Mô hình chăm sóc trẻ mồ côi ở Làng SOS Vinh:

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Vai trò, tác dụng của mô hình chăm sóc giáo dục Trẻ em mồ côi ở Làng SOS Vinh- Nghệ An trong những năm gần đây (Trang 58)

VAI TRÒ, TÁC DỤNG CỦA MÔ HÌNH CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ MỒ CÔI Ở LÀNG SOS VINH

2.4.1. Mô hình chăm sóc trẻ mồ côi ở Làng SOS Vinh:

Gia đình đầy đủ, yên vui là hạnh phúc thiêng liêng của cuộc đời mỗi con người, trẻ mồ côi mặc dù có sự thương yêu, chăm sóc của người thân, của gia đình thứ hai nhưng vẫn không thể bù đắp được sự thiếu vắng tình mẫu tử của người mẹ, sự dạy bảo ân cần của người cha. Vì vậy các em luôn sống trong mặc cảm, tự ti, lầm lì, ít nói. Phần lớn trẻ khi đưa vào Làng SOS- Vinh đều sống khép kín, xa lánh, ít cười đùa với mọi người, thậm chí có em suốt ngày chỉ khóc.

là con mồ côi”. Do vậy trạng thái tâm lý tình cảm của trẻ dễ phát sinh những biểu hiện không bình thường. Các em luôn đặt cho mình những câu hỏi: “Tại sao mình lại rơi vào hoàn cảnh như thế này?”, “ước gì mình được có mẹ, có cha”…Các câu hỏi như thế càng xuất hiện khi các em gặp trở ngại va vấp trong cuộc sống. Tâm lý bất bình thường đó tạo cho các em có những cá tính trội hơn so với trẻ bình thường. Đồng thời các em rất nhạy cảm với những gì xảy ra xung quanh làm nảy sinh một loạt suy nghĩ và hành vi tự ái, tính tự trọng, thậm chí có em hoài nghi, so sánh. Những trắc ẩn về tâm hồn có thể tạo nên những sức mạnh để các em nỗ lực phấn đấu vươn lên hoàn cảnh. Song, cũng có thể tạo nên sự bướng bỉnh, dễ bị kích động, dễ phát sinh cá biệt.

Để mô hình chăm sóc , giáo dục đạt hiệu quả tốt, yêu cầu cán bộ công nhân viên chức, các mẹ các gì làng SOS vinh phải luôn luôn xuất phát từ đặc điểm của các em để có nội dung , hình thức, phương pháp thích hợp.

2.4.1.1. Mô hình chăm sóc về vật chất

Với quan điểm “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” Làng trẻ em SOS Vinh coi công tác nuôi dương là nhiệm vụ hang đầu. Làng đã thực sự đem đến cho các em một mái ấm gia đình, một cuộc sống hạnh phúc có sự che chở, nuôi dưỡng bởi bàn tay ấm áp của người mẹ,có tình thương yêu của các chị em trong gia đình.

Ngay khi được tiếp nhận vào làng, các em đã được ban lãnh đạo bố trí sắp xếp vào những gia đình SOS hợp lý theo độ tuổi và giới tính. Mỗi gia đình SOS gồm một mẹ và từ mười đến mười hai đứa con. Các con được sự che chở yêu thương của người mẹ và một người gì thay thế khi mẹ ốm. Các em ở đây được sống như những gia đình ngoài xã hội

Tùy vào số lượng độ tuổi của các em ở mỗi gia đình mà Làng đưa ra chế độ cấp kinh phí phù hợp. Với nguồn kinh phí nội trợ khéo léo của người mẹ, việc tổ chức các bữa ăn hang ngày luôn được chú trọng để đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp các em phát triển thể lực tốt.

Việc mua sắm quần áo, giày dép, mũ nón đều do người mẹ lo liệu, các mẹ sẽ mua sắm quần áo, giày dép, mũ nón tư trang từng con dựa trên nguyện vọng của các em kết hợp với kinh phí được cấp xuống. Hơn nữa, việc chăm lo đời sống tư trang đều do có sự giúp đỡ, giám sát của Ban lãnh đạo làng để từ đó đưa ra các cấp độ kinh phí phù hợp.

Ngoài việc tổ chức các bữa ăn cho các con phù hợp, các mẹ còn phải đảm bảo từng giấc ngủ, thời gian học hành, thời gian giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, tưới hoa, trồng rau. Chính sự quan tâm chăm sóc taanj tình của người mẹ mà các em có điều kiện hòa nhập cộng đồng tốt hơn. Đươcj giao lưu, vui chơi, giải trí với bạn bè bên ngoài giúp các em dần dần giảm đi tâm trạng tự ti, mặc cảm.

Vinh đủ để trang trải với mức sống trung bình, song với một gia đình đông con như Làng SOS thì nhu cầu rát lớn và đa dạng, để các con trong gia đình được ăn đủ, ăn ngon, mặc ấm, mặc đẹp, có đầy đủ sách vở, điều kiện học tập thì các mẹ phải có kế hoạch chi tiêu hợp lý.

Ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng các em về ăn mặc, để trẻ phát triển toàn diện Làng còn chú trọng nhiều đến công tác chăm sóc sức khỏe, với phương châm: “phòng bệnh hơn chữa bệnh” Làng trẻ em SOS- Vinh thường xuyên tổ chức thực hiện công tác: làm vệ sinh nơi ở, tuyên truyền giáo dục các em biết cách làm vệ sinh cá nhân, them dõi sát sao chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, đảm bảo tất cả các em đều khỏe mạnh, phát triển toàn diện về trí lực và thể lực. Làng trẻ em SOS- Vinh cũng luôn kết hợp song song công tác phòng bệnh và công tác khám chữa bệnh ban đầu như: thử máu hội chẩn, khám lâm sang, chụp X- quang để sớm phát hiện ra bệnh nếu có kịp thời chữa trị cho các em, nếu các em măc phải một số bệnh ngoài khả năng xử lý của làng, Làng sẽ trả về địa phương đã gửi theo quy chế.

Khám sức khỏe định kỳ: hang tháng, làng còn tổ chức khám chữa bệnh chung theo quy định của Bộ y tế, các em được cân đo, kiểm tra về tai mũi họng để biết được chính xác quá trình phát triển và tình trạng sức khỏe của mỗi em. Bên cạnh đó còn nhằm phòng ngừa một số bệnh có thể xảy ra với trẻ nhỏ như: ho gà, uốn ván…

Khám sức khỏe theo mùa vụ: khi chuyển mùa các em đều khám chữa bệnh dễ lây lan theo mùa vụ như: đau mắt hột, ho, sởi…

Ngoài việc tổ chức khám chữa bệnh, Làng còn trang bị cho mỗi gia đình một tủ thuốc y tế riêng để gia đình tự chữa những bệnh đơn giản như: nhức đầu, sổ mũi,hay kịp thời sơ cứu ban đầu cho các em trường hợp khẩn cấp trong khi chờ sự có mặt của bác sĩ. Trường hợp bệnh nhân nặng mà các bác sĩ ở lnàg không đủ điều kiện chữa trị các em đó sẽ được đưa vào bệnh viện tỉnh,

thành để khám chữa bệnh.

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, các mẹ, các dì được hỗ trợ rất nhiều để chăm sóc trẻ chu đáo. Ngoài việc cung cấp kinh phí đầy đủ, Làng còn tổ chức những khóa học về tổ chức cuộc sống gia đình, lớp học về dinh dưỡng, lớp học về chăm sóc sức khỏe, phòng chữa bệnh cho trẻ, đảm bảo nuôi dạy các em một cách khoa học. hơn nữa các cô chú lãnh đạo trong làng thường xuyên thăm hỏi các gia đình, lắng nghe tâm tư tình cảm của các em tạo sự gắn bó gần gũi trong đại gia đình.

Qua những hoạt động chăm sóc sức khỏe tại làng SOS- vinh có thể thấy trẻ em ở đây được chăm sóc nuôi dưỡng trong những điều kiện tốt, đảm bảo sức khỏe , có sự phát triển bình thường nhưnhững trẻ khác. Nhờ có thể lực tốt thông qua sự chăm sóc tận tình chu đáo, việc tiếp thu kiến thức ở trường của các em sẽ đạt hiệu quả tốt hơn, tạo nền tảng kiến thức vững chắc cho các em. Đây là một điều kiện cần thiết, quan trọng để các em có thể học lên các bậc cao hơn tại cắc trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, góp phần mở ra hướng đi tốt đẹp trong tương lai cho các em.

Mặt khác, nhịp sống công nghiệp như hiện nay đòi hỏi mội người cần một sức khỏe tốt để làm việc. Nên khi các em của Làng SOS- Vinh được chăm sóc tốt, sẽ có một sức khỏe tốt đáp ứng được yêu càu của mọi công việc cũng như mong muốn của người tuyển dụng lao động, cơ hội tìm việc sẽ lớn hơn và vì thế nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Ngoµi ra, søc khoÎ tèt cßn lµ yÕu tè ¶nh hëng tÝch cùc tíi sù ph¸t triÓn trÝ lùc, sù ph¸t triÓn toµn diÖn vÒ tinh thÇn vµ qu¸ tr×nh hoµn thiÖn nh©n c¸ch cña trÎ, gióp cho c¸c em trë thµnh ngêi "m¹nh vÒ thÓ chÊt, t¬i s¸ng vÒ t©m hån" vµ cã Ých cho x· héi.

2.4.1.2. Chăm sóc về tinh thần:

Con người có rất nhiều nhu cầu, nhưng để có thể tồn tại và phát triển cần có đầy đủ nhu cầu về vật chất và tinh thần.

Nhận thấy tầm quan trọng của nhu cầu tinh thần bên cạnh việc nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, đảm bảo cho các em đời sống vật chất đầy đủ Làng còn chú trọng chăm sóc đời sống tinh thần cho các em.

Tình thương yêu là một nhu cầu không thể thiếu được đối với tất cả mọi người. Đặc biệt là đối với các em mồ côi thì nhu cầu này rất lớn. Người mẹ là người đầu tiên mang lại tình yêu thương cho đứa trẻ, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm lý tình cảm của đứa trẻ sau này. Nó theo cả cuộc đời đứa trẻ và quy chiếu tình cảm của đứa trẻ sau này. Nó theo cả cuộc đời đứa trẻ và quy chiếu tình cảm của đứa trẻ với mọi người xung quanh. Người mẹ cũng có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tâm lý đầu tiên của cuộc đời biểu hiện ở việc cung cấp dinh dưỡng, tình yêu thương thể hiện qua việc vuốt ve, âu yếm giúp đứa trẻ có cảm giác an toàn. Với trẻ mồi côi, sự thiếu vắng đi tình yêu thương của cha mẹ, người thân khiến trẻ luôn khát khao tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc.

Khi vào Làng SOS các em sẽ được sống trong vòng tay của người mẹ thứ hai - mẹ SOS. Mẹ SOS là những người không có con, tự nguyện vào làng làm việc, gắn bó với công việc đến tuổi nghỉ hưu. Các mẹ chăm sóc cho các em từ bữa ăn giấc ngủ, bảo ban nhắc nhở việc học hành, chỉ dạy cách đối nhân xử thế bằng chính kinh nghiệm sống của bản thân. Các mẹ giúp các em phát huy khả năng bản thân, khắc phục hạn chế, giúp các em nuôi dưỡng những giấc mơ tốt đẹp. Sự nhiệt huyết, tận tâm của các mẹ kết hợp với những kiến thức khoa học được trang bị, các mẹ thực sự đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho các con. Là những người gần gũi nhất với các em, nơi các em có thể gởi gắm những tâm sự, thắc mắc những điều còn bỡ ngỡ, mới mẻ trong cuộc sống nên các mẹ hơn ai hết là người hiểu được tính cách, tố chất, điểm mạnh, điểm yếu của từng em. Vì thế khi các em trong làng SOS đến tuổi cần chọn hướng đi riêng người mẹ đóng vai trò rất quan trọng. Trong cuộc sống hàng ngày người mẹ đã khéo léo tìm được cách nói về khả năng thực tế của các em,

kết hợp với lý lẽ phân tích về sở thích mong muốn của các em để các em tự nhận thức được sự phù hợp giữa thực tế và mong muốn và mình mà có sự lựa chọn việc học tiếp, học gì và làm gì trong tương lai.

Đối với trẻ làng SOS - Vinh người mẹ SOS đã mang đến cho các em tình thương, tình mẫu tử, sự ấm cúng, hâm nóng lại trái tim yêu thương của trẻ, dẫn dắt các em dần dần hòa nhập với cuộc sống.

Để đáp ứng yêu cầu tinh thần cho các con, Làng SOS - Vinh đã thường xuyên tổ chức cho các em vui chơi giải trí, tham gia giao lưu văn hóa văn nghệ thể thao ở tại Làng và các nơi khác.

Hoạt động vui chơi giải trí:" ngoài giờ học văn hóa ở trường và ở nhà các em được mẹ mình tận tâm hướng dẫn dọn dẹp nhà cửa, tạo niềm ui trong lao động sau những giờ học căng thẳng. Thời gian rảnh rỗi các em có thể xem tivi, nghe đài, đọc báo, học vi tính để luôn được cập nhật thông tin về thời sự trong nước và quốc tế. Đồng thời Ban lãnh đạo cũng tổ chức cho các em đi tham quan, nghỉ mát vào những dịp ngày lễ, ngày nghỉ, giúp các em hiểu biết

về cảnh quan của đất nước. Hơn nữa đây là cơ hội để các em tái hòa nhập cộng đồng và xóa đi sự tự ti, mặc cảm. Ban lãnh đạo Làng luôn quan tâm để sớm phát hiện và bồi dưỡng các em có năng khiếu. Làng mở các lớp như hội họa, âm nhạc, thể thao, văn nghệ, nữ công gia chánh, tổ chức các cuộc thi thu hút đông đảo các em tham gia.

Khi tết đến xuân về các em được tổ chức ăn tết tại Làng. Các gia đình, con cùng mẹ quây quần gói, nấu bánh chưng, đón giao thừa trong không khí tết tươi vui, ấm áp.

Các ngày lễ như ngày 1/6 - ngày tết thiếu nhi hay đêm rằm trung thu, các em đều nhận được quà, phá cỗ, liên hoan văn nghệ cùng các đơn vị như trường đại học sư phạm Vinh, đoàn văn nghệ quân khu 4.

Ngoài hoạt động văn nghệ làng còn tổ chức các hoạt động thể thao, các buổi tập, thi đấu như: bóng đá, cầu lông, cờ vua, võ thuật. Đây là cơ hội để các em khẳng định mình, bộc lộ bản thân, hòa nhập với trẻ em ngoài xã hội.

Chính vì hiểu được sự chăm sóc chu đáo, tận tâm của các mẹ, các dì mà các em đã dành hết sự kính trọng, lòng biết ơn đến những người đã quan tâm, chăm sóc, dạy bảo. Từ đó các em sẽ cố gắng phấn đấu để trở thành người có ích cho xã hội, đáp ứng được sự mong mỏi của các mẹ, các dì, của ban giám đốc làng.

Qua đó ta thấy điều kiện chăm sóc trẻ tại làng khá tốt, cùng với sự cố gắng của các mẹ, các dì và lãnh đạo làng đã tạo một mái ấm gia đình giúp các em hoàn thiện nhân cách, tạo niềm tin vào cuộc sống cho các em. Chính niềm tin đó sẽ giúp các em hình thành và tôi luyện ý chí vươn lên trong cuộc sống. Điều đó sẽ giúp các em có một nghề nghiệp vững chắc và một tương lai tốt đẹp hơn.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Vai trò, tác dụng của mô hình chăm sóc giáo dục Trẻ em mồ côi ở Làng SOS Vinh- Nghệ An trong những năm gần đây (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w