Cơ sở phân loại chung của danh từ tiếng Anh và tiếng Việt

Một phần của tài liệu Phân tích đối chiếu chuyển dịch ngữ nghĩa của một số nhóm danh từ đa nghĩa tiếng Anh sang tiếng Việt (Trang 50)

Trong phần này, để thực hiện đối chiếu đa nghĩa danh từ Anh - Việt cụ thể, trƣớc tiên chúng tôi phải đi tìm cơ sở chung nhất của việc phân loại danh từ trong hai ngôn ngữ. Sau đó chúng tôi sẽ thực hiện đối chiếu một số cặp danh từ đa nghĩa Anh - Việt cụ thể, những danh từ đó thuộc phạm vi danh từ đa nghĩa mà luận văn khảo sát ở chƣơng trƣớc.

Trong bất kỳ ngôn ngữ nào danh từ cũng là loại từ quan trọng bậc nhất. Đề cập đến từ loại danh từ tức là đề cập đến vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt về mặt lý luận đối với ngữ pháp và ngữ nghĩa. Đặc tính của ngữ pháp là khái quát hoá và trừu tƣợng hoá. Ý nghĩa sự vật của danh từ đã là kết quả của sự khái quát hoá các ý nghĩa từ vựng cụ thể thành lớp, thành loại, đã làm cho ý nghĩa danh từ đƣợc ngữ pháp hoá. Hơn nữa, ý nghĩa ngữ pháp ở các danh từ phi sự vật (chỉ hành động, chỉ đặc trƣng,...) là khía cạnh ngữ pháp thứ hai có đƣợc do kết quả của lối tri nhận thực tại của ngƣời bản ngữ, mà trực tiếp là do sự biến thiên của mối quan hệ giữa các khái niệm trong khi đƣợc phản ánh, tức là trong ý thức về sự vật đƣợc biểu đạt bằng chất liệu ngôn ngữ. Chính vì thế

việc phân loại danh từ thành các loại, các lớp khá đa dạng và phức tạp. Cho đến nay, trong cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt đã có rất nhiều cách phân loại danh từ. Nhìn chung, sự phân loại danh từ đã đƣợc các nhà nghiên cứu dựa vào tiêu chuẩn nhất định. Toàn bộ danh từ trong một ngôn ngữ đƣợc xem nhƣ một tổng thể và khi phân loại ngƣời ta thƣờng chia tách nó ra theo một thể lƣỡng phân dựa theo tiêu chí đối lập thích hợp.

Trong tiếng Anh, danh từ đƣợc chia thành hai loại, đó là danh từ chung (common nouns) và danh từ riêng (proper nouns). Trong đó danh từ chung gồm: danh từ tập hợp (collective nouns), danh từ cụ thể (concrete nouns), danh từ trừu tƣợng (abstract nouns), danh từ ghép (compound nouns). [www.pnc.edu/engl/writing centre/speech.html]

Trong tiếng Việt, xu hƣớng chung các nhà nghiên cứu cũng chia danh từ

thành hai loại cơ bản: danh từ chung và danh từ riêng. Trong “Từ loại danh từ

tiếng Việt hiện đại” Nguyễn Tài Cẩn chia danh từ thành hai loại lớn: danh từ chung và danh từ riêng [3]. Danh từ chung lại đƣợc ông chia thành: danh từ tổng hợp và danh từ không tổng hợp. Trong đó, danh từ không tổng hợp bao gồm 5 loại danh từ: danh từ chỉ đơn vị; danh từ chỉ ngƣời; danh từ chỉ sự vật, khái niệm trừu tƣợng; danh từ chỉ động vật, thực vật; danh từ chỉ chất liệu.

Nhƣ vậy, trong cả tiếng Anh và tiếng Việt danh từ đƣợc chia thành hai loại cơ bản là danh từ chung và danh từ riêng. Đây là cơ sở chung để luận văn có thể đối sánh đa nghĩa danh từ trong hai ngôn ngữ. Xét về mặt ngữ nghĩa, danh từ riêng là những danh từ không có đa nghĩa và nếu có chúng cũng có đa nghĩa trong ngữ dụng mà thôi.

Chẳng hạn, “Sao lại làm thế? Anh là Chí Phèo à?”- câu này hoàn toàn không có nghĩa là ngƣời đƣợc nói đến ở đây tên là Chí Phèo mà muốn nói tới tính cách của ngƣời đó có đặc điểm giống Chí Phèo trong một tác phẩm của

Nam Cao. Câu này nói trong tình huống cả ngƣời nói và ngƣời nghe đều biết nhân vật Chí và đều có liên hệ với tính cách của anh ta trong phát ngôn ấy.

Hay trong ví dụ khác: “Nam is Peter Pen” thì có nghĩa là: “Nam là con mọt sách”, chứ không phải: “Tên anh ấy là Peter Pen”. Nhƣ vậy có thể nói, trong ngôn ngữ, hiện tƣợng đa nghĩa chỉ tập trung ở loại danh từ chung.

Do đó, trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn, loại danh từ đƣợc xét trong chƣơng này là danh từ chung, loại danh từ đại diện điển hình về nghĩa và sự đa nghĩa của danh từ. Trong danh từ chung, luận văn giới hạn lại ở những loại danh từ chung nhất xuất hiện trong hai cách phân loại trên của hai ngôn ngữ. Đó là hai loại: danh từ cụ thể, danh từ trừu tƣợng.

Một phần của tài liệu Phân tích đối chiếu chuyển dịch ngữ nghĩa của một số nhóm danh từ đa nghĩa tiếng Anh sang tiếng Việt (Trang 50)