Mô hình giáo dục

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Vai trò, tác dụng của mô hình chăm sóc giáo dục Trẻ em mồ côi ở Làng SOS Vinh- Nghệ An trong những năm gần đây (Trang 65)

VAI TRÒ, TÁC DỤNG CỦA MÔ HÌNH CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ MỒ CÔI Ở LÀNG SOS VINH

2.4.2.Mô hình giáo dục

Giáo dục trẻ vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, nó không chỉ là trách nhiệm mà phải có cả tình cảm và phương pháp. Đây là nhiệm vụ trung tâm,

trọng yếu trong tất cả các nhiệm vụ công tác của làng trẻ SOS Vinh. Nó được thực hiện xuyên suốt trong mọi hoạt động của làng. Thông qua giáo dục nhằm hình thành nhân cách cho trẻ, cung cấp cho trẻ những tri thức cuộc sống theo từng lứa tuổi, đảm bảo cho trẻ phát triển toàn diện. Công tác giáo dục thể hiện ở hai thành phần: chủ thể giáo dục (gia đình, nhà trường, xã hội) và đối tượng giáo dục. Chủ thể giáo dục giữ vai trò trọng yếu, chủ đạo. Trong chủ thể giáo dục, gia đình là tế bào của xã hội, giáo dục gia đình là nền tảng, là nhân tố chủ yếu có tính quyết định sự hình thành nhân cách trẻ, bà mẹ là biểu trưng của trẻ, nhất là bà mẹ và gia đình ở làng trẻ em SOS; gia đình là mái ấm, là ước mơ, là nơi xóa đi những mặc cảm đầu cuộc đời để gửi vào các em những tâm hồn lành mạnh, những ý nghĩ vui tươi, một niềm tin mãnh liệt.

Nội dung giáo dục cho trẻ em ở làng SOS Vinh được thực hiện đầy đủ, toàn diện như tất cả trẻ em bình thường khác. Ngoài ra, đối với trẻ ở làng SOS còn phải giáo dục ý thức xây dựng gia đình, tình mẫu tử, huynh đệ làm với đi những mặc cảm, những tổn thương trong tâm hồn các em để các em hòa nhập vào cộng đồng.

2.4.2.1. Giáo dục về đạo đức

Đạo đức phản ánh một loại ý thức đặc biệt quy định những nguyên tắc, những quy tắc ứng xử trong xã hội giữa người với người, giữa cá nhân với gia đình, với các nhóm xã hội khác, cũng như với toàn xã hội. Ngoài ra đạo đức còn bao gồm cả những nguyên tắc, quy tắc ứng xử với bản thân, với thiên nhiên, có liên quan trực tiếp, hoặc gián tiếp đến cuộc sống con người.

Giáo dục đạo đức là quá trình người giáo dục tổ chức các hoạt động và các quan hệ trong đời sống, giúp các em hiểu và biến các yêu cầu, các nguyên tắc, các chuẩn mực ứng xử khách quan của xã hội thành nhu cầu, niềm tin và thể hiện chúng trong hành vi ứng xử của các em trong cuộc sống.

Giáo dục đạo đức là nội dung quan trọng hàng đầu, là một nhiệm vụ rất nặng nề, nó thực hiện chức năng chuyển hóa con người sinh vật sang con

người xã hội, trong đó gia đình đóng vai trò quyết định. Ông cha ta thường nói: "Tiên học lễ, hậu học văn", Bác Hồ nói chuyện tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội ngày 21/6/1964: "Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng".

Mục tiêu của giáo dục đạo đức: về nhận thức giúp các em ý thức được các nguyên tắc, các chuẩn mực cơ bản trong đời sống con người; về thái độ, là trên cơ sở ý thức được các giá trị, chuẩn mực đạo đức, làm cho các em phải thể hiện rõ thái độ của mình đó là biến các giá trị chuẩn mực thành niềm tin, tình cảm của mình, đồng tình ủng hộ những hành vi phù hợp với giá trị đạo đức đồng thời phản đối những hành vi vô đạo đức; về hành vi, đó là hành động theo những giá trị mà các em tin vào tính đúng đắn và nhân bản.

Nội dung giáo dục đạo đức là 5 điều Bác Hồ dạy, giáo dục ý thức xây dựng mái ấm gia đình, tình mẫu tử, huynh đệ, lòng kính yêu, tình yêu thương, tinh thần tập thể, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi trong các hoạt động. Nội dung đó phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong tất cả các mặt giáo dục, các hoạt động trong gia đình, trong làng, trong trường và ngoài xã hội.

Để đạt hiệu quả tốt trong công tác giáo dục đạo đức cho trẻ mồ côi, làng SOS Vinh đã áp dụng nhiều biện pháp:

- Bằng cách duy trì sinh hoạt gia đình trong tuần, trong tháng để mẹ con có điều kiện ngồi lại với nhau tâm sự cùng nhau. Mẹ góp ý cho các con, con bày tỏ nguyện vọng mong muốn với mẹ. Qua đó, mẹ con sẽ thông cảm với nhau, tạo bầu không khí gia đình ấm cúng, xây dựng một nếp sống truyền thống văn hóa trong gia đình, xây dựng được tình mẫu tử, tình yêu thương giữa mẹ con, anh chị em hòa thuận, nhân ái. Sống trong một gia đình như vậy, trẻ sẽ được hình thành và nuôi dưỡng những đức tính tốt đẹp.

- Bằng các hình thức cho trẻ đi thăm quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; kết nghĩa và đi thăm các trung tâm nuôi dưỡng người già, người có công với Tổ quốc. Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ nhân các ngày lễ lớn để

giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, giáo dục tình nhân ái.

- Tổ chức các đợt thi đua giữa các gia đình cũng là một biện pháp khích lệ các em. Thông qua đi đua, những tồn tại và vấn đề nổi cộm được phát hiện và uốn nắn kịp thời.

Với các biện pháp trên cộng với sự tận tình, tâm huyết của các mẹ, các dì và ban lãnh đạo làng nên trong công tác giáo dục đạo đức cho trẻ tại làng đã đạt được những kết quả đáng kể: hầu hết các em rất ngoan ngoãn, thực hiện tốt các quy định của làng và nhà trường, tích cực tham gia các hoạt động chung, hiện tượng vi phạm lỗi đã giảm. Chưa có em nào sa ngã vào tệ nạn xã hội như ma tuý, rượu chè, cờ bạc. Kết quả xếp loại đạo đức năm học 2000 - 2006 của các em trong làng SOS Vinh như sau: tốt 80%, khá 19%, trung bình 1%. Qua bình xét các đợt thi đua trong năm tại làng có 40 em đạt danh hiệu "Người con hiếu thảo" được làng tặng giấy chứng nhận tuyên dương trước toàn làng.

Để đạt được kết quả cao trong học tập, trước tiên làng SOS Vinh đã giáo dục ý thức học tập cho tất cả các con trong làng, giúp các em hiểu được tương lai của chúng phụ thuộc vào việc học tập văn hóa hiện tại để nhằm mục đích: Tạo cho trẻ một ý thức tự giác, say sưa miệt mài trong học tập, nâng cao chất lượng học tập.

Các con trong làng sẽ theo học tại trường học ba cấp Herman Gmeiner của làng. Với đội ngũ giáo viên được đào tạo tại các trường sư phạm, giảng dậy đúng chuyên môn theo chương trình quốc gia, các em được đảm bảo nội dung học như các trường phổ thông khác. Xen kẽ với các buổi học văn hóa nhà trường tổ chức hoạt động ngoại khóa các môn học, tổ chức giao lưu giữa các lớp, các trường, tổ chức thi văn nghệ giúp các em sống hòa nhập hơn, vui vẻ thoải mái do đó mà nâng cao được chất lượng, hiệu quả học văn hóa.

hướng dẫn chỉ bảo của đội ngũ cán bộ giáo dục kết hợp với các gia sư tình nguyện ở trường Đại học sư phạm Vinh. Bộ phận giáo dục gồm 5 cán bộ trình độ đại học và sau đại học sẽ kiểm tra và giảng giải những vấn đề mà các em còn thắc mắc. Hàng tháng, quý, năm cán bộ giáo dục có nhiệm vụ tổng kết hoặc đến cuối kỳ tổ chức sơ kết học kỳ chọn ra những em học sinh ưu tú khá giỏi để khuyến khích khen thưởng giúp các em học tập hăng say hơn, còn những em vi phạm kỷ luật trong học tập thì phải có hình thức giáo dục thuyết phục để các em rút kinh nghiệm.

Do các con của làng quá đông, đội ngũ cán bộ giáo dục không thể giải đáp một lúc đất cả các thắc mắc của con trẻ vì thế ban lãnh đạo làng đã thực hiện việc kết nghĩa với trường đại học sư phạm Vinh. Nhà trường sẽ cử ra một đội ngũ lớn sinh viên giỏi, nhiệt tình đến cùng với cán bộ giáo dục của làng kèm các em học tại nhà vào các buổi tối và dịp hè.

Đối với những em học giỏi làng sẽ tạo điều kiện để các em có thể phát huy hết khả năng của mình bằng việc cho các em thi vào các trường chuyên, đi học thêm để nâng cao kiến thức.

Hàng năm vào thời gian các em được nghỉ hè làng tổ chức mở các lớp văn hóa hè cho các em từ lớp 1 đến lớp 11 nhằm mục đích củng cố thêm kiến thức và tránh việc sao nhãng học hành trong mùa hè của các con. Đối với những em cuối cấp được làng ưu tiên mọi điều kiện về thời gian để các em học trung vào học và ôn thi, đồng thời sẽ mời giáo viên về tại làng mở lớp ôn thể các em ôn thi đạt kết quả cao nhất.

Để duy trì nề nếp học tập của các con, làng SOS Vinh có biện pháp hữu hiệu và lâu dài như sau:

- Bà mẹ - làng - nhà trường cần kết hợp chặt chẽ để giám sát uốn nắn rẻ, tạo cho trẻ một ý thức tự giác trong học tập, có động cơ học tập đúng đắn, có phương pháp học tập đạt kết quả cao.

mở lớp bồi dưỡng, giúp đỡ trẻ học tập.

- Kèm cặp và giúp đỡ trẻ có học lực yếu để bù đắp những kiến thức, duy trì học tập của các em bằng cách hình thức: tập trung trẻ yếu lên học tập trung trên làng dưới sự quản lý của nhân viên giáo dục, tìm gia sư kèm cặp các em.

- Tổ chức tốt một số lớp tiếng Anh để kèm cho trẻ học tiếng Anh yếu, tiến tới tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh giúp các em hứng thú trong học ngoại ngữ.

Với sự quan tâm sát sao của làng cùng với nỗ lực phấn đấu vươn lên của các em nên kết quả học tập văn hóa của trẻ trong làng gặt hái được những thành quả đáng khích lệ. Nhiều em đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp thành phố và con số này ngày một tăng lên.

Những thành tích mà các em đạt được đã phần nào thể hiện sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của chính các em đồng thời cho chúng ta thấy được sự quan tâm tận tình của ban lãnh đạo làng, cán bộ giáo dục và nhất là sự động viên khích lệ của các mẹ trong việc học tập văn hóa của các con trong làng.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác giáo dục văn hóa của làng trẻ em SOS Vinh vẫn còn những tồn tại. Có nhiều em do ý thức học tập kém, ham chơi dẫn đến kết quả học tập không sao. Số lượng các em chỉ học đến hết hớp 9 rồi chuyển đi học nghề, đi làm ngày một đông vì các em chưa thật sự thấy được tầm quan trọng của việc học văn hóa với tương lai sau này của mình.

2.4.2.3. Giáo dục về năng khiếu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là nhiệm vụ cần thiết nhằm phát huy, phát triển những hưng phấn riêng biệt, những tố chất sẵn có trong mỗi trẻ trên từng mặt, từng môn học. Thông qua giáo dục văn hóa và các hoạt động tập thể các em sẽ bộclộ những hứng thú, chúng ta kịp thời phát hiện, sớm bàn bạc, phối hợp tổ chức những hình thức bồi dưỡng học tập cho trẻ ở trường, ở làng để các em rèn luyện, phát triển nâng cao dần khả năng.

Lớp học đàn Măngđôluyn

Đối với việc giáo dục năng khiếu làng SOS Vinh thực hiện theo hướng: - Đối với những trẻ có năng khiếu thực sự phát triển tốt, tiếp tục cho rèn luyện khi đủ điều kiện cho các em học các trường lớp chuyên biệt theo hướng nghề nghiệp.

- Làng đã mở các lớp học như: võ karate, vẽ, dàn, múa, thêu, may các lớp học này luôn được duy trì hoạt động. Hơn nữa với việc mở các lớp học năng khiếu góp cho phong trào của làng thêm phần sôi nổ và tạo nên lực lượng tham gia các cuộc thi mà xã, phường, thành phố, tỉnh tổ chức. Làng trẻ em SOS Vinh là một trong những đơn vị tham gia đầy đủ hội thi "Hoa phượng đỏ" do thành phố tổ chức.

Thông qua các lớp năng khiếu tài năng các em đã được bộc lộ, điển hình là em Nguyễn Thị Cần và Trần Thị Mai đã trở thành học sinh trường múa Việt Nam. Sau 7 năm học hai em đã trở thành diễn viên múa, hiện nay đang

làm việc tại đoàn ca múa vũ kịch Việt Nam. Như vậy là các em đã trưởng thành, đã có nghề trong tay và vững vàng bước vào đời.

Với mục đích để các em phát triển toàn diện và thể hiện tài năng, ban lãnh đạo làng đã rất quan tâm đến việc phát triển năng khiếu. Vì vậy qua nhiều năm học, qua các kỳ thi các em ở làng trẻ em SOS Vinh đã đạt nhiều thành tích cao và dành được nhiều phần thưởng có giá trị. Riêng môn vẽ từ năm 1992 đến nay đã có 58 giải thưởng quốc gia và quốc tế, trong đó có 24 giải nhất, 12 giải nhì và 13 giải ba. Đặc biệt có một em đạt giải ba vẽ tranh quốc tế được Trung ương Đoàn tặng bằng khen. Có 4 em đạt giải cờ vua của tỉnh và 1 em được dự thi cờ vua toàn quốc năm 2000.

Với những thành tích gặt hái được đã phần nào khẳng định được năng khiếu của các em ở làng SOS Vinh là rất phong phú và sự quan tâm của làng là rất hợp lý, đúng đắn. Việc tạo điều kiện phát triển năng khiếu là một yếu tố, một con đường để các em bước vào đời.

2.4.2.4. Giáo dục về giới tính và pháp luật * Giáo dục giới tính:

Giáo dục giới tính là chương trình giáo dục đề cập đến các vấn đề về giới tính nhằm giúp cho người học có những hiểu biết về giới tính trên cơ sở đó hình thái độ, hành vi ứng xử giới đúng đắn.

Giáo dục giới tính là bộ phận của giáo dục văn hóa cuộc sống nói chung và văn hóa giới tính nói riêng, nó góp phần vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách.

Bên cạnh việc giáo dục văn hóa, đạo đức thì hoạt động giáo dục giới tính cũng rất quan trọng và cần thiết cho các em làng trẻ SOS Vinh. Do mô hình này, các em sống trong một gia đình có đông anh chị em, cả nam và nữ, cả lớn và bé, tuổi dậy thì của mỗi em đến sớm muộn khác nhau mà các em lại không cùng huyết thống, vì thế cần trang bị kiến thức giới tính để các em hiểu biết về tâm sinh lý, bản thân mình, tình bạn bè, tình yêu đôi lứa để tránh những sai lầm đáng tiếc xảy ra khi các em đang bước vào tuổi trưởng thành.

Để thực hiện tốt giáo dục giới tính cho trẻ, hàng năm, các bà mẹ được tổ chức các buổi tập huấn nâng cao kiến thức và kiểu biết về tâm sinh lý của trẻ đặc biệt là trẻ ở tuổi dậy thì. Qua đó, trang bị đầy đủ những kiến thức về giới tính, sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho các mẹ, các dì để dạy bảo, tâm sự những kiến thức đó cho các con mình.

Những khả năng, điểm mạnh, điểm yếu, những băn khoăn của tuổi mới lớn, về tính cách bản thân, các em không dễ dàng tự nhận ra và dàm chia sẻ. Phần lớn các em đang ở độ tuổi ham hiểu biết, tò mò nên cần được chỉ dẫn để có hướng đi đúng đắn. Do đó, làng đã tổ chức những buổi nói chuyện cho các em cùng với chuyên gia tâm lý với nhiều chủ đề khác nhau như: tâm sinh lý, cách ứng xử văn hóa, cách hòa nhập vào cộng đồng.

Hàng tháng, làng tổ chức những buổi thi "Hái hoa dân chủ" về chủ đề giới tính, sức khoẻ vị thành niên để giải đáp những thắc mắc của các em về

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Vai trò, tác dụng của mô hình chăm sóc giáo dục Trẻ em mồ côi ở Làng SOS Vinh- Nghệ An trong những năm gần đây (Trang 65)