ODA giúp các nước đang phát triển bổ sung nguồn vốn

Một phần của tài liệu Viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản cho các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 44)

Các nước đang phát triển là những nước rất thiếu vốn trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Vốn đầu tư để tạo cơ sở vật chất nhằm nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một vấn đề lớn đặt ra đối với các nước này. Nguồn lực trong nước hạn chế

phát triển của mình. Việc khai thác và sử dụng những nguồn vốn bên ngoài là cần thiết đối với mọi quốc gia. Bởi vậy, ODA đối với họ vô cùng quý giá, trong khi nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI lại chú trọng quá nhiều tới vấn đề lợi nhuận. Hơn nữa, nguồn vốn này còn có những ưu đãi (cho không, cho vay với lãi suất thấp, thời gian dài…) nên giá trị của nguồn vốn ODA càng tăng lên. Tại các nước tiếp nhận, ODA được sử dụng rất nhiều cho giáo dục, y tế và dân số (14,12%), rồi đến các lĩnh vực giao thông, nông nghiệp, giảm nợ… Đây là những lĩnh vực rất cần thiết cho nền kinh tế – xã hội, có vai trò rất lớn trong quá trình phát triển quốc gia nhưng lại đòi hỏi lượng vốn đầu tư vào đây nhiều, lợi nhuận trước mắt thấp, thời gian thu hồi vốn chậm. Vì thế, ODA trong các lĩnh vực này chiếm vai trò đầu tầu. Nguồn vốn ODA giúp cho các nước đang phát triển có nguồn đầu tư lớn vào phát triển cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề phát triển nền kinh tế trong nước. Hàng loạt các dự án cải tạo cơ sở hạ tầng ở các nước này được thực hiện dựa trên nguồn vốn ODA với các công trình như xây dựng đường sá, cải tạo giao thông, xây dựng nhà máy điện…

ODA đem lại lợi ích đối với các nước nghèo rất rõ ràng và cụ thể. Đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, ODA là nguồn vốn quan trọng đáp ứng nhu cầu cấp bách về cân đối ngân sách và cán cân xuất nhập khẩu. Các nước đang phát triển luôn bị rơi vào tình trạng tỷ trọng nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu và ngân sách nhà nước không đủ chi trả cho nhập khẩu. Vì thế nguồn vốn ODA là một trong những nguồn có lãi suất thấp hơn giúp các nước đang phát triển có điều kiện thực hiện thanh toán các khoản nợ nước ngoài đến hạn phải trả.

Với các nước đang phát triển lâm vào tình trạng khủng hoảng, ODA có thể giúp các nước này phục hồi giá trị đồng nội tệ qua những khoản tài trợ lớn của các tổ chức quốc tế như viện trợ khẩn cấp của IMF cho Mê xi cô 40 tỷ USD đã cứu nước này thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng nghiêm trọng vào năm 1994. Hay các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, WB, ADB…) hỗ trợ hàng chục

tỷ USD cho một số nước trong khu vực Đông Á như Thái Lan, Hàn Quốc… đã giúp các nước này vượt qua cơn khủng hoảng tài chính năm 1997 – 1998.

Các nước đang phát triển thường có cơ sở hạ tầng lạc hậu, không theo kịp với sự phát triển kinh tế, sự phát triển của thế giới. Việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng đòi hỏi cần có nguồn vốn lớn. Các công trình hạ tầng cơ sở như đường sá, cầu cảng, sân bay… dù có mức sinh lời thấp nhưng mang lại lợi ích kinh tế – xã hội lớn, tạo sức hấp dẫn mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhằm thu hút cùng một lúc cả hai nguồn vốn FDI và ODA cho công cuộc phát triển kinh tế. Do đó, đây là một trong những hạng mục thu hút nhiều ngồn vốn ODA từ các nước phát triển vào các nước đang phát triển. Nguồn vốn ODA làm tăng khả năng tài chính giúp cho các nước nhận viện trợ hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.

Một phần của tài liệu Viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản cho các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)