Sự phân bố đa nghĩa trong danh từ tiếng Việt

Một phần của tài liệu Phân tích đối chiếu chuyển dịch ngữ nghĩa của một số nhóm danh từ đa nghĩa tiếng Anh sang tiếng Việt (Trang 25)

Kết quả khảo sát từ vần A đến vần G trong cuốn Từ điển tiếng Việt thu

đƣợc 5464 danh từ. Trong 5464 danh từ tiếng Việt này có 713 danh từ đa nghĩa, chiếm 13,05% trong tổng số danh từ khảo sát. Danh từ đa nghĩa có số

nghĩa nhiều nhất có đến 10 nghĩa và cũng chỉ có 1 từ là từ đời, chiếm 0,14%

tổng số danh từ đa nghĩa khảo sát. Và đây cũng là danh từ có nhiều nghĩa nhất trong danh từ đa nghĩa tiếng Việt.

Số lƣợng danh từ đa nghĩa có 9 nghĩa là 5 từ. Đó là các từ: cánh, chữ, đất,

đầu, đường, chiếm 0,70% danh từ đa nghĩa khảo sát. Số lƣợng danh từ đa nghĩa có 8 nghĩa chỉ có 1 từ giống nhƣ danh từ đa nghĩa có 10 nghĩa, cũng chiếm

0,14% danh từ đa nghĩa khảo sát. Đó là từ: giống.

Hai con số xấp xỉ nhau là số lƣợng danh từ đa nghĩa có 6 nghĩa và danh từ đa nghĩa có 7 nghĩa.

Danh từ đa nghĩa có 7 nghĩa có 5 từ, chiếm 0,07% danh từ đa nghĩa khảo

sát. Đó là các danh từ: bóng, chú, công, điểm, giò.

Danh từ đa nghĩa có 6 nghĩa có 6 từ, chiếm 0,84% danh từ khảo sát. Đó là

các danh từ: bầu, bố, cậu, chân, dòng, đầu mối.

Số lƣợng danh từ đa nghĩa có 5 nghĩa có số lƣợng cao hơn hẳn những danh từ đa nghĩa có 6, 7 nghĩa. Loại danh từ đa nghĩa này có 19 từ chiếm 2,66% danh từ đa nghĩa khảo sát.

Chẳng hạn nhƣ: bác, bậc, băng, bìa, cảnh, cây, chính trị, dưới, đám, điệu,

Tiếp theo là số lƣợng danh từ đa nghĩa có 4 nghĩa có 62 từ chiếm 8,70% danh từ đa nghĩa khảo sát.

Ví dụ: anh, áo, bạc, bài, bạn, bộ, cách mạng, cân, cần, chầu, chuỗi, chu

kỳ, chủ đề, đạo, điện, đức, em út, gai, gân, ...

Tình hình khác hẳn so với những danh từ đa nghĩa có 2, 3, 4 nghĩa nói trên, số lƣợng danh từ đa nghĩa có 3 nghĩa gần gấp đôi số lƣợng danh từ đa nghĩa có 4 nghĩa. Có 103 danh từ chiếm 14,45% danh từ đa nghĩa khảo sát.

Ví dụ: anh hùng, bà, bàn đạp, bạn hàng, cháu, danh, dân sự, đẳng cấp,

điểm tựa, ghế, giấc, giây,...

Các danh từ đa nghĩa có 2 nghĩa chiếm tỷ lệ áp đảo. Số lƣợng danh từ loại này lên đến 511 từ chiếm 71,67% danh từ khảo sát.

Ví dụ: ảnh, bà con, bạn đường, bao, bục, búa, bugi, cao trào, chổ, chổi,

chớp, căn bệnh, chân vịt, chủ nghĩa, địa chất, đạo đức, đạo giáo, đặc vụ, gác, gàu, gọng, gót, gara, gia tài, gia nghiệp, giặc, giấm, gió, ...

Nhƣ vậy, trong số 5464 danh từ đƣợc khảo sát có 713 danh từ đa nghĩa. Dao động đa nghĩa trong danh từ đa nghĩa nằm trong giới hạn 10 nghĩa. Số lƣợng danh từ đa nghĩa có 7 và 9 nghĩa là ngang nhau, số lƣợng danh từ đa nghĩa có 8 nghĩa và 10 nghĩa cũng nhƣ nhau. Chúng ta có thể hình dung sự phân bố đa nghĩa danh từ tiếng Việt nhƣ sau:

SLN 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TS SLTĐN T.Việt 511 103 62 19 6 5 1 5 1 713 % 71,67 14,45 8,70 2,66 0,84 0,70 0,14 0,70 0,14 100 Ghi chú: SLN: Số lƣợng nghĩa SLTĐN: Số lƣợng từ đa nghĩa TS: Tổng số

2.2.3. Nhận xét

Nhìn chung, danh từ là từ loại cơ bản, chiếm phần quan trọng trong hệ thống của một ngôn ngữ nói chung và của hai ngôn ngữ Anh - Việt nói riêng. Hai ngôn ngữ này có số lƣợng danh từ hơn kém nhau không nhiều, có thể nói là tƣơng đƣơng nhau. Theo thống kê của chúng tôi thì tiếng Việt hơn tiếng Anh 31 danh từ trong giới hạn khảo sát (vần A đến G). Tuy nhiên, tình hình đa nghĩa lại khác hẳn nhau. Riêng chỉ nói về số lƣợng, tiếng Anh có đến 1324 danh từ đa nghĩa, chiếm 24,36%. Trong khi đó tiếng Việt có con số danh từ đa nghĩa nhỏ hơn gần một nửa (713 danh từ, chiếm 13,05%). Sự khác nhau về lƣợng này sẽ có dẫn đến những điểm khác nhau về chất.

Hơn nữa, cả hai ngôn ngữ đều có sự phân bố đa nghĩa không đồng đều về mặt lƣợng. Số lƣợng từ đa nghĩa có nhiều nghĩa tỷ lệ nghịch với số lƣợng từ loại này. Danh từ đa nghĩa có 2 nghĩa chiếm số lƣợng nhiều nhất trong cả hai ngôn ngữ (73,72% trong tiếng Anh, 71,67% trong tiếng Việt), kế đến là danh từ đa nghĩa có 3 nghĩa, 4 nghĩa, ... , số lƣợng danh từ có 6, 7 nghĩa trở lên ít hơn rất nhiều so với số lƣợng danh từ 2, 3, 4 nghĩa.

Qua phân tích trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy giới hạn giao động đa nghĩa trong danh từ đa nghĩa tiếng Anh là 7 nghĩa; trong khi đó giới hạn giao động này ở tiếng Việt cao hơn, số nghĩa cao nhất lên đến 10 nghĩa. Nói khác đi, danh từ đa nghĩa tiếng Anh có nhiều nghĩa nhất là 7 nghĩa; danh từ đa nghĩa tiếng Việt nhiều nghĩa nhất là 10 nghĩa. Nhƣ vậy, xét về mặt này, số lƣợng nghĩa của danh từ nhiều nghĩa nhất của tiếng Anh ít hơn số lƣợng nghĩa của danh từ nhiều nghĩa nhất trong tiếng Việt. Đây có lẽ là sự khác nhau lớn nhất trong dung lƣợng ngữ nghĩa của từ đa nghĩa của hai ngôn ngữ. Có thể giải thích hiện tƣợng này theo hai lý do. Thứ nhất, hai ngôn ngữ Anh, Việt có loại hình khác nhau cho nên đơn vị từ vựng trong hệ thống của mỗi ngôn ngữ đƣợc cấu tạo bằng những cách thức khác nhau. Trong cấu tạo của mỗi ngôn ngữ lại có những quy tắc riêng bổ trợ lẫn nhau để có thể tạo lập nên một ngôn ngữ hoàn

thiện. Chẳng hạn loại này khuyết đi thì loại khác sẽ dƣ ra để bù đắp vào. Điều đó minh chứng cho thực tế: số nghĩa lớn nhất của danh từ đa nghĩa tiếng Anh nhỏ hơn số nghĩa lớn nhất của danh từ đa nghĩa tiếng Việt nhƣng bù lại số lƣợng từ đa nghĩa trong ngôn ngữ này lại cao hơn khá nhiều so với tiếng Việt. Hơn nữa, sự khác nhau này còn do đặc trƣng văn hoá, đặc điểm tƣ duy của mỗi dân tộc. Mỗi dân tộc có một cách tri nhận, phân chiết thực tại khác nhau.

Nếu dừng ở mức từ 2 đến 7 nghĩa thì số lƣợng danh từ đa nghĩa tiếng Anh nhiều hơn hẳn so với số lƣợng danh từ đa nghĩa tiếng Việt. Song nếu tính ở mức 8 đến 10 nghĩa thì tình hình hoàn toàn khác. Ở mức này, chỉ xuất hiện những danh từ đa nghĩa của tiếng Việt, cho dù số lƣợng không nhiều: có 1 từ 8 nghĩa, 5 từ 9 nghĩa và 1 từ 10 nghĩa.

Nhƣ vậy, sau khi phân tích về dung lƣợng nghĩa của danh từ đa nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt, chúng ta thấy danh từ đa nghĩa trong hai ngôn ngữ này vừa có những điểm tƣơng đồng vừa có những điểm khác biệt. Sự tƣơng đồng và khác biệt thể hiện ở đặc điểm về số lƣợng nghĩa, về sự phân bố đa nghĩa của danh từ đa nghĩa trong hai ngôn ngữ nhƣ sau:

SỐ LƢỢNG

Một phần của tài liệu Phân tích đối chiếu chuyển dịch ngữ nghĩa của một số nhóm danh từ đa nghĩa tiếng Anh sang tiếng Việt (Trang 25)