- Giám sát thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính đảm bảo sản xuất kinh doanh kịp thời và ngăn chặn hành vi tham nhũng, gian lận
2.1.4. Các nguồn lực của công ty
2.1.4.1. Tình hình lao động của công ty
Để tiến hành sản xuất, tạo ra của cải vật chất cho xã hội thì ngoài yếu tố về tư liệu sản xuất còn phải kể đến yếu tố về con người. Quy mô của lực lượng lao động phản ánh quy mô của doanh nghiệp. Cơ cấu lao động phản ánh lĩnh vực hoạt động, đặc điểm công nghệ và mức độ hiện đại hóa thể hiện qua kết quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, để tìm hiểu chung về công ty ta nên xem xét về tình hình lao động.
Qua bảng 2.1, ta có thể nhận thấy rằng số lượng lao động tại công ty qua các năm có xu hướng tăng lần lượt là 10 và 7 lao động tương ứng với tỷ lệ tăng thêm là 4,35% và 2,92%, cụ thể là:
Xét về cơ cấu lao động được phân theo giới tính, ta thấy tỷ lệ về lao động nam luôn chiếm tỷ lệ lớn hơn 80% trong cả 3 năm, điều này là phù hợp đối với một doanh nghiệp xây lắp có công việc mang tính chất nặng nhọc, đòi hỏi sức khỏe tốt. Năm 2011 và năm 2012, số lượng nam giới đều tăng với số lượng đáng kể là 9 người và 6 người tương ứng tăng 4,79% và 3,05%, số lao động nữ qua 2 năm tăng không đang kể ( mỗi năm tăng 1 người).
Xét về trình độ lao động, có thể thấy trình độ lao động chưa cao, cụ thể là số lượng lao động phổ thông chủ yếu là là lao động trực tiếp luôn chiếm tỷ lệ cao trên 70% trong cả 3 năm, còn lại là trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp. Năm 2011và năm 2012 số lao động có trình độ đại học có tăng nhưng không đáng kể ( năm 2011 tăng 2 người và năm 2012 tăng 1 người tương ứng tăng 8,7% và 4%); còn lại là sự tăng lên của lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp và phổ thông. Cụ thể, năm 2011
và năm 2012 lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp lần lượt tăng 3 và 2 người tương ứng tăng 7,69% và 4,76% còn lao động phổ thông tăng lần lượt 5 và 4 người tương ứng tăng 2,98% và 2,31%. Doanh nghiệp cần đầu tư vào công tác đào tạo nguồn nhân lực để không ngừng nâng cao tay nghề cho người lao động, nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng và tăng năng suất lao động trong quá trình thi công.
Xét theo tính chất lao động: Ta thấy, lao động trực tiếp của công ty chiếm tỷ trọng lớn hơn 70% trong cả 3 năm và có xu hướng tăng dần. Cụ thể, Năm 2011 và năm 2012 lao động trực tiếp tăng lần lượt là 8 và 6 người tương ứng tăng 4,88% và 3,49%. Trong khi đó, lao động gián tiếp năm 2011 và năm 2012 tăng lần lượt là 2 và 1 người tương ứng tăng 3,03% và 1,47%, nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với lao động trực tiếp. Do đó, lao động gián tiếp vẫn chiếm tỷ trọng thấp hơn và có xu hướng giảm dần.
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng lao động tại công ty qua 3 năm (2010 – 2012).
Đơn vị: Người.
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011
Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) Tổng số lao động 230 100,00 240 100,00 247 100,00 10 4,35 7 2,92 1. Theo giới tính Nam 188 81,74 197 82,08 203 82,19 9 4,79 6 3,05 Nữ 42 18,26 43 17,92 44 17,81 1 2,38 1 2,33 2. Theo trình độ Đại học 23 10,00 25 10,42 26 10,53 2 8,70 1 4,00 Cao đẳng- Trung cấp 39 16,96 42 17,50 44 17,81 3 7,69 2 4,76 LĐ phổ thông 168 73,04 173 72,08 177 71,66 5 2,98 4 2,31 3. Theo tính chất Trực tiếp 164 71,30 172 71,67 178 72,65 8 4,88 6 3,49 Gián tiếp 66 28,70 68 28,33 69 28,16 2 3,03 1 1,47
2.1.4.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của của công ty
Bên cạnh yếu tố nguồn nhân lực thì vốn cũng được xem là một nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nó thể hiện khả năng và tiềm lực của công ty. Vì vậy, việc sử dụng nguồn vốn như thế nào cho hợp lý và phát huy hiệu quả là điều mà không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng làm được.
Qua bảng 2.2, ta thấy tình hình Tài sản – Nguồn vốn của công ty có sự biến động qua các năm,cụ thể như sau:
Tài sản: Tổng tài sản của công ty có sự biến động tăng giảm qua các năm, ta thấy tổng tài sản năm 2011 giảm trên 5,2 (tỷ đồng) tương ứng giảm 7,91%, nguyên nhân là do sự sụt giảm của tài sản ngắn hạn trên 4,9 (tỷ đồng) tương ứng giảm 13,17%. Sự sụt giảm này, chủ yếu là do các khoản phải thu ngắn hạn giảm trên 3,9 (tỷ đồng) tương ứng giảm 18,04% đây là dấu hiệu tốt cho thấy tình trạng công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn được giảm xuống và giúp cho công ty có tiền để quay vòng trong kinh doanh. Và hàng tồn kho giảm gần 1,4 (tỷ đồng) tương ứng giảm 9,72%, điều này có thể lý giải là do các công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao không còn là dở dang. Còn lại là tài sản dài hạn giảm trên 0,3 (tỷ đồng) tương ứng giảm 1,12%. Trong khi đó năm 2012 dù cho tài sản dài hạn giảm nhưng do tài sản ngắn hạn tăng trên 8,2 (tỷ đồng) tương ứng tăng 25,28% làm cho tổng tài sản tăng gần 5,6 (tỷ đồng) tương ứng tăng 9,15%, nguyên nhân chính là do tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng lần lượt trên 2,5 (tỷ đồng); 5,4 (tỷ đồng); 0,3 (tỷ đồng) tương ứng tăng lần lượt là 176,62%, 30,47% và 2,68%; Điều này có thể lý giải là trong năm 2012 này công ty đã nhận và thực hiện hợp đồng xây dựng lớn do đó mà các khoản phải thu tăng cao, và khoản mục hàng tồn kho tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn là do một số hạng mục công trình đã hoàn thành bàn giao chứ không còn là dở dang, còn khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tăng trong khi các khoản phải thu tăng trong năm cũng tăng cao, điều đó cho thấy công ty có chính sách quản lý khoản phải thu hợp lý.
Nguồn vốn: Tổng nguồn vốn của công ty có sự tăng giảm qua các năm, ta thấy tổng nguồn vốn năm 2011 giảm trên 5,2 (tỷ đồng) tương ứng giảm 7,91% nguyên
trong khi đó sự gia tăng của nợ dài hạn gần 8,3 (tỷ đồng) ương ứng tăng 136,53% , điều này có thể lý giải trên một phương diện nào đó công ty chuyển hướng sang các khoản vay dài hạn để đầu tư cho các dự án dài hạn trong hiện tại và tương lai, bên cạnh đó vốn chủ sở hữu có sự gia tăng đáng kể trên 4 (tỷ đồng) tương ứng tăng 24,10% chủ yếu là nhờ sự gia tăng của phần lợi nhuận chưa phân phối. Trong khi năm 2012, ta thấy nợ ngắn hạn và nợ dài hạn có sự tăng và giảm lần lượt trên 6,7 (tỷ đồng); 6,3 (tỷ đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng giảm lần lượt là 26,29% và 43,85% hoán đổi cho nhau, khác với năm 2011 thì năm 2012 này công ty lại lựa chọn các khoản vay ngắn hạn thay vì vay dài hạn, có thể thấy đó là chiến lược của công ty để phù hợp với năng lực tài chính của mình. Bên cạnh đó thì vốn chủ sở hữu lại có sự gia tăng đáng kể trên 5,1 (tỷ đồng) tương ứng tăng 24,43% góp phần chính vào sự gia tăng của tổng nguồn vốn.
Bảng 2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm ( 2010 – 2012).
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011
Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%)
I. Tổng tài sản 66.334,6 100 61.085,2 100 66.675,9 100 -5.249,4 -7,91 5.590,6 9,151. Tài sản ngắn hạn 37.412,4 56,40 32.486,5 53,18 40.700,3 61,04 -4.925,9 -13,17 8.213,8 25,28 1. Tài sản ngắn hạn 37.412,4 56,40 32.486,5 53,18 40.700,3 61,04 -4.925,9 -13,17 8.213,8 25,28 -Tiền và khoản TĐT 867,8 1,31 1.433,4 2,35 3.965,1 5,95 565,6 65,18 2.531,7 176,62 -Các KPT ngắn hạn 21.681,4 32,68 17.770,6 29,09 23.185,3 34,77 -3.910,8 -18,04 5.414,8 30,47 -Hàng tồn kho (HTK) 14.390,8 21,69 12.992,2 21,27 13.339,8 20,01 -1.398,6 -9,72 347,6 2,68 -Tài sản ngắn hạn khác 472,4 0,71 290,3 0,48 210,1 0,32 -182,1 -38,54 -80,2 -27,64 2. Tài sản dài hạn 28.922,2 43,60 28.598,7 46,82 25.975,6 38,96 -323,5 -1,12 -2.623,1 -9,17 -Tài sản cố định 27.877,9 42,03 28.390,1 46,48 25.391,1 38,08 512,2 1,84 -2.998,9 -10,56 -Tài sản dài hạn khác 720,8 1,09 532,1 0,87 584,4 0,88 -188,7 -26,18 52,3 9,84 II. Tổng nguồn vốn 66.334,6 100 61.085,2 100 66.675,9 100 -5.249,4 -7,91 5.590,6 9,15 1. Nợ phải trả 49.369,8 74,43 40.032,5 65,54 40.480,1 60,71 -9.337,2 -18,91 447,6 1,12 -Nợ ngắn hạn 43.295,1 65,27 25.664,5 42,01 32.412,9 48,61 -17.630,7 -40,72 6.748,4 26,29 -Nợ dài hạn 6.074,6 9,16 14.368,1 23,52 8.067,3 12,10 8.293,5 136,53 -6.300,8 -43,85
2.1.4.3. Tình hình kết quả sản xuất của công ty
Kết quả sản xuất kinh doanh của một công ty nó thể hiện khả năng, trình độ quản lý của các nhà quản trị cũng như năng suất lao động của một tập thể trong một thời kỳ. Để đánh giá kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Xây dựng và Tư vấn Bình Lợi qua 3 năm ta dựa vào bảng số liệu 2.3:
Qua số liệu được phân tích ở bảng 2.3, ta thấy doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 và năm 2012 lần lượt tăng trên 29,8 (tỷ đồng); 37,3 (tỷ đồng) tương ứng tăng lần lượt là 24,16 % và 24,35%,trước hết đây là một dấu hiệu tốt đối với công ty chứng tỏ công ty đang hoạt động tốt dần lên, vì sự tăng lên của doanh thu góp phần vào sự gia tăng về lợi nhuận cho công ty, cùng với sự tăng của doanh thu thì giá vốn cũng gia tăng lần lượt trên 25,5 (tỷ đồng), 37,2 (tỷ đồng) tương ứng tăng 22,33% và 26,58%, xét thấy tốc độ tăng của doanh thu năm 2011 nhanh hơn tốc độ tăng của giá vốn, điều đó cho thấy công ty đã thực hiện tốt công tác kiểm soát chi phí do đó mà lợi nhuận gộp của công ty năm 2011 tăng nhiều cụ thể tăng thêm gần 4,3 (tỷ đồng), tương ứng tăng 47,26%, trong khi đó năm 2012 tốc độ tăng của giá vốn nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu vì vậy lợi nhuận gộp tăng lên không đáng kể so với mức tăng của năm 2011, cho nên công ty cần chú trọng đến công tác kiểm soát chi phí hơn nữa.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính biến động qua các năm, năm 2011 giảm gần 1,2 (tỷ đồng) tương ứng giảm 119,75%, trong khi đó năm 2012 tăng gần 1,6 (tỷ đồng) tương ứng tăng 71,41% nhưng lợi nhuận từ hoạt động tài chính vẫn mang giá trị âm, điều này có thể lý giải là công ty thực hiện các khoản vay ngân hàng nhiều hơn rất nhiều, trong khi đó chỉ gửi các khoản tiền nhàn rỗi theo kỳ hạn ngắn (theo tháng).
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2011 tăng trên 2,6 (tỷ đồng) tương ứng tăng 90,94%, trong khi đó năm 2012 tăng gần 2,1 (tỷ đồng) tương ứng tăng 37,65% , nhưng tốc độ tăng thấp hơn so với năm 2011.
Lợi nhuận kế toán trước thuế gia tăng qua các năm, cụ thể năm 2011 và năm 2012 tăng lần lượt trên 2,7 (tỷ đồng); 1,7 (tỷ đồng) tương ứng tăng 91,57% và 30,29%, xét thấy tốc độ tăng ở năm 2011 nhanh hơn so với năm 2012 điều này có thể lý giải là
ngoài những yếu tố đã được phân tích ở trên thì một phần là do lợi nhuận khác năm 2011 tăng trong khi đó năm 2012 lại giảm, cùng với đó là sự gia tăng về khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Tóm lại, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gia qua đã có sự chuyển biến tích cực, với kết quả sản xuất kinh doanh này phần nào ta thấy được sự đóng góp của công ty đối với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, các vấn đề về an sinh xã hội, tạo được nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Với đà phát triển này, hy vọng công ty sẽ có những bước phát triển xa hơn nữa nhằm góp phần cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và sự phát triển của tỉnh Quảng Bình nói riêng.
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm (2010-2012).
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011
Giá trị (%) Giá trị (%)
Doanh thu thuần về bán
hàng và CCDV 123.697,8 153.579,6 190.972,6 29.881,8 24,16 37.393,0 24,35
Giá vốn 114.628,0 140.223,2 177.492,0 25.595,2 22,33 37.268,8 26,58
Lợi nhuận gộp 9.069,8 13.356,4 13.480,6 4.286,6 47,26 124,3 0,93
Lợi nhuận hoạt động TC -998,9 -2.195,2 -627,5 -1.196,3 119,75 1.567,7 -71,41
Chi phí quản lý kinh
doanh 5.187,8 5.656,3 5.275,6 468,4 9,03 -380,6 -6,73
Lợi nhuận thuần hoạt
động kinh doanh 2.883,0 5.504,9 7.577,5 2.621,9 90,94 2.072,6 37,65
Lợi nhuận khác 122,8 253,3 -75,3 130,5 106,31 -328,6 -129,72
Lợi nhuận trước thuế 3.005,8 5.758,2 7.502,2 2.752,4 91,57 1.744,0 30,29
Thuế TNDN 243,0 313,2 413,9 70,2 28,88 100,8 32,18