Cơ sở điều chỉnh ODA của Nhật Bản trong thế kỷ XXI

Một phần của tài liệu Viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản cho các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 50)

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Nhật Bản với sự phát triển kinh tế lớn mạnh của mình đã bắt đầu tăng cƣờng quan hệ đối tác với các nƣớc láng giềng nhằm nâng cao tầm ảnh hƣởng của mình trong khu vực, nâng cao vị thế chính trị của một đất nƣớc có sức mạnh kinh tế nhƣng vai trò chính trị mờ nhạt. Với sự năng động của mình, các nƣớc Đông Nam Á nhanh chóng phát triển kinh tế, một số nƣớc trở thành các hiện tƣợng thu hút sự quan tâm của thế giới. Đó là sự xuất hiện các nền kinh tế phát triển – những “con rồng Châu Á”: Singapore, Đài Loan… Sự phát triển nhanh chóng của các nƣớc Đông Nam Á cùng với Trung Quốc đe doạ tới vai trò đầu tầu kinh tế của Nhật Bản trong khu vực. Trƣớc tình hình đó, Nhật Bản đã có sự thay đổi về chính sách kinh tế trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có viện trợ phát triển chính thức ODA.

a. Bối cảnh thế giới

Trong hơn một thập kỷ qua, sự thay đổi của bối cảnh khu vực và quốc tế khiến cho Nhật Bản phải có những điều chỉnh chính sách kinh tế nói chung và chính sách ODA nói riêng phù hợp với bối cảnh chung cũng nhƣ thực trạng nền kinh tế Nhật Bản.

Chiến tranh lạnh kết thúc, môi trƣờng quốc tế có những sự thay đổi lớn, thế cân bằng chiến lƣợc nửa cuối thế kỷ XXI giữa hai cực Xô - Mỹ bị phá vỡ, Mỹ trở thành siêu cƣờng duy nhất trên thế giới. Mỹ đã lợi dụng cơ hội hiếm có này để xây dựng một “thế giới đơn cực” do Mỹ lãnh đạo. Để thực hiện mục tiêu trên, Mỹ thậm chí bất chấp Liên Hợp Quốc, bất chấp luật pháp quốc

tế và sự phản đối của cộng đồng quốc tế để phát động các cuộc chiến tranh đối với các nƣớc: Afganistan, Iraq… đe doạ đến hoà bình, an ninh trong khu vực và quốc tế.

Các nƣớc lớn khác, vì những lợi ích riêng đã không liên kết và hợp tác chặt chẽ với nhau để phản đối chính sách chiến tranh của Mỹ. Hơn nữa, sự kiềm chế đa cực của các nƣớc lớn trong khu vực chƣa đủ mạnh để có thể cạnh tranh và cân bằng quyền lực với Mỹ. Sau chiến tranh lạnh, mâu thuẫn giữa các nƣớc lớn không lấy đối kháng làm mục tiêu, lại có xu hƣớng đi tìm sự hợp tác, thậm chí còn thoả hiệp và nhân nhƣợng lẫn nhau. Sự tan rã của Liên Xô và các nƣớc Đông Âu đã làm cho tính chất đối kháng giữa các trung tâm quyền lực giảm đi, xung đột và chiến tranh chỉ mang tính khu vực với quy mô không lớn. Bên cạnh sự thay đổi của thế giới còn có các vấn đề khác nhƣ tham vọng và tranh chấp ảnh hƣởng của các nƣớc lớn, cạnh tranh về lợi ích giữa các nƣớc nhỏ cũng tăng lên. Xu hƣớng toàn cầu hoá, khu vực hoá cũng có tác động không nhỏ tới sự hợp tác quốc tế và khu vực. Kinh tế trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, để hoà nhập với nền kinh tế thế giới ngày càng mở rộng trên quy mô toàn cầu, các nƣớc dù lớn hay nhỏ, phát triển hay kém phát triển đều phải tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá hiện nay. Ngoài ra, hàng loạt các vấn đề nhƣ nghèo đói, bệnh tật, các vấn đề dân tộc, tôn giáo, chủ nghĩa cực đoan và khủng bố quốc tế, vấn đề môi trƣờng… liên tục diễn ra khiến cho tình hình thế giới và khu vực càng phức tạp và bất ổn. Các vấn đề này đòi hỏi phải có sự hợp tác trên quy mô toàn cầu mới có thể giải quyết đƣợc. Do đó, sự hợp tác trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực hiện nay của các quốc gia là hoàn toàn tất yếu.

Trƣớc những thay đổi lớn của thế giới, nhu cầu liên kết, hợp tác của các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á ngày càng gia tăng. Đông Nam Á bao gồm các nƣớc nhỏ, kinh tế kém phát triển so với các nƣớc khác. Vì vậy, để nhanh chóng bắt kịp với sự thay đổi mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá, các nƣớc Đông Nam Á cần phải đoàn kết, tăng cƣờng quan hệ hợp tác với nhau, nhất là các nƣớc trong khối ASEAN. Khu vực Đông Nam Á - Châu Á - Thái Bình Dƣơng là địa bàn tranh giành ảnh hƣởng và lợi ích giữa các nƣ- ớc lớn. Các thế lực hiếu chiến đang điều chỉnh chiến lƣợc nhằm tăng cƣờng dính líu, củng cố, mở rộng liên minh, xây dựng cơ chế hợp tác ở khu vực này. Đặc biệt là thông qua hàng loạt các hội nghị đƣợc tổ chức tại khu vực, nhiều nƣớc đã tìm cách lôi kéo tranh thủ các nƣớc ASEAN. Bên cạnh đó, sự phát triển của khối ASEAN đã khiến cho vai trò của ASEAN cũng nhƣ của từng nƣớc thành viên đƣợc nâng cao hơn trên trƣờng quốc tế. Tiếng nói của ASEAN ngày càng có trọng lƣợng trong các vấn đề quốc tế và khu vực. Các hoạt động đƣợc tổ chức thành công tại các nƣớc ASEAN nhƣ ASEAN + 3, AIPO, ARF, APEC, ASEM… đã làm cho sự hợp tác kinh tế – chính trị – an ninh ở khu vực Đông Nam Á đƣợc thúc đẩy mạnh mẽ. Môi trƣờng quốc tế và khu vực sau chiến tranh lạnh vừa có lợi, vừa có thách thức đối với các nƣớc. Xu thế đối thoại, hợp tác và phát triển trong khu vực đang tăng lên làm cho quan hệ ASEAN – các nƣớc và các khu vực ngày càng trở nên quan trọng.

Sự phát triển của khu vực Đông Nam Á một phần do tính năng động của nền kinh tế các nƣớc, một phần do các nguồn đầu tƣ, viện trợ từ nƣớc ngoài đổ vào khu vực này. Trong đó, có nguồn vốn ODA của Nhật Bản, nguồn vốn ODA này dành cho Đông Nam Á chiếm phần lớn so với các khu vực khác trên thế giới.

Trong khu vực Châu Á nói riêng và trên thế giới nói chung, Nhật Bản là một cƣờng quốc kinh tế đã trải qua nhiều năm phát triển thần kỳ trƣớc thập

kỷ 90 của thế kỷ XX khiến cho cả thế giới khâm phục. Nhiều nƣớc Châu Á phấn đấu noi theo mô hình kinh tế Nhật Bản, trong đó có một số nƣớc và lãnh thổ Đông Á đã nhanh chóng trở thành con rồng, con hổ kinh tế chỉ trong vòng 2 – 3 thập niên.

Thế nhƣng, trong suốt cả thập niên 90 của thế kỷ XX vừa qua, kinh tế Nhật Bản hầu nhƣ đã lâm vào suy thoái kéo dài. Dù từ năm 1999 đến nay, tuy đã có dấu hiệu phục hồi nhƣng còn rất chậm chạp, không vững chắc.

Bảng 4:TỐC ĐỘ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ NHẬT BẢN 2000 - 2006

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

GDP (%) 1,2% -0,2 0,9 2,7% 1,4% 2,5% 2%

Nguồn: [49, 24].

Chính vì thế, đã có không ít ý kiến cho rằng mô hình Nhật Bản đã hết thời, thâm chí coi sự suy thoái là “cái chết đau đớn của mô hình Nhật Bản…”. Các ý kiến này càng đƣợc củng cố thêm khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Đông Á năm 1997 – 1998, nền kinh tế Nhật Bản cũng lâm vào cuộc khủng hoảng khá trầm trọng [6,10].

Sự phát triển không ổn định đƣợc coi là đặc trƣng cơ bản nhất của nền kinh tế Nhật Bản những năm 90 thế kỷ XX. Khởi đầu sự phát triển đó đƣợc đánh dấu bởi sự đổ vỡ của nền kinh tế bong bóng Nhật Bản vào đầu thập niên 90. Tăng trƣởng kinh tế (GDP) của Nhật Bản trong những năm 90 hầu nhƣ đã suy giảm liên tục với động thái tăng trƣởng chậm chạp và thất thƣờng, có thể phân chia thành các giai đoạn sau:

- Từ 1990 - 1993: động thái tăng trƣởng kinh tế bắt đầu suy giảm liên tục: 5,5%; 2,9%; 0,4% và 0,3%.

- Từ năm 1994 – 1996: động thái tăng trƣởng kinh tế có dấu hiệu phục hồi trở lại: 0,6%; 1,4% và 2,9%.

- Từ năm 1997 – 1998: lâm vào khủng hoảng khá trầm trọng. Khủng hoảng kinh tế Nhật Bản đƣợc gắn liền với ảnh hƣởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính – tiền tệ Đông Á trong hai năm này. Lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, kinh tế Nhật Bản tăng trƣởng âm liên tục hai năm liền: -0,7% và -1,9%.

- Năm 1999: kinh tế Nhật Bản phục hồi trở lại nhƣng còn mong manh: 0,5% [6,11].

Vể tổng quan, các chỉ số tăng trƣởng GDP hàng năm trên đây đã phản ánh khái quát nhất về mặt định lƣợng của cuộc suy thoái kinh tế Nhật Bản kéo dài gần suốt thập niên 90. Nếu so với cuộc khủng hoảng kinh tế 1973 – 1975 của thế giới tƣ bản chủ nghĩa, trong đó có Nhật Bản thì mức độ suy thoái lần này còn lớn hơn nhiều. Trong cuộc khủng hoảng 1973 – 1975, năm 1973: tăng trƣởng GDP của Nhật Bản là 8%, đến năm 1974 tuy có giảm đột ngột đến mức –1,2%, song đến năm 1975 lại khôi phục trở lại ngay với tăng trƣởng 3%, tiếp đó đến năm 1976 là 4%. Từ đó, bình quân hàng năm cho đến cuối thập niên 80 đều đạt tăng trƣởng khoảng 5%.

Đó là biểu hiện tổng quát nhất của suy thoái kinh tế Nhật Bản qua động thái suy giảm của tăng trƣởng GDP hàng năm trong suốt thập niên 90 vừa qua cho tới năm 2006.

Trong khi nền kinh tế Nhật Bản đang phải đối mặt với sự suy thoái kéo dài, tốc độ tăng trƣởng chậm chạp thì Trung Quốc, nƣớc có diện tích lớn nhất Châu Á lại đang là nền kinh tế phát triển nhanh chóng nhƣ vũ bão. Bƣớc sang thế kỷ XXI, nền kinh tế phát triển nhất thế giới là nền kinh tế Mỹ đã chững lại và xuất hiện dấu hiệu suy thoái, nhất là sau sự kiện “11 tháng 9” năm 2001 (tốc độ tăng trƣởng kinh tế Mỹ quý II năm 2001 bằng 0). Trong bối cảnh quốc tế khó khăn đó, Chính phủ Trung Quốc đã có những bƣớc điều chỉnh chính sách nhằm phát huy nội lực, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài giúp nền kinh tế đất

nƣớc phát triển nhanh chóng. Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc năm 2002 đạt 325,57 tỷ USD, tăng 22,3% so với năm 2001. Theo đánh giá của chuyên gia Mỹ Brenzinsky năm 1991, Trung Quốc sẽ trở thành cƣờng quốc kinh tế thế giới, đứng thứ ba sau Mỹ và Nhật, hình thành bốn cực của thế giới, cùng sánh vai với Mỹ, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu trong thế kỷ XXI. Ông cho rằng: tiềm lực phát triển kinh tế của Trung Quốc rất mạnh, một khi đạt tới trình độ kinh tế của Đài Loan, lúc đó GDP của Trung Quốc sẽ tăng thêm 10.000 tỷ USD. Nhƣ vậy, vƣợt mức GDP của Mỹ và GDP của các nƣớc Liên minh Châu Âu hiện nay. Nếu nhịp độ tăng trƣởng kinh tế của Trung Quốc từ nay về sau giữ ở mức 70% tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế của 30 năm trƣớc đây thì đến năm 2020, GDP Trung Quốc sẽ là 9.800 tỷ USD, tăng 2,9 lần so với năm 1990. Mức tăng trƣởng của Mỹ trong cùng thời kỳ chƣa tới gấp hai lần, chỉ đạt 9.700 tỷ USD, giảm xuống hàng thứ hai. Từ năm 2001 đến năm 2004, tổng kim ngạch ngoại thƣơng tăng từ 509,7 tỷ USD lên 1.154,8 tỷ USD, chiếm tỉ trọng thế giới từ 2,9% lên 5,8% [17,3].

Nhƣ vậy, từ sau chiến tranh lạnh tới nay, cục diện thế giới đã có sự biến đổi sâu sắc. Sức mạnh kinh tế nổi lên là nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá ngày càng lan toả mạnh mẽ và chi phối toàn bộ thế giới. Các quốc gia kém phát triển và đang phát triển phải nhanh chóng thay đổi, cần có một chiến lƣợc phát triển kinh tế lâu dài, có tính khả thi mới có thể theo kịp sự phát triển của thế giới. Các quốc gia phát triển có tiềm lực kinh tế mạnh với mong muốn mở rộng ảnh hƣởng của mình ra bên ngoài đang tận dụng những cơ hội lôi kéo các nƣớc cần sự ủng hộ, đầu tƣ về kinh tế bằng nhiều hình thức, trong đó có nguồn viện trợ ODA. Sự thay đổi trong quan hệ quốc tế kéo sự điều chỉnh trong chính sách cung cấp ODA của các nhà tài trợ lớn. Sự điều chỉnh này có ảnh hƣởng không nhỏ

tới các nƣớc đang phát triển cần nguồn vốn lớn cũng nhƣ tới chính sách kinh tế của mỗi nƣớc.

Một phần của tài liệu Viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản cho các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 50)