ODA với vấn đề nâng cao kinh nghiệm quản lý, đổi mới công

Một phần của tài liệu Viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản cho các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 46)

nghệ

Cùng với vốn, trong nhiều trường hợp, ODA còn là hàng hoá, sản phẩm. Do vậy, các nước nhận ODA cũng nhận được cả công nghệ, kỹ thuật. Cách mạng khoa học kỹ thuật là yếu tố cơ bản tạo nên sự phát triển nhanh chóng ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng khoảng cách giữa các nước giàu và nước nghèo. Tranh thủ các thành tựu khoa học kỹ thuật là bước “đi tắt - đón đầu” trong chiến lược phát triển của các nước đi sau nhưng chi phí cho khoa học công nghệ là vấn đề nan giải đối với nền tài chính yếu kém của các nước đang phát triển. Do đó, việc tiếp cận các công nghệ kỹ thuật tiên tiến thông qua viện trợ phát triển chính thức là phù hợp và cần thiết để các nước đang phát triển nhanh chóng nắm bắt được những kỹ thuật mới, nâng cao năng lực quản lý cũng như tăng cường thể chế,

ràng buộc của bên cung cấp là các nước phát triển. Vì thế, các nước tiếp nhận cũng tiếp thu được những kinh nghiệm quản lý, nâng cao hiệu quả kinh tế nói chung. Thực tế cho thấy, ngay cả Hàn Quốc và Nhật Bản thủa hàn vi cũng phải dựa một phần vào ODA để phục hồi sau chiến tranh.

Thông qua các chương trình tài trợ, các nước tiếp nhận có điều kiện tiếp cận và được trang bị những công nghệ cao ở những lĩnh vực mũi nhọn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, tạo tiền đề thuận lợi cho sự mở rộng, phát triển các ngành kinh tế, kỹ thuật khác của quốc gia. Đây là một trong những cơ hội to lớn mà viện trợ quốc tế mang lại cho các nước đang phát triển. Thực tế cho thấy, nhiều nước đang phát triển không có khả năng tiếp cận các kỹ thuật công nghệ tiên tiến bằng phương thức thương mại do sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các nước phát triển mà chỉ có thể nhận được những công nghệ này thông qua con đường viện trợ. Song song với vấn đề cung cấp máy móc, thiết bị, hàng loạt các bí quyết công nghệ cũng được chuyển giao cho các nước đang phát triển. Đây là tài sản vô hình mà các nước nhận viện trợ có được qua các chương trình tài trợ. Sự phát triển nhanh chóng của các nước NIEs ở Châu Á được bắt nguồn từ những dự án chuyển giao công nghệ này.

Một phần của tài liệu Viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản cho các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)