Giải pháp về đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển của công ty cổ phần bê tông, xây dựng A&P (Trang 55)

- Khu công nghiệp sạch Phúc Sơn

2.2.4Giải pháp về đầu tư phát triển nguồn nhân lực

c. Công tác lập hồ sơ dự thầu

2.2.4Giải pháp về đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Đầu tư nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ nhân sự của công ty

Đầu tư nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ nhân sự của công ty, xây dựng một

đội ngũ cán bộ chỉ huy, cán bộ kỹ thuật mạnh, có đủ năng lực để quản lý và điều hành thi công các công trình lớn. Tầm quan trọng của những cán bộ quản lý ngày càng được thể hiện rõ gia trị tri thức của những cán bộ quản lý thi công là tài sản rất lớn của công ty, do đó việc tận dụng và phát huy hết khả năng, luôn luôn bồi dưỡng nâng cao năng lực là việc cần làm trong thời kỳ các nhà thầu vào Việt Nam ngày càng đông đảo về số lượng và tinh về chất lượng như hiện nay.

Công ty phải tiến hành thống kê số lượng lao động hiện có tính toán xác định lượng lao động còn thiếu, đánh giá trình độ và đề ra lớp cán bộ cần được đưa đi đào tạo chuyên sau, sau này trở thành những cán bộ chủ chốt của công ty. Mỗi năm một lớp cán bộ quản lý về hưu, do đó để chuẩn bị kế thừa, tiếp tục nắm giữ những vị trí quan trọng cần công ty phải có quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, tạo điều kiện cho các cán bộ được thể hiện năng lực, làm quen công việc. Tùy theo điều kiên tình hình thực tế, khả năng hiện tại và tình hình ngắn hạn trong tương lai, các công ty cần đề ra kế hoạch đào

tạo về nguồn nhân lực cho mỗi năm tiếp theo, nhận diện và đưa ra những cá nhân có năng lực đi bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu, sau này trở thành đội ngũ quản lý của công ty.

Học hỏi những kinh nghiệm quản lý hoa học, tác phong làm việc công nghiệp từ các công ty nước ngoài liên doanh, liên kết với công ty. Thời gian gần đây, hội nhập kinh tế thế giới mang lại cho các doanh nghiệp, công ty trong nước có nhiều điều kiện tiếp xúc với môi trường làm việc của các quốc gia tiên tiến, điều đó giúp các công ty nội địa có cơ hội được tiếp thu học hỏi nhiều, đem về áp dụng và cải tiến các quy trình quản lý của bản thân công ty mình. Tuy nhiên hội nhập cũng mang lại nhiều thách thức, đó là sự xâm nhập thị trường Việt Nam của các cường quốc xây dựng trên thế giới với đại diện là các tập đoàn đa quốc gia khả năng cạnh tranh của họ là rất lớn bởi tiềm lực tài chính dồi dào cũng như khả năng chuyên môn, đội ngũ nguồn nhân lực, máy móc công nghệ tân tiến nhất, đó thực sự là một thách thức lớn cần các doanh nghiệp trong nước vượt qua. Tuy vậy, không chỉ các tập đoàn nước ngoài mới có lợi thế, các doanh nghiệp trong nước cũng có lợi thế so sánh của mình, điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức rõ điều đó, luôn luôn phải học hỏi tiếp thu các công nghệ hiện đại, mô hình quản lý chuyên nghiệp và hiệu quả, bên cạnh đó cũng không ngừng tăng cường sức cạnh tranh của mình thông qua phát huy các lợi thế so sánh, điều đó sễ giúp các công ty có chỗ đứng vững chắc trên thị trường cạnh tranh hiện nay.

Chính sách đãi ngộ đối với người lao động

Công ty phải có chính sách ưu đãi với người lao động có trình độ chuyên môn cao, tạo ra môi trường làm việc hấp dẫn người lao động. Trong thời đại kinh tế mở như hiện nay, đối với bất kỳ công ty nào kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề nào thì nhân lực có trình độ cao luôn thực sự là một tài sản quý của công ty, và nhất là trong thời gian hiện nay nếu không có chính sách đãi ngộ tương xứng, khả năng không giữ

chân được nguồn nhân lực quý giá này là rất cao, do đó tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, phát huy tối đa khả năng của họ và có chính sách đãi ngộ tương xứng cần công ty thường xuyên lưu tâm.

Ngoài ra, công ty phải có chế độ tiền lương, tiền thưởng xứng đáng để khuyến khích cán bộ công nhân viên nhiệt tình với công việc, nâng cao năng suất lao động đồng thời giữ chân những lao động trẻ có tài gắn bó với công ty. Tiền lương đối với các cán bộ công nhân viên không đơn thuần chỉ là phục vụ cho đời sống vật chất, mà nó còn một phần thúc đẩy, là động lực cho cán bộ công nhân viên cố gắng phấn đấu, nâng cao năng suất lao động. Bên cạnh công việc, công ty cần thường xuyên tổ chức phong trào văn nghệ - thể thao trong công ty, là sân chơi giúp cán bộ công nhân viên có thể giải lao sau thời gian làm việc căng thẳng, tăng cường tinh thần đoàn kết trong nội bộ công ty, thườn xuyên quan tâm chăm lo đời sống gia đình cho các nhân viên, đó là động lực để công nhân viên cố gắng lao động và gắn bó hơn với công ty.

Do đó, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên thông qua họat động của Công ty, Công đoàn, Đoàn Thanh niên công ty sẽ giúp cho công nhân viên yên tâm công tác, thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, góp phần vào sự phát triển của công ty trong tương lai.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển của công ty cổ phần bê tông, xây dựng A&P (Trang 55)