Đặc điểm ngành nghề kinh doanh

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu và các giải pháp nâng cao năng lục quản lý chuỗi cung ứng của công ty cổ phần tập đoàn hải an (Trang 26)

- Nhiều diện tích cà phê đã chuyển sang giai đoạn già cỗi, phát triển không theo quy hoạch. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt nam thì trong tổng số trên 500.000 ha cà phê của cả nước hiện nay chỉ có khoảng 54,8% đang ở giai đoạn sung sức và cho năng suất cao nhất. Trong những năm tới sản lượng cà phê Việt nam phụ thuộc chủ yếu vào diện tích này. Trong khi đó số diện tích khoảng 27,9% đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn già cỗi và khả năng cho năng suất giảm dần. Số diện tích cà phê còn đã già cỗi và không còn khai thác có hiệu quả cần phải được thay thế. Như vậy có thể thấy rằng trong thời gian 5 – 10 năm tới sẽ có trên 50% diện tích cà phê của Việt nam đã hết thời kỳ

kinh doanh có hiệu quả phải cưa đốn phục hồi hoặc phải trồng lại. Cùng với diện tích cà phê già cỗi tăng lên thì tổng sản lượng cà phê của cả nước sẽ giảm xuống, không còn khả năng duy trì ở con số khoảng 1 triệu tấn như hiện nay. Mặc dù một số năm gần đây do giá cả tăng cao, số diện tích cà phê trồng mới được tăng lên đáng kể, có năm tới gần 30.000ha. Nhưng hầu hết những diện tích trồng mới này không nằm trong vùng quy hoạch, chủ yếu là được trồng trên những nơi không thích hợp. Do vậy dù diện tích trồng mới có tăng lên, nhưng do được trồng ở những vùng không thích hợp sẽ khó có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao do năng suất thấp và chi phí sản xuất tăng cao.

- Thiếu hụt lao động, chi phí sản xuất ngày một tăng cao. Quá trình canh tác, chăm sóc và thu hoạch cây cà phê đòi hỏi rất nhiều công lao động. Xu hướng công nghiệp hóa không những không thu hút được lực lượng lao động đến từ các vùng khác mà ngay cả một bộ phận lực lượng lao động thanh niên trẻ, khỏe từ các vùng trồng cà phê về các thành phố, khu công nghiệp làm cho lực lượng lao động trong ngành cà phê ngày càng thiếu hụt trầm trọng. Cùng với sự thiếu hụt lao động và chi phí nhân công tăng cao, giá cả vật tư phân bón, xăng dầu v.v… cũng đang có xu hướng ngày càng tăng cao sẽ làm cho chi phí sản xuất tăng lên, lợi nhuận thu được từ sản xuất cà phê sẽ ngày một giảm sút.

- Sản xuất nhỏ lẻ, phân tán. Trên 80% diện tích cà phê cả nước do các hộ nông dân trực tiếp quản lý. So với nhiều nước trồng cà phê trên thế giới thì các hộ nông dân trồng cà phê của Việt nam đều thuộc dạng nhỏ, lẻ, diện tích hẹp trung bình từ 0,5 – 1ha và mang tính tương đối độc lập. Số hộ gia đình có diện tích lớn trên 5 ha và sản xuất dưới hình thức trang trại chiếm một tỷ lệ không đáng kể. Do hình thức tổ chức sản xuất dưới dạng hộ gia đình phân tán, nhỏ lẻ và tương đối độc lập dẫn đến việc tiếp cận với những tiến bộ khoa học công nghệ cũng như các dịch vụ khác như vay vốn tín dụng, ngân hàng v.v… cũng hết sức khó khăn. Cũng do hình thức tổ chức sản xuất như vậy nên sản phẩm làm ra không những chất lượng không cao mà còn không ổn định do điều kiện hiểu biết và mức độ đầu tư cho khâu thu hái chế biến khác nhau, từ đó làm cho chất lượng cà phê của toàn ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc xây dựng thương hiệu, chứng chỉ chất lượng hàng hóa khó có thể thực hiện được.

- Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước đang mất dần lợi thế. Trước đây các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước hầu như chiếm độc quyền trong việc thu

mua cà phê trực tiếp từ các hộ gia đình và các doanh nghiệp sản xuất cà phê để xuất khẩu, do vậy mà các doanh nghiệp này chưa thực sự quan tâm đến người sản xuất, mối liên kết giữa người sản xuất với các nhà doanh nghiệp hầu như không tồn tại. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã từng bước trực tiếp tham gia thu mua sản phẩm cà phê từ các hộ nông dân và các doanh nghiệp sản xuất cà phê trong nước. Bằng cách thông qua các tổ chức cấp chứng chỉ về chất lượng sản phẩm như UTZ Certified, Rein Fruit Alliance, Organic Coffee, 4 C v.v…để thiết lập mối liên kết trực tiếp với người sản xuất. Do được hỗ trợ về mặt kỹ thuật, được đảm bảo cam kết với giá mua cao hơn, người nông dân rất dễ sẵn sàng chấp thuận tham gia vào các tổ chức này và từ đó các doanh nghiệp nước ngoài sẽ kiểm soát được sản lượng, chất lượng cà phê cũng như chi phí sản xuất thực tế của từng vùng. Với nguồn tài chính dồi dào, đến một lúc nào đó các doanh nghiệp nước ngoài sẽ là người quyết định giá mua cà phê của người nông dân

- Đặc điểm thị trường cà phê xuất khẩu: Theo Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam, hiện mười nước nhập khẩu hàng đầu cà phê của Việt Nam là Đức, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ, Ba Lan, Pháp, Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản, chiếm tới 75% khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam; trong đó Đức tiếp tục giữ vị trí số 1 về nhập khẩu cà phê của Việt Nam với thị phần khoảng 14%. Ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu vào các thị trường chủ yếu, nhất là các thị trường đã có hiệp định mậu dịch tự do, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam đang tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu mới như thị trường châu Phi, Trung Ðông... Các thị trường này hiện tiếp tục duy trì được nhu cầu nhập khẩu ổn định và không có đột biến trong chính sách thương mại, đòi hỏi về yêu cầu chất lượng sản phẩm không quá khắt khe, không đặt ra nhiều rào cản thương mại, còn nhiều tiềm năng cho hàng hóa của Việt Nam. Vì vậy, cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, nghiên cứu thị trường nhằm thâm nhập một cách toàn diện hơn vào các thị trường này.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu và các giải pháp nâng cao năng lục quản lý chuỗi cung ứng của công ty cổ phần tập đoàn hải an (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w