ĐẶC ĐIỂM ĐA NGHĨA DANH TỪ ANH-VIỆT TỪ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH ANH SANG VIỆT

Một phần của tài liệu Phân tích đối chiếu chuyển dịch ngữ nghĩa của một số nhóm danh từ đa nghĩa tiếng Anh sang tiếng Việt (Trang 41)

TÍCH ĐỊNH TÍNH VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH ANH SANG VIỆT

3.1. Đặt vấn đề

Theo từ điển của Hoàng Phê [34, 326], “định tính” nghĩa là xác định về mặt tính chất hoặc biến đổi tính chất. Khái niệm định tính trong ngôn ngữ nói chung, danh từ đa nghĩa nói riêng, có thể đƣợc hiểu là tính chất hay sự biến đổi tính chất của toàn bộ thành tố nội dung của từ đa nghĩa. Đó chính là cấu trúc nội tại cũng nhƣ xu hƣớng phát triển nghĩa của từ đa nghĩa. Mặt khác, dung lƣợng tính bằng nghĩa cũng chứa đựng đặc điểm dung lƣợng tính bằng nét nghĩa. Có một thực tế trong ngôn ngữ là thƣờng những từ có nhiều nghĩa bao gồm nhiều nét nghĩa. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có sự tƣơng ứng hoàn toàn vì cách thức tổ chức nét nghĩa trong mỗi từ đa nghĩa có đặc điểm riêng. Có khi hai từ có số lƣợng nét nghĩa nhƣ nhau mà số nghĩa lại khác nhau. Trong những trƣờng hợp nhƣ thế dung lƣợng cần phải đƣợc tính bằng thƣớc đo chung là phạm vi nghĩa mà từ biểu thị. Phạm vi rộng hay hẹp thể hiện ở số lƣợng và ở cả tính chất nét nghĩa. Có nét nghĩa thiên về cái chung, nét nghĩa phạm trù và có nét nghĩa thiên về cụ thể, loại biệt, nét nghĩa khu biệt.

Nhìn chung, khi nghiên cứu nội dung nghĩa của từ đa nghĩa trong một ngôn ngữ nào đó cũng nhƣ nghiên cứu đối chiếu nghĩa của nó ở ngôn ngữ này với ngôn ngữ khác ngƣời ta thƣờng xem xét chúng ở ba mặt: số lƣợng nghĩa, cấu trúc ngữ nghĩa, tuyến dẫn xuất nghĩa. Đây là ba mặt cơ bản phản ánh đầy đủ và rõ rệt nhất tính chất nội dung ngữ nghĩa của từ đa nghĩa. Thực tế cho thấy trong ngôn ngữ nói chung, những từ mà dung lƣợng nghĩa lớn, nhiều nghĩa thì phạm vi dẫn xuất lớn, những từ có dung lƣợng nghĩa hẹp, ít nghĩa thì phạm vi dẫn xuất hẹp.

Trong chƣơng trƣớc chúng tôi đã thực hiện phân tích và đối sánh dung lƣợng nghĩa của danh từ đa nghĩa trong hai ngôn ngữ Anh - Việt ở mặt định lƣợng. Dựa trên kết quả định lƣợng đó, trong chƣơng này chúng tôi tiến hành đối chiếu về mặt định tính danh từ đa nghĩa Anh - Việt trên hai bình diện: mạng lƣới cấu trúc nghĩa, tuyến dẫn xuất nghĩa của danh từ đa nghĩa, cụ thể là khả năng dẫn xuất nghĩa của các loại danh từ trong hai ngôn ngữ. Thực tế cho thấy, đối chiếu những cặp danh từ Anh - Việt cụ thể là ta có cơ hội đi tìm những điểm giống và khác nhau về cấu trúc ngữ nghĩa cũng nhƣ phong tục, tập quán, đặc trƣng văn hoá, đặc điểm tƣ duy của hai dân tộc. Vì thế, luận văn sẽ thực hiện đối chiếu những cặp từ cụ thể thuộc nhóm danh từ trong phạm vi khảo sát

của luận văn, đó là: các nhóm danh từ thuộc loại danh từ cụ thể, các nhóm danh

thuộc loại danh từ trừu tượng. Từ đó luận văn chỉ ra đƣợc những đặc điểm

giống và khác nhau về “tính chất” cũng nhƣ sự “biến đổi tính chất” trong nội dung ngữ nghĩa của từ đa nghĩa Anh - Việt trong các loại danh từ nói chung. Xem xét từ đa nghĩa ở cấu trúc ngữ nghĩa, tuyến dẫn xuất của chúng đồng nghĩa với việc chúng ta có thể tìm hiểu đƣợc dung lƣợng nghĩa hiện thời và hơn nữa chúng còn bộc lộ xu hƣớng phát triển ngữ nghĩa của chúng trong tƣơng lai. Dựa vào những đặc điểm đa nghĩa ấy trong hai ngôn ngữ, chúng tôi đƣa ra một số giải pháp chuyển dịch danh từ đa nghĩa Anh sang Việt.

Một phần của tài liệu Phân tích đối chiếu chuyển dịch ngữ nghĩa của một số nhóm danh từ đa nghĩa tiếng Anh sang tiếng Việt (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)