3.4.1. Đặt vấn đề
Dịch thuật là một hoạt động liên quan đến hai ngôn ngữ trở lên, một quá trình thay thế văn bản (nói hoặc viết) của một ngôn ngữ này bằng văn bản của ngôn ngữ khác. Khi nghiên cứu dịch thuật, phải nhìn từ góc độ lý thuyết giao tiếp, dựa trên phân tích nguyên bản và bản dịch bằng cách thiết lập sự tƣơng đƣơng về nhiều cấp độ khác nhau nhƣ: cấp độ từ vựng, ngữ pháp, phong cách giữa hai ngôn ngữ. Trong đó nội dung nguyên bản và bản dịch là hoàn toàn
giống nhau mặc dù phƣơng tiện biểu đạt của hai ngôn ngữ có khác nhau. Nhờ dựa trên kết quả phân tích ngôn ngữ, ngƣời dịch khám phá ra quy luật và chọn ra giải pháp chuyển dịch ngôn ngữ (văn bản) gốc ra ngôn ngữ (văn bản) dịch.
Hiểu một cách đơn giản, dịch một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác là việc chuyển mã ngôn ngữ một cách sáng tạo để có đƣợc văn bản ở cấp độ từ vựng, cú pháp, và phong cách ở một ngôn ngữ khác trên cơ sở tri thức nền. Đó là một quá trình hoạt động ngôn ngữ, một hoạt động sáng tạo nhằm tạo ra sự thống nhất giữa nội dung và hình thức trong văn bản nguồn và văn bản đích. Để đạt đƣợc mục đích đó ngƣời dịch cần phải nắm vững hai ngôn ngữ, hiểu rõ cấu trúc và hoạt động của hai ngôn ngữ đó, đồng thời phải xác định đƣợc sự phi đối xứng giữa chúng ở từng cấp độ khác nhau, đặc biệt là khi hai ngôn ngữ không cùng họ, khác xa nhau về nguồn gốc, ví dụ nhƣ tiếng Việt và các ngôn ngữ Âu - Mỹ.
Kết quả phân tích định tính cho chúng ta thấy nội dung của từ đa nghĩa vô cùng trừu tƣợng và phức tạp. Trong quá trình vận động và phát triển ngữ nghĩa, nó luôn mang trong mình đồng thời cả hai nhân tố, chủ quan và khách quan. Nhân tố chủ quan là sự vận động ở nội tại ngôn ngữ. Nhân tố khách quan thuộc về con ngƣời với văn hoá xã hội của riêng đất nƣớc nói thứ tiếng ấy. Chúng ta có thể hình dung, nội dung của từ đa nghĩa là một hệ thống mà trong đó các đơn vị nghĩa của nó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong tƣơng quan dẫn xuất phái sinh nghĩa. Mối quan hệ này là kết quả của việc sử dụng và phát triển lịch đại ngữ nghĩa. Vì thế việc chuyển dịch một từ đa nghĩa từ tiếng Anh sang tiếng Việt là điều không đơn giản. Để làm đƣợc điều đó, chúng ta vừa phải nắm vững đƣợc kiến thức lý luận về đa nghĩa, vừa phải tìm hiểu, phân tích cho đƣợc nội dung đa nghĩa trong từ cụ thể ấy để có thể tìm ra giải pháp chuyển dịch thích hợp. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải có tri thức về văn hoá, xã hội của
ngƣời Anh và ngƣời Việt. Nếu không sản phẩm dịch đó không phù hợp, không đúng với văn hoá ở ngôn ngữ đích và sẽ gây hài hƣớc.
Ví dụ:
A: It’s Mark’s favourite dessert, but he doesn’t know we’re having it yet. (Đó là món ăn tráng miệng mà Mark thích đấy, nhƣng cậu ấy chƣa biết là chúng ta đang ăn đâu).
B: Don’t worry – my lips are sealed. (Yên tâm đi – tôi sẽ câm miệng hến)
(Learning How To Use Idioms by Keith Mitchell)
Nếu nhƣ my lips are sealed mà đƣợc dịch theo nghĩa đen là “miệng tôi bị
gắn xi” thì ngƣời Việt sẽ thấy khó hiểu và khá kỳ cục bởi văn trong hoá ngôn ngữ Việt không cho phép cách nói nhƣ thế. Và khi đó ngƣời dịch phải quan tâm tới cả yếu tố văn hoá nằm ẩn trong ngôn ngữ.