Khu lưu xá thanh niên:

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Vai trò, tác dụng của mô hình chăm sóc giáo dục Trẻ em mồ côi ở Làng SOS Vinh- Nghệ An trong những năm gần đây (Trang 55)

VAI TRÒ, TÁC DỤNG CỦA MÔ HÌNH CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ MỒ CÔI Ở LÀNG SOS VINH

2.3.5.Khu lưu xá thanh niên:

Khu lưu xá thanh niên là một bộ phận trực thuộc của Làng, hoạt động của lưu xá gắn liềnvới hoạt động của Làng. Đây là mô hình chăm sóc, giáo dục tập trung đối với những trẻ trai từ 14- 15 tuổi ở các gia đình trong Làng chuyển sang và một số em thuộc diện trẻ nghèo học giỏi được tuyển từ cac sđịa phương trong tỉnh vào hưởng học bổng SOS.

Lưu xá thanh niên Làng được triển khai từ ngày 01/03/1996, với số trẻ ban đầu là 06 em, được tổ chức thực hiện tại một nhà ở trong Làng. Đến ngày 22/12/1997 khu lưu xá thanh niên bên cạnh Làng chình thức đi vào hoạt động. Đây là một trong khu lưu xá lớn với những khu lưu xá của các làng SOS ở Việt Nam, với quy mô 50- 60 em.

Quá trình các em sống ở khu lưu xá thanh niên chỉ diễn ra trong một thời gian nhất định từ 3- 5 năm, nhưng vô cùng quan trọng, có ý nghĩa đến sự trưởng thành của các em. Đây là môi trường thuận lợi để các em học tập, rèn luyện, trang bị những kiến thức cần thiết, xây dựng ý thức tự giác, tự lập, tiến tới hòa nhập cộng đồng, hội nhập xã hội.

Khu lưu xá thanh niên là một gia đình lớn, tuy không có sự chăm sóc, chỉ bảo trực tiếp của các mẹ nhưng đây là sự tác động giáo dục một cách gần gũi, chân tình, chặt chẽ từ thấp đến cao của các cán bộ nhân viên mà các em quên gọi là các cô, các chú, các bác.

Khu lưu xá thanh niên

Nhiệm vụ trọng tâm của các em giai đoạn này là học tập văn hóa, rèn luyện tư cách đạo đức, với những hình thức hoạt động phong phú, những biện pháp tác động tích cực, phù hợp tâm lý- lứa tuổi, với sự nhiệt tình, nhẫn nại, không quản ngại thời gian của các cán bộ nhân viên ở đây từng bước đã giúp các em nang dần kết quả học tập, ý thức tự giác, tự lập.

Bên cạnh đó các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, ngoại khóa đều được quan tâm đúng mức, tạo điều kiện cho các em phát triển một cách toàn diện. Các chếđọ sinh hoạt như ăn- uống- nghỉ, vui chơi- giải trí, hội họp đều được thực hiện đúng lịch biểu và nội qui, qui định. tất cả những gì làm được ở đây là nhằm mục đích tạo cho các em có được những tình cảm sâu sắc, những kỷ niệm bền đẹp, để lại ấn tượng trong cuộc đời ở lứa tuổi thanh niên, chấp cánh cho các em thực hiện những ước mơ, hoài bão của mình để bay cao, bay xa hơn trong tương lai.

Tính đến ngày 31/12/2006, khu lưu xá thanh niên đang trực tiếp quản lý và cung cấp tài chính cho 71 em trong đó có 35 em đang học văn hóa từ lớp 7 đến lớp 12 (có 20 em chuyển từ làng sang, 25 em nghèo học giỏi hưởng học bổng SOS), 12 em đang học đại học, 04 em đang học trung học chuyên nghiệp, 03 em đang học nghề, 04 em đang chờ xin việc, 11 em đang đi làm (hưởng chế độ bán tự lập), 02 em do thiểu năng trí tuệ đang chờ xin việc làm phù hợp. Có 54 em đã rời khỏi lưu xá, hòa nhập cộng đồng trong đó có 19 em đã qua chương trình bán tự lập hoặc tự lập cuộc sống, 35 em nghèo hưởng học bổng SOS đang học ở các trường đại học, một số đã tốt nghiệp đại học, đang đi làm.

Khu lưu xá gồm 2 văn phòng dành cho 03 cán bộ giáo dục làm việc, mỗi phòng rộng khoảng 30m2, một phòng đa chức năng rộng khoảng 100m2 dành cho vui chơi, giải trí và các hoạt động khác; nhà ăn có diện tích khoảng 100m2 dùng để nấu ăn; phòng ngủ gồm 04 khu: A, B, C, D, mỗi khu gồm 04 phòng riêng với đầy đủ tiện nghi cần thiết để phục vụ sinh hoạt và học tập cho các em.

Thời gian 15 năm qua chưa phải là dài, nhưng những gì Làng trẻ em SOS- Vinh làm được ở đây cũng chưa nhiều, nhưng phần nào đã nói lên sự cố gắng vươn lên của các cháu, vai trò trách nhiệm của cán bộ nhân viên ở đây, sự quan tâm của tổ chức SOS quốc tế, SOS Việt Nam, các ban ngành ở trung ương và địa phương. Tương lai, sự nghiệp của các em đang ở phía trước, bên cạnh sự thuận lợi còn không ít khó khăn, phức tạp nảy sinh trong công tác chăm sóc, giáo dục các em như các tệ nạn- tiêu cực xã hội, tư tưởng ỷ lại, ăn chơi đua đòi…đó là những cám dỗ đối với các em và cũng là thách thức đối với những người làm công tác giáo dục ở đây. Do vậy đòi hỏi các em phải cố gằng nhiều hơn nữa, chăm ngoan, học giỏi, biết vang lời và mong các cán bộ nhân viên ở đây cố gắng hơn nữa, tích cực hơn nữa, tiếp tục dành những gì tốt đẹp nhất cho các em, giúp các em vươn lên thành đạt, như suy nghĩ của Cố chủ tịch Hermann Gmeiner “Trên thế giới này chẳng có gì quan trọng hơn việc chăm sóc cho một đứa trẻ”.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Vai trò, tác dụng của mô hình chăm sóc giáo dục Trẻ em mồ côi ở Làng SOS Vinh- Nghệ An trong những năm gần đây (Trang 55)