Nhóm danh từ cụ thể

Một phần của tài liệu Phân tích đối chiếu chuyển dịch ngữ nghĩa của một số nhóm danh từ đa nghĩa tiếng Anh sang tiếng Việt (Trang 53)

Nói đến danh từ cụ thể ngƣời ta thƣờng liên tƣởng ngay đến một đối tƣợng nào đó rất cụ thể. Vấn đề là những danh từ cụ thể thƣờng đƣợc coi là rất trực quan nhƣng khi chiếu vào lăng kính tƣ duy liệu còn trực quan, hay do đặc điểm tƣ duy dân tộc mà quy chiếu đến phạm trù khác với hình ảnh trực quan ban đầu? Đối chiếu phạm vi ngữ nghĩa của mỗi cặp danh từ đa nghĩa Anh - Việt cụ thể sẽ thấy đƣợc những khác biệt thú vị về nội dung ngữ nghĩa của chúng.

Kết quả phân tích định tính cho thấy danh từ đa nghĩa có nhiều nghĩa thƣờng có hƣớng dẫn xuất lớn. Hƣớng dẫn xuất của mỗi từ một khác bởi vì mỗi từ có một cấu trúc riêng.

Ví dụ 1: Từ father trong tiếng Anh có nghĩa là bố (cha) ở tiếng Việt.

Theo khảo sát của chúng tôi, từ father trong tiếng Anh có 4 nghĩa, từ bố

của tiếng Việt có 6 nghĩa. Rất trực quan, chúng ta dễ dàng nhận thấy hai từ đa nghĩa này có sự chênh lệch về mặt số lƣợng nghĩa. Tuy nhiên số lƣợng nghĩa chƣa phản ánh đƣợc tất cả. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm về nội dung nghĩa của hai từ đa nghĩa này, chúng ta tiến hành đối chiếu trên bậc các nét nghĩa.

Từ father trong tiếng Anh có nghĩa cơ bản: “ngƣời đàn ông đã có con, nói

trong quan hệ với con do anh ta trực tiếp sinh ra”. Bên cạnh đó, từ father còn

mang các hàm ý nhƣ về tuổi tác, chức năng, nghĩa vụ, quyền lực của một ngƣời cha; thuộc thế hệ trƣớc nên là vai trên của con cái; là ngƣời sáng tạo sản sinh, là

nguồn gốc và có giá trị độc nhất vô nhị với con; đƣợc nhận từ con cái sự kính trọng, đối xử tốt về vật chất cũng nhƣ tinh thần.

Nhƣ vậy từ father mang các nét nghĩa: đàn ông, thế hệ trung, quan hệ máu

mủ, ngƣời sáng lập hoặc thủ lĩnh và danh xƣng của một số tu sĩ.

Nét nghĩa đầu tiên phải kể đến là nét nghĩa về giới, tuổi tác. Trong tiếng

Anh, từ Father Christmas: hình ảnh ông già mặc áo đỏ, râu dài, trắng tƣợng

trƣng cho lễ hội Thiên Chúa giáng sinh - ông già Noen; Hình ảnh một ông già

cầm lƣỡi hái và chiếc đồng hồ cát, tƣợng trƣng cho thời gian: Father Time

(thần thời gian)... Nét nghĩa này không xuất hiện trong từ tiếng Việt tƣơng ứng

bố (cha).

Nét nghĩa sáng tạo, sản sinh, thƣờng hàm ý đến ngƣời sáng lập hoặc thủ

lĩnh ta gặp trong những trƣờng hợp nhƣ: fathers (tổ tiên), city father (những

ngƣời sáng lập thành phố), father-figure (thủ lĩnh), the Pilgrim Father (những

ông tổ hành hƣơng - những ngƣời Thanh giáo nƣớc Anh trong số những ngƣời châu Âu đầu tiên định cƣ ở Hoa Kỳ), ... Nét nghĩa này cũng xuất hiện trong từ

cha của tiếng Việt. Trong trƣờng hợp nghĩa phái sinh chỉ chức năng tạo ra và

cho nó một sự tồn tại nhƣ thế này thì ngƣời Việt nói: cha đẻ của một học

thuyết, cha đẻ của máy hơi nước ....

Nét nghĩa nữa đƣợc sinh ra nhờ vào thuộc tính “chức năng, quyền lực”. Ta

thấy trong những kết hợp nhƣ God the Father (Đức Chúa cha), Father (cha

xứ). Ở hƣớng dẫn xuất này tiếng Việt cũng có tồn tại. Khi nói đến ngƣời có uy

quyền tối cao trong xứ đạo ngƣời Anh có từ father, còn tiếng Việt dùng từ cha

để biểu thị. Từ bố, cha là đồng nghĩa, và chúng đƣợc sử dụng ở những vùng,

miền khác nhau, cha đƣợc dùng ở nhiều ở miền Nam Việt Nam, bố đƣợc dùng

ở nhiều ở miền Bắc. Và có lẽ việc sử dụng từ cha chứ không phải từ bố khi nói

Đạo Kitô giáo ra đời ở phƣơng Tây. Ở đó nó một lịch sử tồn tại lâu dài và có vị trí quan trọng trong tín ngƣỡng của ngƣời nơi đây. Và vì thế ngôn ngữ ắt phải dành cho nó những từ ngữ thuộc về nó. Do đó chuyện nó là nghĩa phái sinh của một từ thuộc lớp từ cơ bản là dễ hiểu. Trong khi đó mãi về sau này tín ngƣỡng tôn giáo Kitô mới du nhập vào Việt Nam và phát triển khá mạnh mẽ ở miền Nam Việt Nam thời kỳ đầu.

Từ bố trong tiếng Việt cũng có nghĩa cơ bản nhƣ từ father của tiếng Anh.

Nó mang các nét nghĩa: đàn ông, thế hệ, quan hệ máu mủ. Tuy thế, nó khác

tiếng Anh ở chỗ từ bố còn mang sắc thái biểu cảm, dùng trong xƣng hô: “Thôi

đi các bố, đừng quậy nữa” (thân mật, vui đùa), “Mất bố ví tiền rồi”, “Đi bố mày đi”... (chửi rủa). Hơn nữa, nó còn có hƣớng phái sinh khác hẳn với hai nghĩa

trên, chỉ kích cỡ nhƣ trong trƣờng hợp “chai bố”. Nhƣ vậy, ở đây từ bố của

tiếng Việt có thêm hai nét nghĩa so với từ father tiếng Anh.

Có thể nói, hƣớng phái sinh của từ father trong tiếng Anh rộng hơn hƣớng

phái sinh nghĩa của từ bố trong tiếng Việt. Đó là bởi vì ngôn ngữ phản ánh văn

hoá, tín ngƣỡng xã hội: father còn có nghĩa là cha đạo nhƣng từ bố trong tiếng

Việt thì không có nghĩa này mà khi đó ngƣời Việt dùng từ cha.

Ví dụ 2: Từ tiếng Anh: brother - từ tiếng Việt tƣơng ứng: anh, em. Theo

nhƣ khảo sát từ brother có 3 nghĩa và từ anh có 4 nghĩa, em có 3 nghĩa.

Từ brother có nghĩa cơ bản là những ngƣời đàn ông/cậu bé có cùng bố mẹ. Nét nghĩa mà từ đó phái sinh thêm nghĩa là tính chất quan hệ huyết thống (quan hệ gần gũi gắn bó nhƣ anh em trong nhà) trong các kết hợp nhƣ:

brotherhood (tình anh em), brother doctors (các bác sỹ đồng nghiệp), brother officers (sỹ quan đồng ngũ), brother in arms (chiến hữu), brother-in-law (anh

rể)... Bên cạnh đó, từ brother còn có một phái sinh độc lập với phái trên chỉ

hội họp của các thầy dòng Phúc âm). Nhƣ vậy, từ brother là những từ thuộc thế

hệ bản thân chỉ ngƣời họ hàng theo dòng bàng hệ. Trong đó brother, mang

nghĩa định danh chỉ quan hệ anh em ruột thịt và có phân biệt giới tính nhƣng không phân biệt tuổi tác.

Từ anh, em trong tiếng Việt có nghĩa cơ bản “ngƣời con trai trong cùng

một thế hệ trong gia đình, trong họ nhƣng thuộc hàng trên/dƣới”. Ta thấy anh,

em trong các kết hợp: anh ruột, anh cả, anh rể, anh họ, anh chàng, anh em, em

ruột, em họ, em dâu, em út... Hai từ này có một dòng phái sinh duy nhất, dùng xƣng gọi.

Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp phái sinh xƣng gọi xuất hiện trong nét nghĩa của các từ trong cả tiếng Việt và tiếng Anh nhƣng phạm vi sử dụng trong tiếng Việt lớn rất nhiều. Trong tiếng Anh chỉ những trƣờng hợp là những ngƣời cùng nhóm, cùng hội, cùng nghề thân thiết đến mức thực sự coi nhau nhƣ gia đình mới sử dụng từ này để cấu tạo tổ hợp từ. Trong khi đó, ở tiếng Việt từ anh, em đƣợc gọi cho tất cả những ngƣời nam khác ngang tuổi mình. Điều này thể hiện nghi thức lời nói rất phong phú của ngƣời Việt trong xƣng hô. Trong khi các ngôn ngữ phƣơng Tây nói chung và tiếng Anh nói riêng chủ yếu sử dụng các đại từ nhân xƣng để xƣng hô thì tiếng Việt lại sử dụng một lƣợng lớn các từ chỉ quan hệ họ hàng để xƣng hô. Những danh từ chỉ thân tộc này có xu hƣớng lấn át các đại từ nhân xƣng. Đây là kết quả của lối sống mang nặng tính cộng đồng của ngƣời Việt. Trong giao tiếp ngƣời Việt có xu hƣớng “gia tộc hoá” các mối quan hệ không phải gia tộc để tạo nên sự thân thiết gần gũi, còn ngƣời Anh thì không thế. Hơn thế nữa, trong xã hội Việt Nam, biểu thị quan hệ anh chị em ruột ngƣời Việt quan niệm sinh ra trƣớc là anh/chị, sinh ra sau là em. Vì thế

dòng thân tộc giống nhƣ tiếng Anh và còn mang thêm nét nghĩa về tuổi tác và hàng (bậc).

Điều này phản ánh sự khác nhau trong tập tục, văn hoá, quan niệm gần xa về huyết thống. Sự khác nhau đó biểu hiện những nét nghĩa khác nhau của từ thân tộc. Từ thân tộc tiếng Anh không mang nét nghĩa về tuyến thân tộc trong khi đó tuyến thân tộc là đặc trƣng cơ bản của từ thân tộc tiếng Việt. Trong gia đình ngƣời Việt rất coi trọng tôn ti, trật tự thứ bậc trƣớc sau. Ngƣời Việt quan niệm: trong quan hệ anh chị em ruột, thì sinh trƣớc là anh/chị, sinh sau là em; quan hệ giữa anh chị em họ thì hàng trên hay hàng dƣới không do sinh ra trƣớc sau mà do hàng của bố, mẹ quy định.

Ví dụ 3: Cặp từ friend (4 nghĩa) - bạn (4 nghĩa).

Hai từ này đều có nghĩa cơ bản: những ngƣời mà ta quen biết, yêu mến nhƣng không phải họ hàng. Có thể nói, hƣớng phái sinh của hai từ này trong hai ngôn ngữ khá tƣơng đồng. Dòng phái sinh chủ yếu dựa vào tính chất mối quan hệ tốt đẹp, thân mật gần gũi, cùng chí hƣớng...

Trong tiếng Việt ta bắt gặp trong những kết hợp kiểu nhƣ: bạn bè, bạn

chiến đấu, bạn hàng, bạn đường, bạn đời, bạn hữu, bạn lòng, bạn vàng, bạn vong niên, bạn nối khố ...

Trong tiếng Anh ta thấy: friendship (tình bạn), girlfriend (bạn gái, ngƣời

yêu), boyfriend (bạn trai, ngƣời yêu), the friend of the arts (bạn của nghệ thuật),

the friend of the football (bạn của bóng đá) ....

Sự khác nhau trong hƣớng dẫn xuất của cặp từ Anh - Việt này là ở hƣớng

phái sinh thứ hai. Hƣớng phái sinh thứ hai của từ friend trong tiếng Anh hàm ý

người bảo trợ, ủng hộ. Ta thấy trong những kết hợp: the friend of peace (ngƣời

ủng hộ hoà bình), the friend of justice (ngƣời ủng hộ công lý)...Trong hƣớng

khái niệm trừu tƣợng hơn, còn trong tiếng Việt có xu hƣớng đi từ một cái cụ thể này đến một cái cụ thể khác. Trong tiếng Việt, dòng nghĩa phái sinh thứ hai chỉ đơn vị nhƣng vẫn dựa trên dòng phái sinh thứ nhất nhƣ trong các trƣờng hợp: đội bạn, nƣớc bạn, công ty bạn...

Ví dụ 4: Cặp từ bowl - bát.

Từ bowl có 4 nghĩa, từ bát có 3 nghĩa.

Hai từ này đều có chung nghĩa cơ bản, đều biểu thị một đồ vật đƣợc miêu tả dựa theo hình dáng và chức năng của vật. Đó là vật tròn sâu để đựng thức ăn/chất lỏng.

Dòng phái sinh đầu tiên cả hai từ đều dựa vào nét nghĩa chức năng (dùng

để đựng). Ta gặp trong các kết hợp nhƣ: a bowl of soup (một bát súp), a bowl

of porridge (một bát cháo).

Dòng phái sinh thứ hai khác nhau. Từ bowl dựa theo đặc điểm hình dạng

liên tƣởng tới một vật khác có hình dạng giống với nó chẳng hạn nhƣ: the bowl

of a spoon (lòng chiếc thìa), the bowl of a pipe (cái nõ tẩu), the Hollywood bowl

(rạp tròn Hollywood)...

Còn từ bát trong tiếng Việt có phái sinh thứ hai là chỉ đơn vị nhƣ trong kết

hợp: một bát họ, bát ăn bát để, ngồi mát ăn bát vàng...

Nhƣ vậy, cả hai từ trên đều có hai dòng phái sinh nhƣng hƣớng dẫn xuất lại khác nhau. Từ tiếng Anh phái sinh dựa theo hình thức liên tƣởng ẩn dụ để nói đến một cái khác cũng rất cụ thể. Trong khi đó, tiếng Việt lại có sự phái

sinh khác hẳn. Ngƣời Việt dùng bát với nghĩa phái sinh nhƣ một đơn vị đo

lƣờng. Trong thực tế, đơn vị này cũng chỉ là đơn vị ƣớc lƣợng trong dân gian chứ không phải là đơn vị chuẩn mực, chính xác trong khoa học đo lƣờng. Điều này cho thấy trong đời sống hàng ngày, ngôn ngữ của ngƣời Việt mang đậm tính biểu trƣng, ƣớc lệ.

Ví dụ 5: Cặp từ face - mặt.

Trong tiếng Anh từ face có 4 nghĩa và trong tiếng Việt từ mặt có đến 8

nghĩa. Sự chênh lệch đáng kể về số lƣợng nghĩa trong cặp từ này sẽ dẫn đến sự khác nhau trong hƣớng dẫn xuất ngữ nghĩa, cũng nhƣ xu hƣớng phát triển ngữ nghĩa của chúng.

Cặp từ này có nghĩa cơ bản giống nhau: “phần phía trƣớc của đầu từ trán đến cằm”.

Trong tiếng Anh và tiếng Việt hai từ này có một số nét nghĩa phái sinh giống nhau.

Dòng phái sinh thứ nhất dựa vào nét nghĩa vị trí: phần phẳng bên ngoài

hoặc phía trƣớc của vật. Trong tiếng Anh ta thấy trong các kết hợp: the faces of

the clock/watch (mặt đồng hồ), the faces of the diamond (các cạnh của viên kim

cƣơng), the face of the earth (mặt đất), the face of the mountain (sƣờn núi)...

Trong tiếng Việt nhƣ là: mặt bàn, mặt nước, mặt phố, mặt trước của ngôi nhà...

Dòng phái sinh thứ hai là biểu trƣng của thể diện, danh dự, phẩm giá.

Chúng ta gặp trong: lose face (mất mặt), face saver (sự giữ thể diện)... Ở

tiếng Việt nét nghĩa này có mặt trong: ngượng mặt, xấu mặt, lên mặt, nói

cho rát mặt...

Tuy nhiên, từ mặt trong tiếng Việt còn đƣợc coi nhƣ một phần đƣợc trừu

tƣợng hoá khỏi chỉnh thể, phân biệt với phần đối lập hay những phần còn lại kiểu nhƣ: mặt tiêu cực, mặt nội dung, mọi mặt... Nét nghĩa phái sinh này không

có trong từ face của tiếng Anh. Trong trƣờng hợp này tiếng Anh dùng từ khác

để biểu thị, side (mặt). Đặc biệt, trong cặp từ Anh -Việt này có một từ mang nghĩa chuyên môn, đó là từ mặt trong tiếng Việt.

Trong chừng mực nào đó ở tầng nghĩa thực tiễn hai từ này trong hai ngôn ngữ là giống nhau chứng tỏ ở đây có sự tƣơng đồng trong văn hoá Anh, Việt.

Chẳng hạn, cùng diễn tả “sự mất thể diện”, ngƣời Anh nói “lose face”, ngƣời Việt nói “mất mặt”. Thế nhƣng ở tầng nghĩa trí tuệ thì hai từ này lại có một

chút khác nhau. Trong tiếng Việt từ mặt còn xuất hiện trong lĩnh vực toán học

(mặt phẳng, mặt tròn xoay) tức là mang thêm nghĩa chuyên môn nhƣng từ face

trong tiếng Anh lại không mang nghĩa chuyên môn.

Nhìn chung, trong cặp từ chỉ một bộ phận cơ thể con ngƣời nói trên, hƣớng dẫn xuất của danh từ tiếng Việt lớn hơn hƣớng dẫn xuất của danh từ tiếng Anh. Điều này có nguyên nhân sâu xa của nó. Xét trên quan điểm về văn hoá, mỗi dân tộc có cách đánh giá nhất định cho mỗi bộ phận cơ thể ngƣời. Có những bộ phận cơ thể con ngƣời đƣợc ngƣời Việt đánh giá cao thì ngƣời Anh lại không có cách đánh giá nhƣ vậy. Ngƣời Việt, do ảnh hƣởng của văn hoá Trung Hoa, của “nhân tƣớng học” của ngƣời Trung Quốc, nghiên cứu “hình dung tƣớng mạo” của con ngƣời để suy đoán tính cách, hành động và số phận con ngƣời. Trong lĩnh vực này, hình ảnh khuôn mặt cũng đƣợc ngƣời Việt rất quan tâm và nói đến rất nhiều. Ngƣời Việt thƣờng dùng hình ảnh mặt để miêu tả vẻ bề ngoài của con ngƣời, để nói đến tính cách của con ngƣời ấy. Ngƣời Việt có câu: “mặt bủng da chì”, “mặt hoa da phấn”, “mặt sứa gan lim”... Vì thế,

từ mặt trong tiếng Việt đƣợc sử dụng trong nhiều trƣờng hợp hơn với tần số cao

hơn cho nên không chỉ số nghĩa nhiều hơn mà hƣớng dẫn xuất của nó cũng đa dạng hơn từ tƣơng ứng trong tiếng Anh (face).

Một phần của tài liệu Phân tích đối chiếu chuyển dịch ngữ nghĩa của một số nhóm danh từ đa nghĩa tiếng Anh sang tiếng Việt (Trang 53)