạo đức khi có tình cảm yêu thương thực sự chứ không phải đơn thuần bằng sự tổ chức như một hành động pháp lý. Tình yêu thương giữa vợ và chồng là điều kiện quan trọng của hạnh phúc gia đình. C.Mac nói “Quan hệ vợ chồng không có tình yêu là một hôn nhân không có hồn, chỉ là ảo tưởng về hạnh phúc gia đình”. Chỉ có tình yêu thương, sự tôn trọng nhau mới có thể duy trì được hạnh phúc gia đình. Sự tôn trọng là biểu hiện của tình yêu. Sự tôn trọng phải là tôn trọng tính tình, ý kiến của nhau, thường xuyên biểu hiện sự quan tâm chăm sóc nhau. Chính sự quan tâm chăm sóc nhau là điều kiện để duy trì sự tôn trọng của vợ hay chồng với mình. Quan tâm không phải tạo ra cho người mình yêu một cuộc sống xa hoa, mà nó thể hiện ở việc muốn và cố gắng thoả mãn nhu cầu lành mạnh và hợp lý.

Cơ sở khách quan của tình yêu vợ chồng là sự bình đẳng. Sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng không chỉ là sự ngang nhau về điều kiện bên ngoài mà còn là sự đồng nhất về lợi ích thẩm mĩ, trí tuệ. Sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là điều kiện rất quan trọng đối với hạnh phúc gia đình. “Nếu như cơ sở của quan hệ giữa

người đàn ông và đàn bà là hôn nhân và gia đình, thì bản chất của gia đình là bình đẳng” [34, tr.209]

b) Mối quan hệ trong gia đình nói chung

Gia đình trở thành tổ ấm thực sự của mỗi thành viên trong gia đình thì giữ bầu không khí hoà thuận, vui vẻ đóng vai trò rất quan trọng. Bầu không khí tâm lý trong gia đình là toàn bộ những sắc thái tâm lý hợp thành không khí chung tạo ra nếp sống, truyền thống, thói quen, sự hoà hợp hoặc không hoà hợp của các thành viên trong gia đình đảm bảo sự tồn tại và phát triển của gia đình. Bầu không khí tâm lý có ý nghĩa rất quan trọng góp phần vào sự ổn định hoặc dao động của mỗi gia đình. Để gia đình luôn hoà thuận thì cần sự nỗ lực của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là vợ, chồng. Mọi người trong gia đình phải tìm hiểu nắm bắt những nhu cầu, nguyện vọng của nhau.

Một gia đình vững mạnh không phải là một gia đình không có mâu thuẫn mà một gia đình dám nhìn và xử lý nhưng mâu thuẫn [4, tr.68]. Sống trong cùng một nhà xung đột mâu thuẫn là điều chủ yếu xảy ra. Nhưng vấn đề quan trọng là mọi thành viên trong gia đình phải có nghệ thuật tâm lý, có thiện chí để giải quyết những xung đột, mâu thuẫn đó. Xung đột là sự biểu hiện các mâu thuẫn do sự bất đồng hay khác nhau về nhu cầu thị hiếu, tình cảm, nhận thức, giữa các thành viên trong gia đình. Xung đột trong gia đình luôn phong phú, đa dạng, nên nguyên nhân của nó cũng phong phú và đa dạng. Thông thường những mâu thuẫn của gia đình bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu sau: Mâu thuẫn tâm lý, mâu thuẫn về quyền lợi, mâu thuẫn về dục vọng. Nhưng dù là nguyên nhân gì đi nữa, khi xung đột xảy ra các thành viên cũng phải bình tĩnh xem xét nguyên nhân và bàn bạc tìm ra biện pháp giải quyết. Do vậy khi bàn bạc tranh luận mọi người phải thật bình tĩnh, ôn hoà trình bày lắng nghe nhau cho hết lời hết nhẽ, chớ ngắt lời nhau, chớ bỏ giữa chừng, chớ mạt sát, lăng mạ nhau...Trong tranh luận, cả 2 bên phải có thiện chí bình đẳng, tự do tư tưởng, không nên áp đặt chấn áp nhau.

Gia đình là một xã hội thu nhỏ trong đó mọi người gắn kết với nhau bằng hôn nhân và huyết thống. Hạnh phúc gia đình là hạnh phúc của mọi thành viên gộp lại.

Để có được điều đó, mỗi thành viên trong gia đình phải biết điều hoà hạnh phúc của mình và hạnh phúc của người khác trong gia đình và tất cả các thành viên trong gia đình. Tức là, phải biết dung hoà nhu cầu của bản thân và người khác và của mọi người trong gia đình, tạo ra được tương quan giữa nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, giữa nhu cầu và điều kiện thoả mãn nhu cầu. Theo các chuyên gia hàng đầu về hôn nhân thì năm nhu cầu hàng đầu của phụ nữ là: dụi dàng, âu yếm, trò chuyện, tâm tình, chân thành, cởi mở, giúp đỡ về tài chính, chăm lo đến gia đình. Còn với nam giới nhu cầu hàng đầu là thoả mãn về tình dục, là người bạn trong lúc nghỉ ngơi, hấp dẫn, lôi cuốn, giúp đỡ trong công việc, khâm phục.

Cha mẹ có trách nhiệm chăm sóc nuôi dạy con tốt. Ngược lại con cái phải ngoan ngoãn, hiếu thảo, kính trọng bố mẹ, có ý thức học tập rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội. Tình yêu với con, sự chăm lo cho giáo dục là động lực quan trọng bậc nhất củng cố tình yêu vợ chồng, là liều thuốc kích thích sự tôn trọng và chung thủy với nhau. Con cái là niềm hạnh phúc của cha mẹ. Ngượi lại con cái cũng có nghĩa vụ, trách nhiệm với cha mẹ

Qua đó, các mối quan hệ ngày càng gắn bó, bền vững hơn. Tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển, mỗi thành viên có một nền sức khỏe dồi dào để thực hiện các

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị về gia đình hạnh phúc của sinh viên đã tốt nghiệp ra trường (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)