PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Vai trò, tác dụng của mô hình chăm sóc giáo dục Trẻ em mồ côi ở Làng SOS Vinh- Nghệ An trong những năm gần đây (Trang 84)

3.1. Phương hướng hoạt động của làng trẻ em SOS Vinh trong thờigian tới. gian tới.

- Tiếp nối truyền thống 15 năm qua, làng trẻ SOS Vinh nhận thức sâu sắc yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn mới không ngừng rèn luyện phấn đấu, tăng cường đoàn kết vượt qua mọi khó khăn thử thách, nâng cao nhiệt tình trách nhiệm, làm việc bằng trái tim của mình vì tương lai và hạnh phúc của con trẻ.

- Thực hiện phương châm "Toàn làng làm công tác giáo dục". Công tác giáo dục không chỉ là của cán bộ giáo dục, của giám đốc, của bà mẹ mà của tất cả cán bộ nhân viên trên cương vị công tác của mình phải tham gia tích cực vào công tác giáo dục trẻ. Phải thống nhất giữa làng và các bà mẹ trong phương pháp giáo dục trẻ, tránh hiện tượng "Trống đánh xuôi kèn thổi ngược" sẽ không đem lại kết quả trong công tác giáo dục. Phải kết hợp chặt chẽ các mặt giáo dục để hỗ trợ, bổ sung cho nhau, các mục tiêu giáo dục không tách rời, không thực hiện độc lập. Tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của các cơ quan hữu quan trực tiếp là các cộng tác viên, duy trì và phát triển mạng lưới cộng tác viên để tư vấn giúp đỡ làng trong công tác giáo dục.

- Củng cố và xây dựng đội ngũ giáo viên, giáo viên thật sự ổn định và gắn bó vững vàng về tư tưởng, yên tâm công tác, thực sự trở thành lực lượng nòng cốt, mẫu mực hỗ trợ đắc lực cho các bà mẹ, bà dì trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

- Mở các lớp đào tạo bồi dưỡng về tổ chức cuộc sống gia đình, lớp học về dinh dưỡng, lớp học về chăm sóc sức khoẻ, học về tâm lý, cách phòng chữa bệnh để các bà mẹ, bà dì nâng cao kiến thức của mình thực hiện ngày

càng tốt vai trò bà mẹ SOS. Làng sẽ tiếp tục động viên các mẹ, dì đoàn kết phấn khởi công tác, tất cả vì con trẻ thân yêu. Tiếp tục phát huy vai trò của người mẹ - chủ nhân của đại gia đình SOS, đóng góp nhiều hơn cho sự trưởng thành và vào đời của các con một cách tốt đẹp.

- Trong những năm tới, đất nước càng phát triển và nhu cầu việc làm ngày càng cao đòi hỏi trình độ và tay nghề của người lao động phải được nâng lên. Chính vì vậy công tác hướng nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho các con trong làng được đặt lên vị trí hàng đầu trong các hoạt động với mục đích giúp trẻ có một nghề để tự lập cuộc sống.

- Tiếp tục quản lý và chăm sóc, giáo dục trẻ theo các chuẩn mực tiên tiến về văn hóa, đạo đức, sức khoẻ, giúp các em từng bước trưởng thành, tiến bộ, trở thành những công dân có ích cho Tổ quốc, tự lập được cuộc sống bản thân.

- Làng trẻ em SOS Vinh phát huy nội lực, tranh thủ sự giúp đỡ của mọi người, mọi ngành, mọi tổ chức, tiếp tục xây dựng làng trẻ em SOS Vinh giữ vững vị trí là một làng ổn định, có những bước phát triển vững chắc, đúng hướng và có hiệu quả trong hệ thống các làng trẻ em SOS Việt Nam.

3.2. Một số giải pháp nâng cao vai trò tác dụng của mô hình của làngtrẻ em SOS Vinh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mồ côi. trẻ em SOS Vinh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mồ côi.

3.2.1. Ban lãnh đạo làng

Giám đốc là hình ảnh của người cha, người chú đối với con trẻ, là người anh, em của các bà mẹ, bà dì, là người đại diện của chính quyền của cộng đồng làng. Giám đốc phải thể hiện đúng vai trò của mình, đáp ứng sự tín nhiệm của toàn thể nhân viên, các bà mẹ, bà dì và tất cả con trẻ. Giám đốc là người hướng dẫn, cố vấn, tạo điều kiện cũng như giám sát mọi thành viên trong làng thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình. Mỗi một quyết định của giám đốc phải đảm bảo được sự công bằng, sáng suốt và hợp lòng mỗi người trong làng. Tuy nhiên giám đốc làng cũng không thể là người độc tài, cần lắng

nghe ý kiến của anh chị em nhân viên, các bà mẹ, bà dì để đưa ra những quyết định kịp thời với mọi tình huống xảy ra trong làng. Để công tác chăm sóc trẻ mồ côi của làng trẻ em SOS Vinh trong những năm tới đạt kết quả cao hơn, nhằm nâng cao vai trò của làng trong hoạt động này thì ban lãnh đạo làng với vai trò là người đứng đầu làng, có trách nhiệm toàn diện về mọi mặt hoạt động cần:

- Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ các bà mẹ, bà dì nhằm liên tục cung cấp thêm thông tin, trang bị thêm kiến thức, kinh nghiệm trong việc tổ chức cuộc sống gia đình, giáo dục và quản lý các con theo kịp sự phát triển của trẻ.

- Có kế hoạch chỉ đạo công tác giáo dục, kế hoạch đó phải được xây dựng trên cơ sở thực tế của làng qua từng thời kỳ phát triển, chú trọng công tác giáo dục đối với đối tượng trẻ lớn.

- Có kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác giáo dục, cung cấp các tài liệu về công tác giáo dục, tạo điều kiện để cán bộ giáo dục của làng trẻ em SOS Vinh giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với cán bộ giáo dục các làng khác trong hệ thống làng trẻ em SOS Việt Nam, để tránh hoạt động khép kín trong nội bộ của làng.

- Tăng cường và chú trọng hơn nữa đến công tác khen thưởng các bà mẹ, bà dì, cán bộ giáo dục. Đặc biệt là trẻ có nhiều thành tích, chăm ngoan, học giỏi cần khuyến khích trẻ bằng những phần thưởng có giá trị.

- Đối với những trẻ học quá kém không thể tiếp thu được kiến thức cần có biện pháp giải quyết đầu ra bằng cách tổ chức những cơ sở truyền nghề, kèm cặp nghề cho trẻ trong hệ thống SOS để giúp trẻ có điều kiện thuận lợi trong việc chuẩn bị cuộc sống tự lập.

- Có quy chế khen thưởng, kỷ luật với trẻ, đặc biệt là các hình thức kỷ luật để giúp trẻ cố gắng trong học tập và rèn luyện, ngăn chặn tư tưởng chây lười, ỷ lại, vô tổ chức kỷ luật của trẻ.

3.2.2. Nhân viên giáo dục

Nhân viên giáo dục là thành viên trong bộ máy nhân viên làm việc tại làng trẻ em SOS, là người có chuyên môn, nghiệp vụ, đã qua đào tạo được tuyển chọn để thực hiện các công tác giáo dục và tham gia tổ chức các hoạt động của làng. Nhân viên giáo dục giúp giám đốc làng theo dõi quá trình phát triển của trẻ, hỗ trợ và giúp đỡ các bà mẹ trong việc nuôi dạy con, giúp các trẻ trong học tập, rèn luyện từ khi vào làng đến khi trưởng thành.

Nhân viên giáo dục là cầu nối giữa nhà trường - làng - các gia đình, là người tổ chức và thực hiện tốt các kế hoạch giáo dục của trẻ các tháng, quý, năm. Nhân viên giáo dục phải là người hiểu trẻ, luôn luôn gần gũi với các bà mẹ, là người bạn tâm tình với trẻ để trẻ tin cậy, bộc lộ những tâm tư, tình cảm; nhân viên giáo dục là tấm gương sáng cho trẻ noi theo, nhiệm vụ đòi hỏi nhân viên giáo dục phải kiên trì bền bỉ và có trách nhiệm, có tình thương yêu đối với trẻ.

Có mối quan hệ với nhà thường thường xuyên, nắm bắt chương trình khóa học, học phụ đạo của trẻ, nắm chắc lực học của từng trẻ cũng như ý thức tổ chức kỷ luật của trẻ, thái độ của trẻ đối với thầy cô bên trường. Phát hiện tài năng của trẻ để tạo điều kiện cho trẻ phát huy và bồi dưỡng tài năng.

Quan tâm và gần gũi các bà mẹ để hiểu các bà mẹ, hiểu trẻ, san sẻ với các bà mẹ những khó khăn. Qua đó tư vấn giúp đỡ các bà mẹ những trường hợp cụ thể trong việc quản lý, giáo dục trẻ.

Thường xuyên có các cuộc nói chuyện riêng với trẻ (đặc biệt là với trẻ gái lớn) để nắm bắt những suy nghĩ tình cảm của trẻ, những vướng mắc mà trẻ gặp phải để giúp trẻ tháo gỡ.

Tìm hiểu nguồn gốc xuất thân của trẻ, nắm chắc cá tính của trẻ để có phương pháp giáo dục đúng đắn nhằm đạt hiệu quả cao. Khi trẻ có thành tích (dù là nhỏ) nhân viên giáo dục cần khích lệ kịp thời, trẻ có vấn đề cần nhắc nhở, phải gặp trực tiếp phân tích và hướng dẫn trẻ.

Các nhân viên giáo dục phải nắm chắc nhiệm vụ giáo dục, nắm chắc tình hình trẻ và kết hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau trong công việc hàng ngày.

3.2.3. Bà mẹ, bà dì

ở làng trẻ em SOS, nhiệm vụ và vai trò của bà mẹ là vô cùng quan trọng. Bà mẹ là hạt nhân của gia đình, là cầu nối giữa các con với nhân viên, cộng đồng làng và xã hội. Ngoài việc nuôi dưỡng, chăm lo sức khoẻ cho trẻ các bà mẹ còn phải đáp ứng, bù đắp những thiếu hụt mất mát về tình cảm và tinh thần cho trẻ. Tình yêu thương của bà mẹ không chỉ thể hiện ở việc chăm lo ngày hai bữa ăn cho các con, mà từ những việc tưởng như bình thường nhất tới những chăm sóc về tình cảm, tinh thần cho trẻ: mẹ tổ chức ngày sinh nhật cho các con, cảm thông với những gì các con trải qua trước khi vào làng, chia sẻ với mọi niềm vui nỗi buồn của các con. Con được điểm tốt ẹ khuyến khích, con bị điểm xấu mẹ tìm nguyên nhân nhắc nhở con học tập. Để công tác chăm sóc, giáo dục đạt hiệu quả tốt hơn, bà mẹ cần:

Xây dựng tình mẹ con, giữa mẹ con phải có tình mẫu tử thật sự, bà mẹ phải thể hiện được tình yêu thương, đức hi sinh của người mẹ, phải thể hiện sự công bằng trong nuôi dạy và chăm sóc các con. Bà mẹ phải là tấm gương sáng cho các con noi theo. Qua đó, mẹ mới có thể sử dụng được quyền hạn và trách nhiệm của mình với trái tim người mẹ.

Các bà mẹ cần tham gia đầy đủ các cuộc hội thảo về khuyến học, trao đổi những kinh nghiệm về giáo dục con, cách tổ chức cuộc sống gia đình, cải tạo quan hệ mẹ con, duy trì và nuôi dưỡng bầu không khí trong gia đình, xây dựng nếp sống gia đình văn hóa, giáo dục trẻ cá biệt, chăm sóc và quản lý, giúp đỡ các con tránh xa các tệ nạn xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Vai trò, tác dụng của mô hình chăm sóc giáo dục Trẻ em mồ côi ở Làng SOS Vinh- Nghệ An trong những năm gần đây (Trang 84)