Định hướng giá trị của sinh viên đã tốt nghiệp ra trường về các yếu tố tạo nên

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị về gia đình hạnh phúc của sinh viên đã tốt nghiệp ra trường (Trang 51)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Định hướng giá trị của sinh viên đã tốt nghiệp ra trường về các yếu tố tạo nên

nên gia đình hạnh phúc

Gia đình hạnh phúc một khái niệm được nhắc đến rất nhiều đặc biệt trong xã hội ngày nay khi nam nữ bình quyền, hôn nhân có kết quả từ tình yêu, bạn trẻ tự do yêu đương tìm hiểu không như trước đây cha mẹ đặt đâu con ngồi ấy, chính vì vậy ngày nay khái niệm “gia đình hạnh phúc” được nhắc đên rất nhiều. Trước kia, hình ảnh “một túp lều tranh và hai trái tim vàng” là mơ ước về một gia đình hạnh phúc của rất nhiều người. Hình ảnh đó thể hiện rằng: cuộc sống gia đình của thời xưa đặc biệt chú trọng đến vấn đề tình cảm, họ cho rằng cuộc sống vật chất của gia đình thế nào cũng được, có thể giản dị “một túp lều tranh”, nhưng phải có “hai trái tim vàng” yêu nhau chân thành, luôn quan tâm giúp đỡ nhau… đó mới là một gia đình hạnh phúc. Nhưng trong thời đại ngày nay, hình ảnh “một túp lều tranh và hai trái tim vàng” có còn là niềm mơ ước về một ngôi nhà hạnh phúc của nhiều tri thức trẻ hay không? Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về quan niệm về gia đình hạnh phúc của SVĐTNRT – đội ngũ trí thức trẻ của đất nước hiện nay tại địa bàn thành phố Hà Nội.

Có rất nhiều yếu tố tạo nên một gia đình hạnh phúc, đôi khi nó thật giản đơn là vợ chồng con cái được “xum vầy” trong bữa cơm đoàn viên, hay là được nhìn thấy sự ra đời của những thành viên bé nhỏ trong gia đình, sự lớn lên, trưởng thành của con… đó là tùy thuộc vào quan niệm, cách nhìn nhận đánh giá của mỗi người về một gia đình hạnh phúc. Với mục đích tìm hiểu các yếu tố tạo nên gia đình hạnh phúc, mức độ ưu tiên các yếu tố đó, yếu tố nào là quan trọng nhất, chúng tôi đưa ra câu hỏi: Theo anh/ chị một gia đình hạnh phúc cần có những yếu tố nào? (Xếp theo thứ tự ưu tiên, phương án nào anh/ chị đồng ý nhất thì đánh số 1, tiếp theo là các số 2,3...7, 8). Các phương án trả lời gồm tám yếu tố khác nhau đã chọn lọc từ các ý kiến được SVĐTNRT cho là rất quan trọng và quan trọng để tạo nên một gia đình hạnh phúc. Trong phiếu điều tra những yếu tố mà chúng tôi đưa ra không sắp xếp theo thứ tự ưu tiên có sẵn để tránh gây nên sự định hướng có trước cho nghiệm thể. Cách tính điểm như sau: Yếu tố nào được ưu tiên quan trọng nhất có giá trị bằng một, quan trọng thứ hai có giá trị bằng 2… đến yếu tố thứ tám có giá trị bằng 8.

Sau đó tính điểm trung bình của từng yếu tố. Như vậy, giá trị trung bình của một yếu tố càng nhỏ thì càng thể hiện yếu tố đó có vị trí quan trọng. Sau khi điều tra, tổng hợp phân tích số liệu, chúng tôi thu được một số kết quả như sau:

Bảng 3.2: Mức độ ưu tiên các yếu tố tạo nên gia đình hạnh phúc

TT Các yếu tố Giá trị trung bình

(Ā)

1 Tình yêu chân thành, sự thủy chung 2.25

2 Đảm bảo về kinh tế 3.33

3 Bầu không khí hòa thuận, vui vẻ, quan tâm chăm sóc 3.52

4 Sức khỏe 3.55

5 Vợ chồng đều có công ăn việc làm ổn định 4.52

6 Con cái ngoan ngoãn, lễ phép 5.49

7 Dân chủ, bình đẳng 6.19

8 Trình độ học vấn 6.80

Trước hết cần phải khẳng định rằng, tất cả tám yếu tố trên đều đóng vai trò quan trọng, chúng không tồn tại một cách độc lập mà kết hợp với nhau, hội tụ với nhau trong một “thiết chế” gia đình. Sự phát triển và gắn kết giữa các yếu tố đó có ảnh hưởng to lớn đến một gia đình hạnh phúc. Trong cuộc điều tra mẫu của chúng tôi, thì tám yếu tố trên là những yếu tố được khách thể lựa chọn là rất quan trọng và quan trọng. Tuy nhiên, để biết yếu tố nào được đánh giá là quan trọng hơn cả, chúng tôi đi tìm hiểu thứ tự ưu tiên các yếu tố mà SVĐTNRT lựa chọn. Qua bảng trên về giá trị trung bình ta thấy, yếu tố tình yêu thương chân thành, thủy chung có giá trị trung bình nhỏ nhất, thể hiện mức độ rất quan trọng, được ưu tiên hàng đầu dành cho phương án này. Tiếp sau đó là nhóm các yếu tố về kinh tế, sức khỏe tốt cho mỗi thành viên trong gia đình và bầu không khí vui vẻ, hòa thuận, sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Cuối cùng là nhóm ít quan trọng hơn so với các nhóm trên đó là vợ chồng đều có công ăn việc làm ổn định, con cái lễ phép, kính trọng bề trên. Sự

dân chủ, bình đẳng và trình độ học vấn là hai yếu tố có mức độ ưu tiên thấp nhất so với các yếu tố trên.

2.25 3.33 3.52 3.55 4.52 4.59 6.19 6.8 0 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 8 Các yếu tố Giá trị trung bình

Biểu đồ 3.2. Mức độ ưu tiên các yếu tố tạo nên gia đình hạnh phúc

Để làm rõ vấn đề này hơn chúng tôi sử dụng câu hỏi mở “theo anh, (chị) để đảm bảo gia đình hạnh phúc thì cần yếu tố nào”. Kết quả cho thấy có đến 50% SVĐTNRT cho rằng GĐHP thì cần có tình yêu thương chân thành, thủy chung. Và 25% số khách thể cho rằng GĐHP cần có kinh tế ổn định, con cái ngoan ngoãn và gia đình yêu thương hòa thuận.

Gia đình hạnh phúc là một giá trị mà bất kể vĩ nhân hay người bần nông đều cố gắng đạt được. Cần nhận thức rõ rằng, quan hệ giữa các thành viên gia đình không đơn giản là quan hệ giữa các công dân (mặc dù có bao hàm quyền lợi và nghĩa vụ công dân theo luật pháp nhà nước). Đó còn là những quan hệ bắt nguồn từ những liên hệ máu mủ, ruột thịt được hình thành trên cơ sở tình và nghĩa, trong sự đùm bọc và hy sinh cho nhau giữa các thành viên, nhằm vun đắp cho sự êm ấm và hòa thuận của gia đình. Đó là những quan hệ được xây dựng từ sự hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích gia đình, không có sự so đo, tị nạnh hơn kém, được thua giữa các

thành viên, mà là sự nhân nhượng và tha thứ cho nhau, “chín bỏ làm mười”. Trong gia đình, khi gặp mâu thuẫn, người ta không đem những điều khoản của pháp luật ra đấu lý, mà vận dụng tình và nghĩa để thu xếp cho ổn thỏa.

Đến nay, dù cấu trúc gia đình Việt Nam có nhiều thay đổi, gia đình 2 thế hệ là phổ biến, các hình thức tổ chức gia đình cũng rất đa dạng, nhưng hơn bao giời hết, chúng ta cần tiếp tục vun trồng, nuôi dưỡng, phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình truyền thống. Đó là đức từ của cha mẹ đối với con cái, đạo hiếu của con cái với cha mẹ, lòng biết ơn ông bà, tổ tiên. Đó là lòng chung thuỷ giữa vợ và chồng, sự nhường nhịn lẫn nhau giữa anh chị em một nhà. Gia đình sống với nhau có nghĩa, có tình, êm ấm, thuận hòa. Truyền thống coi trọng hôn nhân và gia đình cần được tiếp tục đề cao, gìn giữ, không chạy theo những kiểu sống tự do, tạm bợ giữa nam nữ, hay quái dị như đồng tính luyến ái.

Qua đó ta thấy hai yếu tố tình yêu thương chân thành, thủy chung và sự đảm bảo về kinh tế là hai yếu tố nền tảng quan trọng nhất trong tất cả các yếu tố khác để tạo nên một gia đình hạnh phúc (điều này được chứng minh cụ thể trong phần tiếp theo). Nếu nền tảng này vững chắc, nó sẽ là tiền đề cho các yếu tố khác phát triển theo, cũng như nhu cầu của con người sẽ được thỏa mãn (như nhu cầu sinh lý nhu cầu an toàn, nhu cầu được yêu thương, được chấp nhận, qua đó, cũng thể hiện được nhu cầu khẳng định bản thân và tự thể hiện bản thân của mỗi cá nhân). Có sự đảm bảo về tình yêu thương, kết hợp với sự đảm bảo về kinh tế là tiền đề cho các yếu tố khác được duy trì và phát triển như: yếu tố bầu không khí trong gia đình, sức khỏe của mỗi thành viên, có điều kiện quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái một cách toàn diện nhất… nếu yếu tố tình yêu thương, sự chung thủy, và đảm bảo về kinh tế là những điều kiện cần thì các yếu tố còn lại (bầu không khí tâm lý trong gia đình, sức khỏe, sự bình đẳng, dân chủ trong gia đình) là điều kiện đủ để tạo nên một gia đình hạnh phúc.

Nhìn vào bảng kết quả trên chúng tôi nhận thấy để có GĐHP là kết quả của nhiều yếu tố, mặc dù vẫn có những yếu tố mà SVĐTNRT đưa ra là quan trọng nhất là quan trọng nhất, cơ bản nhất là yếu tố tình yêu thương, sự chung thủy và yếu tố

đảm bảo về kinh tế, vật chất trong gia đình. Các yếu tố khác là những điều kiện đủ để góp phần xây dựng nên một gia đình hạnh phúc.

Một phần của tài liệu Định hướng giá trị về gia đình hạnh phúc của sinh viên đã tốt nghiệp ra trường (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)