Tính chất cốt truyện

Một phần của tài liệu Truyện ngắn về đề tài dân tộc miền núi phía Bắc (Qua các tác phẩm của Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Huy Thiệt (Trang 76)

3. 1 Kết cấu

3.1.3 Tính chất cốt truyện

Ở Việt Nam, truyện ngắn đã có lịch sử phát triển lâu dài. Tuy nhiên, truyện ngắn mang dấu hiệu hiện đại chỉ thực sự ra đời ở đầu thế kỉ XX, gắn với sự xuất hiện, nở rộ của báo chí và các hoạt động xuất bản...

Lâu nay, dấu hiệu hiện đại của truyện ngắn chủ yếu được phân tích qua những phương diện: chủ đề tư tưởng, nhân vật, ngôn ngữ… trong khi nghệ thuật trần thuật nói chung, nghệ thuật xây dựng cốt truyện và kết cấu nói riêng – những yếu tố quan trọng tạo nên sự biến đổi theo hướng hiện đại của truyện ngắn đương đại chưa được quan tâm khảo sát một cách toàn diện.

Khi xem xét các truyện ngắn của 3 tác giả Cao Duy Sơn, Nguyễn Huy Thiệp, Đỗ Bích Thúy về đề tài dân tộc miền núi phía Bắc, có thể nhận thấy đặc điểm lớn của nó là sự đan xen cũ - mới trong nghệ thuật trần thuật mà cốt truyện - kết cấu là những phương diện thể hiện rất rõ điều đó.

Tài năng xây dựng cốt truyện của các nhà văn thể hiện tính đa dạng, phong phú với quy mô và dung lượng phản ánh khác nhau. Có những cốt truyện mang qui mô phản ánh rộng lớn nhưng cũng có những cốt truyện chỉ phản ánh những lát cắt nhỏ của cuộc sống thông qua ngòi bút sáng tạo linh hoạt của nhà văn.

Cốt truyện của nhiều tác phẩm thu hút người đọc không phải ở số đông nhân vật hay lắm sự kiện mà nó lại là những câu chuyện đơn giản tựa các vấn đề được bứng ra từ đời sống hàng ngày tại các bản làng.

Đặc biệt, các thành phần trong cốt truyện từ mở đầu, diễn biến đến kết thúc đều xảy ra tự nhiên phù hợp với logic của đời sống.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn về đề tài dân tộc miền núi phía Bắc (Qua các tác phẩm của Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Huy Thiệt (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)