ODA hỗ trợ các nước đang phát triển đào tạo nguồn nhân lực,

Một phần của tài liệu Viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản cho các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 47)

cải cách thể chế, góp phần xoá đói giảm nghèo

Đào tạo nhân lực là một trong các lĩnh vực thu hút nguồn vốn ODA. ODA giúp đào tạo cán bộ trong nhiều lĩnh vực ở các nước đang và kém phát triển, tạo điều kiện cho các nước này có đội ngũ những nhà quản lý và nhân viên kỹ thuật phù hợp với yêu cầu quốc tế. Ví dụ: Hiệp hội tu nghiệp hải ngoại Nhật Bản (The Association for Overseas Teachnical Scholarship – AOTS) được thành lập từ năm 1959 là một trong những tổ chức phi chính phủ

của Nhật Bản với mục đích là: tổ chức đào tạo nhân viên kỹ thuật và cán bộ quản lý trong khu vực sản xuất kinh doanh. Đã có khoảng 75.000 người thuộc 150 quốc gia đang phát triển được đào tạo ở AOTS từ khi thành lập đến giữa năm 1998.

Nguồn vốn ODA giúp các nước nghèo cải cách nền hành chính, làm thay đổi cơ chế quản lý kinh tế, giúp các nước này tiếp cận với những chuẩn mực chung quốc tế. Nền hành chính được cải thiện phù hợp với những chuẩn mực quốc tế giúp cho các nước đang phát triển nhanh chóng hội nhập với thế giới, dễ dàng tham gia vào “sân chơi” toàn cầu, nơi có những quy định rất khắt khe về pháp luật, sự minh bạch về thủ tục hành chính. Viện trợ nước ngoài có vai trò quan trọng trong sự thay đổi về mặt ý tưởng đối với các chính sách phát triển, đào tạo các nhà hoạch định chiến lược phát triển kinh tế – xã hội ở những nước đang và kém phát triển. Việc tổ chức các khoá học ngắn và trung hạn nhằm cung cấp cho các cán bộ địa phương tại các nước đang phát triển những kiến thức và năng lực quản lý điều hành mang lại những hiệu quả to lớn đối với việc giảm thiểu những rắc rối xung quanh nền hành chính còn yếu ở các nước này.

Viện trợ phát triển còn góp phần to lớn trong quá trình cải tạo môi trường kinh tế – xã hội, thu hút đầu tư nước ngoài và tập trung nội lực quốc gia. Môi trường kinh tế – xã hội được cải tạo trực tiếp hay gián tiếp thông qua nguồn vốn ODA. Nguồn viện trợ song phương và đa phương giúp cho cơ sở hạ tầng của nước tiếp nhận nhanh chóng được nâng cấp – một trong những điều kiện tiên quyết đối với sự phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Trung Quốc là một ví dụ điển hình: với việc đầu tư hàng chục tỷ USD cho công tác nâng cấp cơ sở hạ tầng xã hội: mạng lưới giao thông liên tỉnh, liên quốc gia, xây dựng hệ thống cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông hiện

đại đã mang lại cho Trung Quốc một lượng vốn khổng lồ từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Tác động của viện trợ ODA không chỉ dừng lại ở sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần quan trọng trong mục tiêu xoá đói giảm nghèo của các nước đang phát triển. Viện trợ nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội tại các nước Châu Á như Indonesia vào những năm 1970, Hàn Quốc vào những năm 1960, Việt Nam vào những năm 1990 là những dẫn chứng tích cực khẳng định vai trò của ODA đối với các nước đang phát triển. Các chương trình có sự tài trợ và phối hợp của các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc đã làm giảm các nạn dịch và bệnh tật ở Châu Phi, Châu Á.

CHƢƠNG 2: ODA CỦA NHẬT BẢN CHO ĐÔNG NAM Á: CHÍNH SÁCH VÀ THỰC TRẠNG

Một phần của tài liệu Viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản cho các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)