d. Môi trường tự nhiên
3.2.3 Các thành viên tham gia chuỗi cung ứng cà phê của công ty CPTĐHẢI AN
Công ty cung cấp nguyên liệu đầu vào: Ngoài việc thu mua từ chính các chi nhánh và công ty con đặt tại các tỉnh có trồng cà phê thì công ty còn tiến hàng thu mua trực tiếp từ dân và các đầu mối tại các tỉnh có cà phê; thu mua nguyên liệu Trung Quốc, Lào về để chế biến xuất khẩu. Sự liên kết của công ty với các nhà cung cấp bên ngoài hầu như không có, thế nên đến vụ thu hoạch các chi nhánh mới bắt đầu tìm tới các đầu mối thu mua là các tiểu thương tại các tỉnh tại, ở đâu có thì doanh nghiệp mua mà không có bất cứ cam kết nào trước đó. Đây là tình trạng thường thấy của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam. Thêm vào, doanh nghiệp không đặt ra bất cứ tiêu chuẩn nào để lựa chọn nhà cung cấp cũng như chất lượng nguyên liệu, đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ cà phê xuất khẩu đạt tiêu chuẩn quốc tế chỉ chiếm có 60%.
Nhà sản xuất: HẢI AN đóng vai trò là nhà sản xuất trong chuỗi cung ứng của mình, công ty sử dụng nguyên liệu thu mua được sẽ được chế biến tại các nhà máy đặt tại chi nhánh, các công ty con, và nhà máy chế biến tại Hà Nội. Sản phẩm chính của công ty là cà phê nhân xuất khẩu tỉ lệ 90% và cà phê rang xay tỉ lệ 10%. Với vị thế là công ty lớn, là nhà xuất khẩu cà phê Arabica lớn nhất Việt Nam công ty đã tạo được những vị thế nhất định trên thị trường trong nước và quốc tế. Giá trị cà phê nhân xuất khẩu của công ty khá cao so với đối thủ cạnh tranh do HẢI AN đứng đầu cả nước về xuất khẩu cà phê Arabica- một loại cà phê có hương vị đậm đà và tốt cho sức khỏe (lượng cafein trong Arabica thấp hơn Robusta), được các nước phát triển ưa chuộng. Bên cạnh đó, công ty đã ứng dụng khoa học hiện đại vào sản xuất cà phê để làm tăng năng suất, chất lượng cà phê. Đặc biệt là việc công ty sử dụng dây chuyền chế biến ướt tiên tiến nhất hiện nay vào quá trình sản xuất cà phê với công suất tương đương 65.000 tấn cà phê nhân/năm. Việc chế biến cà phê theo công nghệ này, vừa đạt hiệu quả kinh tế lại còn giải quyết được vấn đề xử lý môi trường, vì nước thải trong quá trình chế biến không nhiều, lại được tận dụng để tưới hoặc làm phân bón cho cây trồng. Đầu tư vùng nguyên liệu rộng lớn tại các vùng cà phê chính trên cả nước đã giúp công ty tăng tính chủ động và giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ở bên ngoài, điều này cũng tạo ra lợi thế cạnh tranh của công ty so với các công ty đối thủ. Tuy nhiên, so với Trung Nguyên và Vinacafe, HẢI AN chưa sản xuất được cà phê hòa tan khiến cho giá trị chế biến của công ty thấp, thị trường của HẢI AN trong nước nhỏ chủ yếu là cà phê rang xay (cà phê tiêu thụ trong nước chỉ có 10%) và phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu. Điều này khiến doanh nghiệp có nhiều rủi ro khi thị trường thế giới biến động.
Nhà phân phối: Là các nhà nhập khẩu cà phê của HẢI AN tập trung tại các thị trường lớn như: Đức, Mỹ, Nhật, EU…, các nhà nhập khẩu này đem bán lại cho các công ty chế biến cà phê hòa tan, hoặc chế biến các sản phẩm khác có liên quan. Ngoài ra, đầu ra của HẢI AN còn là chính các tập đoàn sản xuất đa quốc lớn trên thới giới như: Nestle, Atlantic, Marrubeni, Mercon…Các tập đoàn này thường mua cà phê của HẢI AN trên chính thị trường Việt Nam thông qua các chi nhánh đặt tại Việt Nam. Công ty có mối quan hệ rất chặt chẽ với các khách hàng này, giữa họ có các cam kết rất rõ ràng và có quan hệ lâu dài. Như sự hợp tác với Nestle, tập đoàn này đã nhập các giống cây cà phê
chất lượng cao, do Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Nestlé chọn lọc và gây giống, cung cấp miễn phí cho công ty HẢI AN tại Lâm Đồng, và nông dân trồng thử nghiệm tại Đồng Nai. Dưới đây là danh sách các khách hàng chủ chốt của HẢI AN năm 2009, các công ty này chiếm 80% lượng cà phê xuất khẩu của HẢI AN năm vừa qua.
Bảng 3.3: Danh sách khách hàng chủ chốt năm 2009 của HẢI AN
Atlantic Ecom
Marubeni Sucre export
Taloca Sucafina Mercon Co Vim Nedcoffee Cice CTA Lavaza Guzman Oriental Temi Cofiroaster