7. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Quan niệm của sinh viên đã tốt nghiệp ra trường về gia đình hạnh phúc
Gia đình hạnh phúc là một giá trị tinh thần, bởi vậy có rất nhiều quan niệm khác nhau. Hiện nay, SVĐTNRT có quan niệm như thế nào về một GĐHP? Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đưa ra câu hỏi: Theo anh/ chị thế nào là một gia đình hạnh phúc? Với cùng câu hỏi này trong phỏng vấn sâu, SVĐTNRT tự đưa ra ý kiến riêng của mình. Qua đó, chúng tôi thu được một số kết quả như sau:
Bảng 3.1: Quan niệm của SVĐTNRT về GĐHP
TT Kết quả chính Tỷ lệ (%)
1 Tình yêu chân thành, thủy chung 28
2 Đảm bảo kinh tế 30
3 Công việc ổn định 20
4 Con cái ngoan ngoãn 12
5 Sức khỏe, thu nhập và trình độ học vấn 10
6 Tôn trọng, trách nhiệm và thông cảm, công bằng 6
Thông qua bảng số liệu trên chúng tôi thấy: Một GĐHP là phải đảm bảo thỏa mãn các điều kiện vật chất, sinh hoạt của mỗi thành viên và của cả gia đình. Mỗi thành viên đảm nhận những vai trò, vị trí riêng trong gia đình và ngoài xã hội. Việc đảm nhận đó như thế nào? có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của gia đình, và có tác động không nhỏ tới bầu không khí tâm lý trong gia đình.
Có ý kiến cho rằng: “Một gia đình hạnh phúc trước tiên vợ chồng hiểu nhau, thông cảm và chia sẻ công việc, quan điểm cho nhau, biết giúp nhau những khó khăn, có những đứa con ngoan, khỏe mạnh, vâng lời, mỗi người đều có một công việc ổn định, có điều gì không phải nên chia sẻ thẳng thắn, giải quyết ngay không để tích tụ những vấn đề lại thành không hiểu nhau dẫn đến nghi ngờ, khó chịu”.
(nam nhân viên kinh doanh dược, đã lập gia đình)
Từ đó chúng ta thấy khi một thành viên nào đó trong gia đình không thực hiện, hay không nhận ra vị trí, vai trò, và chức năng của mình thì sẽ dẫn tới những mâu thuẫn, sự nghi kị, đố kị lẫn nhau trong gia đình, từ đó nảy sinh những bất hòa trong các mối quan hệ trong gia đình... làm tan vỡ hạnh phúc trong gia đình. Yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần, tình cảm hòa quện với nhau, chúng tác động qua lại với nhau trong thể thống nhất gia đình. Mọi thành viên trong gia đình luôn khỏe mạnh, bầu không khí tâm lý trong gia đình hài hòa, đầm ấm… là điều kiện tất yếu để tạo nên một GĐHP.
“Một GĐHP luôn có đầy ắp tiếng cười, khỏe mạnh cả về vật chất và tinh thần, mọi thành viên biết quan tâm, chăm sóc lẫn nhau, tôn trọng nhau”.
(nữ nhân viên sản xuất chương trình C & C, chưa lập gia đình)
Hay cũng có ý kiến khác cho rằng: “Một GĐHP là một gia đình mà mọi thành viên biết yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau, không bao giờ có tiếng cãi vã trong gia đình”.
(Nam nhân viên máy tính, chưa lập gia đình)
GĐHP là một gia đình được hình thành trên cơ sở tình yêu thương chân thành giữa các thành viên trong gia đình, và mong muốn được gắn bó, chia sẻ với nhau đến trọn đời. Trong gia đình các thành viên phải luôn yêu thương nhau, tôn trọng, chia sẻ với nhau… cùng bảo vệ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho mỗi người phát triển một cách hài hòa nhất, từ đó sẽ dẫn đến sự phát triển chung của cả gia đình, của toàn xã hội.
Có ý kiến cho rằng: “Một GĐHP phải có một tình yêu chân thành, thủy chung, có trình độ học vấn tương đương, đảm bảo về kinh tế, cả hai có công ăn việc làm ổn định, có những đứa con trai và con gái khỏe mạnh, ngoan ngoãn, học giỏi; vợ chồng tôn trọng lẫn nhau”.
(nam công chức nhà nước đã lập gia đình)
Hay cũng có ý kiến cho rằng “Một GĐHP trước hết phải dựa trên cơ sở tình yêu tự nguyện, có nền tảng kinh tế tương đối ổn định, đảm bảo cho cuộc sống”.
Thông qua bảng nghiên cứu chúng tôi nhận thấy SVĐTNRT có rất nhiều các ý kiến về gia đình hạnh phúc đã được đưa ra, có thể thấy rằng mỗi người đều có những cách nhìn nhận và quan điểm riêng. Nhìn chung phần lớn SVĐTNRT đều có quan niệm: trong một gia đình hạnh phúc cần có rất nhiều yếu tố, song về cơ bản cần phải đảm bảo hai yếu tố cốt lõi, đó là: yếu tố kinh tế, điều kiện vật chất; và yếu tố tình cảm, sự yêu thương, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình với nhau…
“Một gia đình hạnh phúc sẽ được tạo nên bởi rất nhiều yếu tố nhưng theo tôi chỉ nêu ra một vài yếu tố cơ bản sau: phải có tình yêu chân thành của cả hai vợ chồng; kinh tế ổn định, muốn có được điều này thì các thành viên phải có công ăn, việc làm ổn định; biết quan tâm, động viên, chia sẻ lẫn nhau; con cái được chăm sóc chu đáo và trưởng thành”…
(nam phóng viên đã lập gia đình)
Như vậy, SVĐTNRT đã thể hiện mức độ nhận thức khá đầy đủ, rõ ràng và sâu rộng về một cuộc sống gia đình hạnh phúc mà SVĐTNRT hướng tới. Đó là một đặc điểm nổi bật ở nhóm trí thức trẻ của đất nước, bởi họ là những người có trình độ, có tri thức; và hơn hết họ là nhóm xã hội có điều kiện tiếp thu và chọn lọc nhanh những nét văn minh của các nền văn hóa trên thế giới, đồng thời, cả sự tiến bộ của xã hội do chính họ tạo ra. Đây chính là một nét rất quan trọng một khi thế hệ trẻ chọn lựa và hiểu được một cách đầy đủ, sâu rộng vê GĐHP và từ đó cũng biết cách hướng tới một GĐHP đó không chỉ là một hành trang rất hữu ích cho mỗi cá nhân trên con đường tìm kiếm bến bờ hạnh phúc, mà còn góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi con người.
Dựa trên cơ sở kết quả bảng sử lý câu hỏi mở chúng tôi thấy rằng đa số SVĐTNRT cho rằng GĐHP cần có các yếu tố như tình yêu chân thành, chung thủy, yếu tố kinh tế đồng thời yếu tố phân công lao động trong gia đình và mong muốn về số con, giới tính của con. Đó là yếu tố nền tảng tạo nên gia đình hạnh phúc nên trong hướng phân tích phần sau chúng tôi tập trung đi sâu vào đó.