7. Phương pháp nghiên cứu
3.5. Định hướng giá trị của sinh viên đã tốt nghiệp ra trường về mô hình gia đình
phụ nữ rất quan trọng muốn như vậy cần thiết rất nhiều yếu tố. Để làm được điều này người phụ nữ hiện đại không những cần trau dồi kiến thức, mà còn cần học hỏi trong vai trò sứ mệnh làm mẹ và làm vợ.
3.5. Định hướng giá trị của sinh viên đã tốt nghiệp ra trường về mô hình gia đình hạnh phúc đình hạnh phúc
Gia đình Việt Nam xuất phát từ truyền thống đạo lý từ mấy ngàn năm văn hiến cho đến nay. Tên tuổi các vị anh hùng, các danh nhân, các bậc kỳ tài, các nhà cách mạng lỗi lạc đều xuất phát từ những gia đình có tính chất truyền thống, tiềm ẩn trong những gia đình đó là sự giáo dục, chăm sóc của những người cha, người mẹ đã tảo tần nuôi con ăn học thành tài để ra giúp dân giúp nước. Gia đình có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển của xã hội, góp phần xây dựng, tô thắm, làm rạng rỡ thêm bản sắc văn hoá dân tộc; là nơi giữ gìn, vun đắp, phát huy những giá trị truyền thống quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã được hình thành trong quá trình lịch sử là lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách.
Mô hình gia đình cũng được đề cập đến đó cũng là một trong yếu tố đảm bảo gia đình hạnh phúc gia đình, mô hình gia đình có thể hiểu là đó quy mô, và hình
thức chung sống trong một gia đình. Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự hội nhập thế giới một cách mạnh mẽ, mô hình gia đình hạt nhân (gia đình gồm có cha mẹ và con cái) đang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, đó có phải là một mô hình gia đình hạnh phúc và là mong muốn của mọi tần lớp xã hội? Để xác định được mô hình gia đình nào đem lại hạnh phúc nhất là một điều hết sức khó khăn, bởi chính nội hàm của khái niệm hạnh phúc đã rất khó xác định và hơn nữa nó phụ thuộc vào quan niệm của từng cá nhân, từng gia đình… trong phạm vi đề tài của mình, tôi mong muốn tìm hiểu nhóm khách thể là SVĐTNRT có ĐHGT như thế nào về mô hình gia đình hạnh phúc. Để làm rõ vấn đề chúng tôi đưa ra câu hỏi:
Anh/ chị thích mô hình gia đình như thế nào? Khách thể lựa chọn một phương án phù hợp nhất với mình, trong ba phương án mà chúng tôi đưa ra. Một số kết quả điều tra được thể hiện cụ thể trong biểu đồ sau:
39% 9% 52% GĐ hạt nhân GĐ mở rộng GĐ truyền thống
Biểu đồ 3.5: Mô hình gia đình được ưa thích
Có nhiều người nghĩ rằng sống trong không gian văn hóa giao tiếp ở cộng đồng nông thôn chặt chẽ và nhiều ràng buộc hơn đô thị (ràng buộc bởi dòng họ, huyết thống), các cá nhân sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ phía cộng đồng trong các quyết định ra ở riêng, tạo thành một gia đình hạt nhân mới của xã hội, vì vậy, ở thành thị các cá nhân sẽ dễ dàng sống một cuộc sống riêng hơn (cuộc sống của gia đình hạt nhân). Thế nhưng có một điều thú vị từ kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng: có tới 51,9% cho rằng thích mô hình gia đình truyền thống, tức là có 3 thế hệ ông bà, cha mẹ, con cái cùng chung sống một mái nhà. Tiếp sau đó mới là
gia đình hạt nhân có vợ chồng và con cái cùng chung sống, mô hình gia đình hạt nhân chiếm 39,2%. Và mô hình gia đình mà trong đó có vợ chồng, con cái và người giúp việc chỉ chiếm 8,9%.
Trong đề tài “ứng xử của ông bà trong việc giáo dục con trẻ qua đánh giá của các con trưởng thành” [6, 2008], đã nghiên cứu trên người trưởng thành và chỉ ra rằng: Tỉ lệ gia đình có 3 thế hệ sinh sống dưới một mái nhà là 37,7% cao hơn so với tỉ lệ trung bình ở đồng bằng sông Hồng (32%) cách đây hơn 20 năm (Belanger D, 1995; Hirschman 1996). Trong khi đó, số gia đình hạt nhân (gia đình chỉ có vợ - chồng; hay gia đình có vợ - chồng và con cái sống chung dưới một mái nhà) chiếm tới 60,1%. Qua đó ta thấy, nhóm trí thức (SVĐTNRT) sống ở Hà Nội lại có quan niệm khác hẳn so với các nhóm khách thể khác nhau được điều tra tại 3 tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Thể hiện nét đặc trưng riêng biệt của nhóm khách thể là SVĐTNRT sống ở thành phố Hà Nội.
Cụ thể, có tới hơn một nửa số khách thể được hỏi 51,9% cho rằng họ ưa thích mô hình gia đình truyền thống. Vậy thì lý do vì sao lại có một số lượng khá lớn khách thể thích mô hình gia đình này? Thông qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng: Sở dĩ việc SVĐTNRT ưa thích mô hình gia đình truyền thống hơn là bởi những ưu thế mà mô hình gia đình này đem lại cho họ:
- Thứ nhất, SVĐTN mới ra trường, hay các cặp vợ chồng mới kết hôn thường chưa có tích lũy về kinh tế, nên việc sống chung với bố mẹ, nhờ sự giúp đỡ, san sẻ chi phí trong sinh hoạt, nơi ở từ bố mẹ. Tức là muốn dựa vào nguồn lực kinh tế mà bố mẹ đã tích lũy được trong suốt quãng đời của mình.
- Thứ hai, cha mẹ (ông bà) là những người có tuổi, sức lao động đã giảm, đã nghỉ hưu hoặc công việc có thể nhàn rỗi hơn, mong muốn được sum vầy bên con cháu… có thể trông nom nhà cửa, chăm sóc con cái… đỡ đần các công việc nhà cho vợ chồng. Một nữ, nhân viên văn phòng, đã lập gia đình cho rằng: “ông bà có thể giúp đỡ trong việc trông con và đảm bảo hơn, an toàn hơn hay các cụ vẫn nói “ một già bằng ba người ở”.
- Thứ ba, người già được coi là kho kiến thức sống. Bằng kinh nghiệm sống, người già trợ giúp cho hoạt động giáo dục thế hệ trẻ khi sống chung. Với hoạt động dưỡng dục con, cháu ông bà là những người lưu truyền những giá trị văn hóa tinh thần của dòng họ nói riêng và của cộng đồng nói chung. Một số nhà nghiên cứu cho rằng:
“thế hệ người già chính là khâu kết nối giữa quá khứ và hiện tại và là nhịp cầu cho con cháu bước vào tương lai”. Đối với con cháu trong gia đình, ông bà thường đặt vấn đề giáo dục đạo đức quan trọng hơn tri thức theo quan niệm “Tiên học lễ, hậu học văn”. Người già có thể tham gia giáo dục con cháu về nhiều vấn đề như lòng biết ơn ông bà, tổ tiên, thái độ, kĩ năng lao động phù hợp với lứa tuổi, các thói quen sinh hoạt hàng ngày, giao tiếp, ứng xử trong gia đình, nhà trường, xã hội… có ý kiến cho rằng:
“Trong nhà có người già mình thấy yên tâm hơn hơn nữa mình mới ra trường nếu có sinh con nhờ ông bà nội ngoại thì không còn gì bằng bởi vì cũng không có đủ điều kiện để nhờ người giúp viêc mà hai vợ chồng đi là về đã rất là mệt nhoài lúc đó chỉ cần sự động viên của thân cũng thấy đỡ, hơn nữa cháu chắc được ông bà trông cũng thấy an tâm khi đi làm mà bà cháu ở nhà tăng thêm cảm ruột thịt ”
(T.Đ nam nhân viên kinh doanh dược, đã lập gia đình)
- Thứ tư, trong mô hình gia đình truyền thống việc tăng cường quan hệ tình cảm giữa các thế hệ trong gia đình, bởi sống chung sẽ góp phần làm cho mối quan hệ giữa ông bà, cha mẹ, con cháu rất khăng khít, tạo ra sự gắn bó tình cảm, đoàn kết một lòng trong gia đình.
“Ông bà, bố mẹ còn là chỗ dựa tinh thần lớn và vững chắc của con cháu, họ giống như những người điều tiết các mối quan hệ trong gia đình như: khi vợ - chồng, cha mẹ - con cái (con cháu của họ) hay giữa anh - chị - em (tức cháu chắt của ông bà) trong nhà cãi nhau, có mâu thuẫn... thì ông bà là những người hòa giải hữu hiệu nhất, bởi ông bà là người lớn tuổi, được mọi thành viên trong nhà kính trọng…”
Tuy nhiên, qua các lý giải ở trên ta thấy có một vấn đề đặt ra là phần lớn các ý kiến đưa ra chủ yếu là vì lợi ích của con cái, có rất ít ý kiến cho rằng việc sống chung với thế hệ lớn tuổi nhất (ông bà) trong gia đình còn đem lại niềm vui, niềm vui sống, sự báo hiếu của con cháu với ông bà, người đã có công sinh thành, dưỡng dục con rồi tiếp đến là cháu…
Bên cạnh hơn một nửa khách thể ưa thích mô hình gia đình truyền thống thì cũng có tới 39,2% khách thể cho rằng họ thích mô hình hạt nhân. Gia đình hạt nhân có thể hiểu được đó là hình thức gia đình được chung sóng dưới kiểu một thế hệ tức là chỉ có vợ chồng và con cái. Theo lý giải của họ là bởi họ cho rằng trong mô hình gia đình này vợ chồng sẽ có được sự tự do trong cuộc sống riêng tư, trong cách nuôi dạy con cái theo phương pháp riêng của họ mà không chịu sự tác động, áp đặt từ phía ông bà hay của một thành viên nào khác… nhiều người cho rằng, cách nuôi dậy của ông bà là lạc hậu, cổ hủ, những quan niệm truyền thống bó hẹp, đôi khi khắt khe… sẽ gây hạn chế sự phát triển thế hệ trẻ trong thời kì hiện đại… và vì thế cuộc sống chỉ có vợ chồng, con cái sẽ tránh được sự va chạm, xung đột giữa nhiều thế hệ với nhau trong sinh hoạt hàng ngày; các thành viên trong gia đình sẽ có sự thoải mái, đoàn kết với nhau hơn…
Có quan niệm cho rằng họ muốn khẳng định mình, muốn tự lập, muốn có cuộc sống riêng của bản thân… nên việc ra ở riêng là tốt nhất.
“Có ông bà lên chơi thì cũng vui nhưng để ông bà sống cùng thì mình hơi oải bởi vì có thể mình mất tự do luôn phải ý tứ bởi dù gì mình vẫn thấy sự mất tự do, nhất là ông bà thì nuôi các cháu bằng kinh nghiệm nhưng mình nuôi cháu có khi khoa học bởi kinh nghiệm không phải bao giờ cũng đúng”
(Đ.T nam, kỹ sư cơ điện, đã lập gia đình)
Cũng có thể do điều kiện vật chất, sinh hoạt tại Hà Nội – nơi đất chật, người đông, nên họ mong muốn được tách ra sống độc lập, không phải chịu cảnh gò bó, chung sống trong một nơi chật chội…
“Việc sống trong gia đình riêng của mình, sẽ có không gian riêng dành cho hai vợ chồng và con cái. Sống chung với người khác (ông bà, anh chị em ruột…)
nhiều khi nảy sinh mâu thuẫn, bất đồng quan điểm mặc dù sống chung có người chăm sóc con cái giúp nhưng điều đó có thể khắc phục nếu bản thân có kế hoạch rõ ràng…”
(N.H nữ, nhân viên tư vấn tâm lý, đã lập gia đình)
Như vậy, thông qua ĐHGT của SVĐTNRT hầu hết họ mong muốn được sống trong một mô hình gia đình có cả cha mẹ ở cùng, điều đó phản ánh một phần thực tế trong cách suy nghĩ cách làm của họ đều hướng về nguồn cuội và họ cũng muốn đó chính là sợi dây vô hình nối kết giữa các thế hệ.
3.5.1. So sánh định hướng giá trị của nam và nữ về mô hình gia đình hạnh phúc
Để hiểu sâu thêm trong ĐHGT của nam và nữ SVĐTNRT, chúng tôi tiến hành phân tích, so sánh mối tương quan giữa nam và nữ trong quan niệm về mô hình gia đình hạnh phúc. Từ đó, có thể thấy nam thích mô hình gia đình nào hơn, và nữ thích mô hình nào hơn. Tại sao lại như vậy?
42.5 35.9 5 12.8 52.5 51.3 0 10 20 30 40 50 60 GĐ hạt nhân GĐ mở rộng GĐ truyền thống nam nữ
Biểu đồ 3.5.1: So sánh ĐHGT của nam và nữ về mô hình gia đình hạnh phúc Nhìn vào biểu đồ ta thấy, có sự tương đồng về quan điểm giữa nam và nữ trong việc lựa chọn mô hình gia đình truyền thống (52,5% với 51,3%). Họ có cùng quan điểm trong việc lựa chọn mô hình gia đình này. Với cùng suy nghĩ, mong muốn được sự giúp đỡ về mọi mặt từ phía ông bà như về kinh tế, chăm sóc, dậy dỗ con cái, trông nom nhà cửa... (như đã phân tích ở trên). Tuy nhiên, trong mô hình gia đình hạt nhân ta thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc lựa chọn
phương án này. Với 42,5% nam và 35,9% nữ, chứng tỏ nam có xu hướng thích mô hình hạt nhân hơn nữ. Có thể do nhịp sống nơi đô thị, thêm vào đó là mong muốn có nhiều điều kiện để phát triển hơn trong công việc, và muốn có một cuộc sống độc lập, tự do… Mặt khác, có thể do tính cách thích tự lập, thích được che chở, chăm sóc gia đình bé nhỏ của mình, và qua đó chứng tỏ được sự trưởng thành của bản thân, khẳng định được rằng mình là người chủ gia đình… của nam giới (vì ở trong gia đình truyền thống thì “ông, bà” hoặc “cụ, kị” mới là chủ gia đình) khiến nam giới có xu hướng thích mô hình gia đình hạt nhân hơn nữ. Sự khác nhau trong quan niệm giữa nam và nữ ở mô hình gia đình mở rộng (gia đình có vợ chồng, con cái và người giúp việc) thể hiện một cách rõ nét hơn. Chỉ có 5% nam giới mong muốn có kiểu mô hình gia đình này, trong khi đó con số này ở nữ giới là 12,5%. Sở dĩ, nữ thích kiểu mô hình gia đình mở rộng hơn nam giới là bởi nữ giới là người chăm sóc gia đình nhất là những việc nội trợ, bếp, dọn nhà cửa những việc không tên đó đôi khi là gánh nặng nếu người chồng không chia sẻ được nhiều thì rất mệt mỏi vì vậy họ mong muốn trong gia đình có người giúp việc để đỡ đần các công việc nhà và mong muốn vợ chồng, con cái được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc, học tập mệt nhọc… Đồng thời có nhiều thời gian đi du lịch hơn, có thời gian quan tâm đến nhau hơn, và người phụ nữ không còn bị ép buộc, gắn với công việc nội trợ… Hay nói cách khác họ muốn hưởng thụ cuộc sống nhiều hơn, chăm lo cho bản thân nhiều hơn, sau khi đã cống hiến trí lực vào công việc xã hội, và họ cho rằng đấy mới là cuộc sống hiện đại. Ngược lại, chỉ có 5% nam giới ủng hộ mô hình này. Điều đó nói lên, nam giới vẫn mong muốn rằng các công việc nhà nên để bàn tay người phụ nữ - người vợ - người mẹ chăm lo.
Qua đó, ta thấy có sự khác biệt nhất định giữa nam và nữ trong ĐHGT về một mô hình gia đình hạnh phúc. Mà ở đó, nam giới thích được khẳng định bản thân trong mô hình gia đình hạt nhân; Trái lại, nữ giới thì lại mong muốn có một cuộc sống có thể gia đình truyền thống có người giúp việc hoặc ông bà ở cùng đó cũng là một giải pháp để chia sẻ các công việc nhà, dù công việc nhà không nhiều cần phải tỉ mỉ và cần mẫn đôi khi nữ giới hoàn thành các công việc xã hội đã là một việc vất
vả để hoàn thành các công việc nhà là một gánh nặng vì vậy có ông bà ở cùng có thể hiểu và chia sẻ một phần.
3.5.2. Định hướng giá trị của người đã lập gia đình và chưa lập gia đình về mô hình gia đình hạnh phúc
Đứng trước ĐHGT về một mô hình gia đình hạnh phúc, ta tự hỏi có sự giống và khác nhau giữa những người đã lập gia đình và những người chưa lập gia đình? Qua nghiên cứu, phân tích chúng tôi thấy rằng: Ở những người đã lập gia đình và những người chưa lập gia đình ta thấy có sự khác biệt tương đối rõ nét về một mô hình gia đình hạnh phúc. Điều đó thể hiện rõ trong biểu đồ sau:
28.2 50 10.30 7.5 61.5 42.5 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 GĐ hạt nhân GĐ mở rộng GĐ truyền thống