Mô hình gia đình trong Làng.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Vai trò, tác dụng của mô hình chăm sóc giáo dục Trẻ em mồ côi ở Làng SOS Vinh- Nghệ An trong những năm gần đây (Trang 47)

VAI TRÒ, TÁC DỤNG CỦA MÔ HÌNH CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ MỒ CÔI Ở LÀNG SOS VINH

2.3.1.Mô hình gia đình trong Làng.

Ý tưởng của Hermann Gmeiner rõ ràng và đơn giản, ông đã khuyến khích chúng ta áp dụng ý tưởng đó vào thực tiễn trên thế giới. Trên 50 năm qua, đã và đang mở rộng và phát triển ý tưởng đó, không phân biệt về các nề văn hóa, tôn giáo hay mọi mức độ khác nhau của cuộc sống. Cách thức điều hòa và phổ biến vững chắc bốn nguyên tắc vào thực tiễn kinh tế và xã hội của từng quốc gia. Các em đã rời làng hòa vào cuộc sống tự lập trên toàn thế giới là một câu trả lời thích hợp và tốt đẹp nhất cho mẫu hình gieo trồng và cam kết chăm sóc trẻ theo gia đình SOS.

Việc chăm sóc, giáo dục trên cơ sở gia đình bền vững của Làng trẻ em SOS được xác lập trên mô hình sau:

Bà mẹ: Mỗi trẻ cần có sự chăm sóc của cha mẹ:

Xuất phát từ chính thực tế về cuộc sống của mình, khi tuổi thơ của Hermann Gmeiner thiếu vắng sự chăm sóc của cha mẹ mình thì ông đã được chị gái mình chăm sóc như chính “mẹ ruột” của mình. Ông tự nhận thấy rằng sẽ không thể có được những thành công ngày hôm nay nếu không có bàn tay chăm sóc của chị gái mình. Vì vậy ông cho rằng một đứa trẻ sinh ra để có thể tồn tại và phát triển không thể không có sự nuôi dưỡng và chăm sóc của người mẹ.

Từ khi sinh ra xôn xao hai tiếng mẹ cha, tuổi ấu thơ, tuổi thiếu niên, mỗi đứa trẻ từng bước lớn khôn trong vòng tay bảo vệ, chăm sóc và dẫn dắt của người mẹ. Sự phát triển về mặt tâm sinh lý, nhận thức, tình cảm, tính cách, sự hình thành bản lĩnh khi đến tuổi trưởng thành bước vào đời đều ở sự tiếp nhận từ người mẹ thông qua các sinh hoạt thường ngày trong cuộc sống gia đình. Chính người mẹ là yếu tố hang đầu quyết định sự lớn khôn của đứa trẻ từ lúc lọt long đến lúc trưởng thành.

Bà mẹ SOS cũng được xây dựng trên mối quan hệ gắn bó với từng đứa trẻ mà mẹ được giao phó để chăm sóc, đem lại cho các em sự che chở, tình yêu thương và sự ổn định mà mỗi trẻ cần có. Với tư cách là người chăm sóc trẻ chuyên nghiệp, Bà mẹ SOS sống cùng với các con của mình, dẫn dắt quá trình phát triển của trẻ đồng thời độc lập điều hành các hoạt động trong gia đình.

Mỗi gia đình Làng trẻ em SOS có anh, có chị, có em- những quan hệ gia đình phát triển một cách tự nhiên: Giống như các gia đình tự nhiên, trong gia đình SOS tình nghĩa anh chị em cũng có tác dụng giáo dục quan trọng bên cạnh tình mẫu tử. Nhận thức tình cảm, nhân cách của trẻ được hình thành bắt nguồn từ ảnh hưởng tương hỗ giữa các anh chị em trong gia đình. Các em học hỏi được nhiều điều và nhờ cậy được nhiều việc trong sinh hoạt thường ngày ở các anh chị lớn qua việc chăm sóc, dìu dắt các em, các anh chị lớn tự thấy

mình có vị trí hữu ích trong gia đình, phấn khởi và tự hào vì thấy mình đã giúp được mẹ trong công việc gia đình. Do đó càng tăng thêm sự gắn bó với gia đình, với mẹ, với các em. Chính những công việc như vậy, tinh thần trách nhiệm, ý thức về bổn phận, những tình cảm tốt đẹp đã được nhên nhóm, hình thành dần ở từng đứa con làm cho tình anh chị em ở Làng SOS- Vinh ngày càng được sâu sắc và càng phát huy được tác dụng chăm sóc, giáo dục.

Mái ấm gia đình tạo nên một tổ ấm riêng: Ngôi nhà gia đình SOS- Vinh là cơ sở vật chất tất yếu để tổ chức cuộc sống gia đình, là nơi ăn chốn ở của mẹ và các con. Mái ấm gia đình thực hiện chức năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục các con dưới sự quản lý sớm hôm của người mẹ. Trong mỗi ngôi nhà có nơi ăn, chốn ở, chỗhọc hành, nơi vui chơi riêng của mình hòa chung với toàn gia đình. Điều này giáo dục cho trẻ ý thức trật tự vệ sinh ngăn nắp, ý thức tập thể, ý thức trách nhiệm cao.

Đối với những đứa trẻ đã qua cuộc sống côi cút, bơ vơ nay đây mai đó đã có được cuộc sống, có được một tổ ấm gia đình mà các em có thể sống yên ổn lâu dài tại đây, điều này có tác dụng rất lớn để nâng đỡ về mặt tinh thần cho các em.

Tổ ấm gia đình là một cộng đồng xã hội thu nhỏ, tại đây các thnàh viên trong gia đình sống quay quần với nhau một cách có tổ chức. Mọi sinh hoạt trong tổ ấm đó là hình ảnh thu nhỏ của các mối quan hệ ở ngoài xã hội, đó là cơ sở để những đứa con trong gia đình sau này dễ dàng bắt nhịp vào cuộc sống cộng đồng xã hội.

Mỗi cơ cấu gia đình trong một ngôi nhà đều có tác dụng giáo dục các em ở đây:

Căn phòng chung: là nơi diễn ra các sinh hoạt của số đông thành viên trong gia đình như các bữa ăn hằng ngày, lúc vui chơi quay quần mẹ con, anh chị em, nơi các em ngồi học, nơi diễn ra các lễ nghi trang trọng của gia đình, nơi tiếp khách…Căn phòng chung là bộ mặt tiêu biểu cho nếp sống văn hóa

của cả gia đình, là bộ mặt đối ngoại của cả gia đình. Vì vậy mọi thành viên trong gia đình đều thấy mình có trách nhiệm đóng góp vào việc giữ gìn, tu bổ trang hoàng cho căn nhà chung.

Bếp ăn: từ bếp ăn mọi người cảm thấy gắn bó với nhau về mặt vật chất, tại đây các em thấy được công sức, sự lo toan, thu vén, tài khéo léo của mẹ trong tổ ấm, bảo đảm cuộc sống cho gia đình. Cũng ở đây các em lớn được mẹ hướng dẫn, truyền đạt cho các công việc nội trợ và tham gia chia sẻ với mẹ một số công việc bếp núc.

Phòng ở: các em được sắp xếp từ 8- 10 em một phòng, có giường ngủ, tủ quần áo riêng.

Sân vườn: sân vườn của từng gia đình nối liền với sân vườn của làng, là nơi vui chơi giải trí, các hoạt động thể dục thể thao, giao tiếp bạn bè của trẻ trong làng. Nơi đây các em có thể tham gia lao động, chăm sóc cây vườn, làm vệ sinh, giữ gìn vệ sinh chung, giữ gìn cảnh quan của từng gia đình và của làng. Qua đó giáo dục cho trẻ ý thức lao động, ý thức bảo vệ, giữ gìn của công, bảo vệ môi trường.

Làng: vừa là đơn vị hành chính vừa là quản lý đồng thời giống như một cộng đồng dân cư bao gồm nhiều nhà, là đại gia đình giữ vai trò chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các gia đình thực hiện các nguyên tắc giáo dục và nguyên tắc hoạt động của làng trẻ SOS.

Làng có tư cách và quyền rộng rãi trong quan hệ với các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các cơ quan nhà nước, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các gia đình thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục các em.

Làng cũng là một tập thể có nhiệm vụ tổ chức giúp đỡ các em ngoài phạm vi gia đình. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các gia đình thực hiện các nguyên tắc, các quy định chung của tổ chức.

Mẹ và các con ở Làng SOS- Vinh 2.3.2. Trường mẫu giáo:

Một khuôn viên xinh xắn nằm bên đường Hermann Gmeiner của thành phố đỏ, một địa chỉ đáng tin cậy của các bậc phụ huynh- đó chính là trường mầm non SOS- Vinh.

Được sự quan tâm của UBND tỉnh Nghệ An, tổ chức SOS làng trẻ em Quốc tế, SOS làng trẻ Việt Nam trường mầm non SOS- Vinh đã được thành lập năm 1993 đến nay đã trải qua 14 năm hoạt động và trưởng thành, ytường lấy niềm tin của phụ huynh và sự lớn lên của các cháu làm động cơ phấn đấu cho tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên được chuẩn hóa với số lượng 13 người gồm 3 đại học, 2 cao đẳng, 9 trung cấp mầm non. Hằng năm cán bộ, giáo viên được dự các lớp tập

huấn về chuyên đề dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, chuyên đề âm nhạc…Đặc biệt đối mới hình thức dạy học theo chương trình đổi mới của bộ giáo dục đào tạo ban hành.

Trường mầm non SOS- Vinh có diện tích 500m2 bao gồm: phòng hiệu trưởng, một nhà ăn lớn, ba dãy phòng học. Trong chiếc nôi đầy ắp tình yêu thương, trong bàn tay ấm êm của những người mẹ hiền, sau 3 năm học ở trường, các em đã lớn lên về mọi mặt, đã đủ tiềm năng về tâm lý, sinh lý và trí tuệ, vững vàng bước vào lớp 1. Đến nay nhà trường đã đào tạo được 948 trẻ có đủ điều kiện để bước vào lớp 1 trong đó có 81 trẻ mồ côi là con của mẹ trong làng trẻ SOS- Vinh.

Hằng năm nhà trường được Ban Giáo Dục thành phố Vinh công nhận 90% giáo viên đạt lao động giỏi trong đó 40% đạt giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh, 10% đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Từ năm 1993 đến nay trường liên tục đạt trường tiên tiến và tiên tiến xuất sắc, được nhiều lần cấp giấy khen, bằng khen từ tỉnh; đặc biệt năm 1996 và năm 2000 được Bộ Giáo Dục- Đào Tạo tặng bằng khen.

Với khẩu hiệu “Tất cả vì học sinh thân yêu”; “Tất cả vì mầm non đất nước” tập thể trường mầm non SOS- Vinh đoàn kết, thống nhất, nguyê3nj sẽ phấn đấu để mãi mãi là niềm tin của các em khi đến trường.

Trẻ mầm non ở Làng SOS- Vinh 2.3.4.Trường phổ thong Hermann Gmeiner- Vinh

Đây là trường dân lập có tài khoản, có dấu riêng và chịu sự quản lý của Làng trẻ SOS- Việt Nam. Trường có nhiệm vụ đảm bảo việc tiếp nhận học sinh là trẻ của Làng SOS- Vinh và các vùng lân cận. Trường được quy hoạch, thiết kế thành 4 khu riêng bao gồm: 1 văn phòng làm việc, 40 phòng học, 1 thư viện, 2 nhà để xe.

Ở trong ngôi trường này các em được học tập, hòa nhập cùng các bạn trang lứa khác ở ngoài làng, cùng với đội ngũ giáo viên được đào tạo từ các trường sư phạm, giảng dạy theo đúng chương trình giáo dục chuẩn quốc gia, đã tạo cho các em sự phát triển hoàn thiện về thể chất và trí tuệ.

Qua quá trình xây dựng và trưởng thành của tổ chức SOS nói chung và Làng SOS- Vinh nói riêng, ta nhận thấy rằng cơ sở vật chất được trang bị tương đối đồng bộ và hiện đại. Đây là những điều kiện cần để các em có được một cuộc sống ổn định khi mà bên các em không còn người cha, người mẹ đã sinh ra mình và điều kiện thuận lợi để làng SOS- Vinh thực hiện tốt chức năng của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội Vai trò, tác dụng của mô hình chăm sóc giáo dục Trẻ em mồ côi ở Làng SOS Vinh- Nghệ An trong những năm gần đây (Trang 47)