Hình tượng người phụ nữ dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Truyện ngắn về đề tài dân tộc miền núi phía Bắc (Qua các tác phẩm của Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Huy Thiệt (Trang 58)

2. 1 Thế giới thiên nhiên

2.2.3Hình tượng người phụ nữ dân tộc thiểu số

Nữ nhà văn Đỗ Bích Thúy đã từng tâm sự: "...Tại sao tôi cứ viết về đàn bà, với những cuộc đời rủi ro và số phận nghiệt ngã, với những cái

bướu xấu xí và tấm lưng còng gập? Tại sao những người đàn bà của tôi khi nào cũng phải sống trong những nỗi khát khao lớn hơn dãy Tây Côn Lĩnh, sâu hơn đáy sông Lô - những nỗi khát khao không gì nhấn chìm được, cũng không cách gì đạt tới được? Những cuộc đời đầy âu lo, những năm tháng luôn phải đối mặt với thiên nhiên khốc liệt, cõi đời trắc trở, tình yêu mong manh... Tại sao vậy? Phải chăng vì, như một người đã nói với tôi: Cuộc đời đàn bà buồn nhiều hơn vui, lo âu nhiều hơn mãn nguyện? Phải chăng vì, trời sinh ra đàn bà để chẳng sống mấy cho mình? Cuốn sách này tôi vẫn dành cho những người đàn bà. Người đã án ngữ trong kí ức của tôi về vùng đất thân yêu bạt ngàn cây rừng, hoang vu gió, tầm tã mưa, sôi sùng sục nước dưới những dòng sông ngoằn ngoèo cuộn chảy…".

Tiếng đàn môi sau bờ rào đá là một câu chuyện có thực, kể về một người phụ nữ Mông không con tên là May đã nuôi những đứa con riêng của chồng. Pao là một trong những đứa con riêng đó. Nguyên mẫu của nhân vật Pao là một người bạn rất thân của chị hồi nhỏ - tên là Thương, các chị chơi với nhau từ bé. Lúc nhỏ chị cũng không để ý gì đến chuyện này, sau này nghĩ lại, chị mới tự hỏi tại sao một người phụ nữ lại có thể hy sinh nhiều đến thế. Ngày xưa chị đã thấy những người vợ không sinh được con vẫn có thể tự tay cưới vợ hai cho chồng mình, nhưng chuyện nuôi từng con riêng cho chồng thì chưa từng thấy. Trong phim Chuyện của Pao người mẹ cả chỉ nuôi hai đứa con, nhưng thực tế ngoài đời bà đã nuôi tới năm đứa: Thương, Anh, Hiếu, Bằng, Thắng. Người đàn ông tên là Trú, trong nhà của ông có hai cái buồng, mỗi người vợ một buồng. Đứa trẻ nào sinh ra cũng lần lượt được người vợ cả chăm bẵm. Người vợ hai - mẹ đẻ của bọn trẻ sau này bỏ đi đâu đó và đã chết. Chị chỉ còn ấn tượng về bà May, một người phụ nữ Mông truyền thống, tận tuỵ với gia đình, khéo tay và hay làm những loại bánh rất ngon. Đặc biệt, chị rất nhớ những chiếc bánh khảo bà May hay làm vào dịp Rằm tháng bảy cho bọn trẻ, thế nào bà cũng phần cho chị một hai chiếc. Nơi đây không xa thị xã Hà Giang nhưng việc làm cũng không có gì ngoài việc đồng áng. Đứa trẻ này sinh ra chưa kịp lớn thì bà

May đã lại phải bế ẵm một đứa trẻ mới ra đời. Trong một gia đình đông con và gia cảnh rất nheo nhóc nên lũ trẻ không được chăm sóc chu đáo. Họ sống rất khổ cực và vất vả. Vì vậy chị cũng thường mang cho chúng quần áo cũ. Hình ảnh của Thương trong chị khi đó là một cô bé gày guộc với vẻ mặt buồn bã.

Sau khi người vợ hai qua đời, ông Trú và bà May đưa bọn trẻ lên Mèo Vạc tìm cách sinh sống. Rồi ông Trú cũng qua đời vì bệnh xơ gan cổ chướng cách đây mười năm. Bà May tiếp tục dắt díu từng ấy đứa trẻ lê la hết nơi này đến nơi khác. Sau đó, nhờ có một người họ hàng thương hoàn cảnh bà May đã giúp cho những đứa trẻ được đi học ở trường nội trú. Nhưng dường như cái nghèo khó đã ăn sâu vào cuộc sống của họ khiến không đứa trẻ nào đủ vững tâm để học hành. Chúng lần lượt bỏ học, lập gia đình sớm và đều sống rất vất vả. Buồn hơn nữa là dịp chị mới về lại Hà Giang, nghe tin vợ chồng Thương mới mất một đứa con trai, đứa bé bị chết đuối. Nhưng buồn nhất là bà May nói với chị là những đứa con đã không đối xử tốt với bà. Đành rằng, trong năm đứa con cũng có đứa thương bà, nhưng có thể cũng do hoàn cảnh quá khó khăn làm đầu óc người ta kém minh mẫn và cũng khó yêu thương người khác. Những đứa con nói rằng vì không phải là mẹ đẻ chúng nên chúng không cần đối tốt với bà May. Bà rất buồn vì những đứa con không có tình cảm với mình. Đó là một sự thật đau lòng. Nhưng may mắn là bà May buồn đấy rồi lại vui ngay. Là một người phụ nữ Mông điển hình nhất, bà đã tận tuỵ và sống hết mình, người phụ nữ Mông sống mãnh liệt, yêu tận ghét cùng và đã hy sinh thì không hề hối tiếc.

Thông qua các truyện ngắn, các nhà văn đã phác họa được chân thực, sinh động chân dung và tâm hồn của những người phụ nữ miền núi. Tâm hồn họ chính là sự phản chiếu nét mộc mạc, chân chất, giản dị mà đàm thắm của núi rừng, làng bản.

Người phụ nữ vùng cao được miêu tả với vẻ đẹp thuần khiết, nguyên sơ, khỏe khoắn, hồn nhiên với tâm hồn trong sáng, bình dị cùng với tình yêu đắm say và khát vọng cháy bỏng là xây dựng một gia đình hạnh phúc.

Phụ nữ vùng cao là người giữ lửa cho những ngôi nhà sàn, lao động chính để nuôi gia đình, chăm sóc chồng con, cha mẹ nhưng chính họ lại là nạn nhân trực tiếp chịu nhiều thiệt thòi nhất của những hủ tục lạc hậu, những sự thiếu hiểu biết, sự bất bình đẳng trong gia đình.

Số phận bất hạnh của những phụ nữ dân tộc đẹp người, đẹp nết luôn là tâm điểm khai thác của các tác giả.

2.3 - Những đặc trƣng văn hóa, phong tục

2.3.1 - Sự tương tác giữa văn hóa - văn học

Nội hàm của khái niệm “văn hóa” theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, những đặc trưng của văn hóa tộc người. Hiểu theo nghĩa rộng, văn hóa là tổng thể những thành tựu, những giá trị vật chất và tinh thần do các cộng đồng dân tộc sáng tạo ra trong quá trình cải tạo tự nhiên và phát triển xã hội, nhằm đảm bảo nhu cầu cuộc sống con người. Dân tộc học chia văn hóa thành ba loại: văn hóa vật chất (bao gồm công cụ sản xuất, phương tiện đi lại, làng mạc, nhà cửa, quần áo, giày dép, đồ trang sức, các thức ăn, thức uống...); văn hóa xã hội (bao gồm các thiết chế xã hội: hôn nhân, gia đình, dòng họ, làng bản và mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng); văn hóa tinh thần (bao gồm các tri thức khoa học, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, văn học nghệ thuật dân gian...). GS. Phan Ngọc đã thống kê được gần 400 định nghĩa khác nhau về văn hóa.

Chính từ đặc trưng văn hóa, các thuộc tính của văn hóa, văn học, có thể xem xét mối quan hệ giữa chúng ảnh hưởng và tác động qua lại với nhau như thế nào. Văn học là một bộ phận của văn hóa, nằm trong văn hóa vì thế chịu sự chi phối của văn hóa. Những nhân tố như: ngôn ngữ, hoạt động kinh tế, lao động sản xuất, ăn, mặc, ở, đi lại, sự phát triển của khoa học kỹ thuật... đều là điều kiện quan trọng trong môi trường nảy sinh, hình thành những tác phẩm văn học. Henrich Haine có lý khi cho rằng: Cũng

như thần Ăngtê vô địch chừng nào bàn chân còn chạm đất mẹ và sẽ kiệt sức khi bị Hecquyn lôi nhấc bổng lên khỏi mặt đất. Nhà văn cũng chỉ mạnh và dũng cảm chừng nào mà còn gắn với mảnh đất thực tại nhưng sẽ trở nên bất lực khi rời khỏi vùng đất của mình. Văn học khám phá đời sống, do vậy những thông tin, đặc điểm thuộc về văn hóa sẽ đi vào những trang viết một cách tự nhiên. Những nhân tố đó cũng đóng vai trò định hướng, gợi mở cho văn học, vì khi văn hóa thay đổi thì dĩ nhiên sẽ kéo theo sự thay đổi của văn học...

M.Bakhtin cho rằng: “Văn học là một bộ phận không thể tách rời khỏi văn hóa, không thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa một thời nó tồn tại. Không được tách nó khỏi các bộ phận khác của văn hóa, cũng như không được như người ta vẫn làm là trực tiếp gắn nó với các nhân tố xã hội, kinh tế vượt qua đầu văn hóa. Những nhân tố xã hội kinh tế tác động tới toàn bộ văn hóa nói chung và chỉ thông qua văn hóa, cùng văn hóa mới tác động được tới văn học”. Văn hóa có khả năng quyết định sự phát triển của văn học trong một giới hạn, một mức độ nhất định. Ngược lại, sự tác động ảnh hưởng trở lại với văn hóa của văn học cũng không nhỏ. Cái đẹp trong văn học bắt nguồn từ cái đẹp trong cuộc sống nhưng quan trọng không kém là bắt nguồn từ cái đẹp trong tâm hồn người nghệ sĩ. “Nghệ thuật là công cụ để hiểu biết, để khám phá và sáng tạo thực tại xã hội”. Khi sáng tạo một tác phẩm văn học, chất liệu là từ cuộc sống, nhưng mục đích chính là để hướng tới cái chân - thiện, mỹ, những trang viết ấy có khả năng bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn con người. Một tác phẩm có thể nói đến cái tốt, ngợi ca một tục lệ tốt đẹp, xây dựng hình ảnh một con người đẹp, cũng có thể khắc họa những điều xấu, nhưng không thôi thúc, không đồng tình cho cái xấu phát triển. Ý nghĩa nhận thức, giáo dục và tác động trở lại xã hội được hình thành một cách gián tiếp mà không kém phần mạnh mẽ...

Văn hóa Việt Nam ta thống nhất trong đa dạng, phát triển theo con đường dung hợp từ nhiều nền văn hóa khác nhau, đây cũng là một đặc điểm

mang tính quy luật trong giao lưu văn hóa. Nhưng cái quan trọng là phải giữ được cái cốt lõi, cái bản sắc, đặc trưng của dân tộc mình. Đất nước ta có 54 dân tộc anh em cùng hài hòa, đan xen chung sống như những hoa văn rực rỡ sắc màu tựa trên một tấm dệt thổ cẩm. Ở đó có hàng ngàn, hàng vạn thành tố văn hóa của mỗi dân tộc, đó là lịch sử, ngôn ngữ, hoạt động kinh tế, các phong tục, tập quán... Các nhà văn đã khám phá đời sống ấy, dùng chất liệu ngôn từ để tạo nên các tác phẩm văn học, rồi từ đó, những tác phẩm ấy lại đi đến người tiếp nhận, sống đời thứ hai của nó, lan tỏa và trở lại với những tâm hồn, làm giàu có, phong phú thêm cuộc sống...

2.3.2 - Bức tranh về môi trường sống

Đề tài miền núi đã xuyên suốt trong tất cả các sáng tác của hai nhà văn Cao Duy Sơn và Đỗ Bích Thúy. Nhà văn Đỗ Bích Thúy đã lý giải điều đó: “Sở dĩ tôi không ngừng viết về miền núi vì đó là mảnh đất của tôi, mỗi khi viết về nó, đắm chìm trong thế giới ấy, tôi lại như người đi xa được trở về nhà, nhìn thấy đàn gà khi mình đi thì mới nở, và khi mình về thì chúng đã trở thành những chú gà trống sặc sỡ. Cái tâm trạng ấy, nói thực lòng, tôi chưa bao giờ cảm thấy khi viết về một đề tài khác, mảnh đất khác. Điều này một phần được chứng thực từ người đọc, họ cũng nói rằng, khi tôi viết về miền núi, tôi chính là mình...” [11].

Còn với nhà văn Cao Duy Sơn là một người con của dân tộc Tày ở Cô Sầu, Trùng Khánh, Cao Bằng. Có lẽ, xuất thân của một người con sau bao năm xa cách đã làm nên một Cao Duy Sơn thành thực và đầy tình cảm: “Điều đó là lẽ đương nhiên, bởi với tôi viết văn giống như một cuộc viễn du về cội nguồn,cuộc viễn du về xứ sở mình sinh ra, lớn lên và trưởng thành...”.Cao Duy Sơn sinh ra và lớn lên ở thị trấn Cô Sầu (Cao Bằng), cha là người Kinh, mẹ là người Tày. Mọi ấn tượng, kỷ niệm, ký ức của ông đều gắn bó với mảnh đất này và cứ đầy lên mãi, tự một lúc nào đó thì "bung" ra. Tiểu thuyết, truyện dài, ngắn của ông đều bắt nguồn từ nơi ấy, nhưng tất nhiên không gian mỗi truyện mở rộng khác nhau. Bên cạnh đó, thiết nghĩ mỗi người sáng tác đều có đất của mình

Đỗ Bích Thúy có khả năng viết truyện về cảnh sinh hoạt truyền thống của người miền cao một cách tài tình. Không truyện nào là không kể về cách sống, lối sinh hoạt, nết ăn nết ở và cả cảnh sinh hoạt lễ hội, phong tục tập quán. Truyện nào cũng hay cũng mới, cũng lạ mặc dù tác giả không hề cố ý đưa vào những chi tiết lạ. Thế mà đọc đến đâu ta cũng sững sờ và bị chinh phục bởi những chi tiết rất đặc sắc chỉ người miền cao mới có. Con bìm bịp uống rượu cùng lão già say thuốc phiện. Đêm nào hai "nhân vật" ấy cũng cùng uống cùng hút và cùng say... Chàng trai si tình đêm đêm ngồi trên phiến đá gần nhà cô gái đợi trăng lên. Trăng lên cùng với tiếng khèn lá, một đêm, hai đêm, ba bốn năm đêm, bảy đêm...chín đếm. Lá chất lên đầy phiến đá mà người tình vẫn không ra khỏi nhà... Thú thực đọc xong tôi cứ ngẩn ngơ vì sự tinh tế và vẻ đẹp "hoành tráng" của đêm miền cao, của cái sự yêu đương gian truân mà quyến rũ, của sự vật mình sinh nở của thiên nhiên, của tình yêu thiên nhiên, tình cảm sâu nặng đầy huyền hoặc của những con người bình dị. Dường như họ chính là hiện thân của thiên nhiên. Thiên nhiên và con người hoà quyện vào nhau tạo nên vẻ đẹp thần kỳ. Đỗ Bích Thúy viết về mình, về chính cái sự trở về của mình. "Nửa đêm. Tôi giật mình tỉnh dậy mới biết là mình mơ. Tôi cảm thấy có ai đó mơn man những ngón tay mềm lên mặt mình. Ra là ánh trăng. Trăng cuối tháng lên muộn, mới đang chỉ lấp ló trên đỉnh Thúng Khiếu, lọt những tia sáng ngả xanh trên vách nứa. Gió vẫn rít lên khe khẽ, trăng càng sáng thì trời càng thêm lạnh. Mùi thuốc nam còn tươi bà tôi đem phơi sương bay vào dễ chịu….Giữa sân, bếp lửa vẫn còn ấm sực nhờ hai gộc củi chụm vào nhau đang ngun ngún cháy không thành ngọn. Trong gia đình người Tày lửa không bao giờ được tắt. Khi nào bếp không có lửa ắt là điềm gở. Người già chọn con dâu, chỉ cần nhìn cách chụm lửa, cách đun bếp là đủ biết có khéo có đảm hay không"...

Rồi:

“… Ở rừng, mùa mưa thường đến sớm. Trên này mưa chán chê rồi mà dưới xuôi có khi vẫn còn khô hạn. Trước mùa mưa, cua bò lổm ngổm từ suối

lên, sáng ra thấy cua bậu kín cả chân cầu thang, ấy là lúc ngô lúa, đậu lạc phải mau mau mang về. Biết vậy mà hầu như năm nào cũng có những thửa ruộng chưa kịp thu hoạch chỉ vì con lũ tràn về nhanh quá… [62, tr.76]. Những đoạn văn hay như thế, giản dị như thế tràn ngập trong tập truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của Đỗ Bích Thúy.

Ðời sống vùng cao trong những chuyển đổi trước tác động của cuộc sống thành thị thời hiện đại cùng nền kinh tế thị trường với cả mặt tích cực và tiêu cực đã ít nhiều được phản ánh trong truyện ngắn của Ðỗ Bích Thúy. Những chàng trai, cô gái miền xuôi lên "cắm bản" dạy chữ cho đồng bào. Phong trào xây dựng bản làng văn hóa mới. Ðiện về, thị trấn mới hình thành, hàng quán và cả những tệ nạn... Tất cả đã hiện hình, tác động lên nếp sống, nếp nghĩ trầm tĩnh bao đời của con người vùng cao. “Thị trấn”, “Ngoài cửa trời chưa sáng”, “Mặt trời lên quả còn rơi xuống”, “Con dê bốn mắt”... là những truyện miêu tả khá sinh động về những chuyển đổi đó. Và nổi bật lên trong mỗi hoàn cảnh, ở những môi trường sống nhiều thử thách khác nhau là hình ảnh những con người luôn khát khao tình yêu, khát khao được sống, lao động, đóng góp sức mình xây dựng, gìn giữ vẻ đẹp, sự bình

Một phần của tài liệu Truyện ngắn về đề tài dân tộc miền núi phía Bắc (Qua các tác phẩm của Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Huy Thiệt (Trang 58)